Tin tức
Thay răng sữa ở trẻ và những lưu ý quan trọng
- 11/09/2021 | Răng sữa mọc lệch nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa
- 06/09/2022 | Cách nhổ răng sữa không đau cho bé tại nhà
- 27/06/2021 | Chuyên gia giải đáp: Răng sữa của bé hình thành từ khi nào
1. Trẻ lên mấy thì bắt đầu thay răng sữa?
Khoảng 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu mọc răng sữa đầu tiên, cho đến khi 3 tuổi hầu hết các bé đều sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa
Khi bước sang giai đoạn từ 5 - 6 tuổi, trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng những răng vĩnh viễn.
Trẻ bắt đầu thay răng sữa trong độ tuổi từ 5 - 6 hoặc sớm/trễ hơn, tùy cơ địa mỗi bé
Quá trình trên cũng có thể xảy ra muộn hơn, ở những trẻ đã 7 - 8 tuổi. Ngoài ra, bé gái thường có xu hướng thay răng sớm hơn bé trai và thay chiếc răng sữa cửa hàm dưới trước.
2. Thay răng sữa ở trẻ bao nhiêu cái? Chi tiết lịch thay răng ở trẻ
Thay răng sữa ở trẻ sẽ diễn ra theo thứ tự sau:
-
Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm dưới.
-
Trẻ từ 6 đến 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa ở hàm trên.
-
Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm trên.
-
Trẻ từ 7 đến 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm dưới.
-
Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ nhất.
-
Trẻ từ 9 đến 11 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ nhất.
-
Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm trên.
-
Trẻ từ 9 đến 12 tuổi: Thay răng nanh hàm dưới.
-
Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ 2.
-
Trẻ từ 10 đến 12 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ 2.
3. Dấu hiệu thay răng sữa ở trẻ và có nên tự nhổ răng cho bé tại nhà?
Răng bị lung lay là dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ sắp thay răng sữa. Đại đa số các trường hợp răng sữa bị lung lay sẽ dễ dàng rụng khi có một tác động nhẹ. Lúc này, bố mẹ có thể tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên với những trường hợp răng lung lay mà không rụng thì bạn nên:
-
Cho bé đến gặp bác sĩ nha khoa. Tùy theo tình huống mà bác sĩ sẽ tư vấn nhổ ngay hay tiếp tục chờ. Nếu răng vĩnh viễn có dấu hiệu chồi lên hay bị kẹt thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ hoặc mài bớt cạnh răng sữa, đảm bảo răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.
-
Tránh sử dụng chỉ để nhổ răng sữa cho bé. Việc này không những gây chảy máu nướu răng mà còn tạo vết thương hở làm vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng.
-
Trong trường hợp răng sữa rụng đã lâu nhưng răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc thì bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý đến thời điểm thay răng của con. Không nên tự ý nhổ răng sữa quá sớm, hoặc để quá muộn bởi những lý do sau:
-
Nhổ quá sớm, bé sẽ khó nhai thức ăn. Đây là nguyên nhân chính làm xương hàm mềm và nướu không thể phát triển. Ngoài ra, trẻ cũng chậm mọc răng vĩnh viễn hơn so với các bé cùng trang lứa.
-
Nhổ quá muốn lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng vĩnh viễn, lúc này răng có thể mọc lệch do không có vị trí để phát triển.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp thay răng chính là răng bị lung lay kèm theo cảm giác hơi đau
4. Thay răng sữa ở trẻ nên chăm sóc như thế nào?
Ngoài việc nắm rõ thay răng sữa ở trẻ xảy ra khi nào, bao nhiêu cái thì bố mẹ cũng cần biết cách chăm sóc trẻ trong quá trình thay răng. Điều này nhằm mang lại hàm răng đều và đẹp cho trẻ khi trưởng thành.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng cẩn thận
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng cẩn thận 2 lần một ngày. Đồng thời, để ngăn chặn các bệnh về nướu trong quá trình thay răng sữa, bố mẹ hãy cho bé dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dính trên răng.
Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần 1 ngày để ngăn chặn các bệnh về nướu và hôi miệng
Khám nha khoa định kỳ
Cần cho trẻ đến nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nha sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng sao cho đúng. Ngoài ra, khi trẻ có dấu hiệu thay răng thì cũng nên cho bé đi khám để được chỉ định nhổ răng hay không. Nói chung, việc khám nha khoa định kỳ là quan trọng và cần thiết.
Áp dụng cách giảm đau phù hợp
Việc thay răng sữa ở trẻ đôi khi sẽ đi kèm theo các cơn đau nhức. Lúc này, bố mẹ nên áp dụng phương pháp chườm lạnh hay sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giúp trẻ thoải mái hơn. Song song đó, cho bé uống nhiều nước ấm và ăn thức ăn loãng. Bởi lúc này, bé sẽ gặp khó khăn khi nhai nuốt.
Tránh những thực phẩm không tốt cho răng
Đồ ăn nóng/lạnh hoặc cứng sẽ không tốt với răng của trẻ. Bên cạnh đó, những loại thức uống có nhiều đường, nước ngọt có gas,… cũng dễ hủy hoại men răng của bé. Vì vậy, trong thực đơn hàng ngày và đồ ăn vặt của trẻ, bố mẹ nên hạn chế những loại thức ăn và đồ uống này. Chúng là nguyên nhân gây sâu răng và các vấn đề về răng miệng ở trẻ.
Loại bỏ thói quen xấu của bé
Chẳng hạn như nghiến răng, mút tay, lấy lưỡi đưa răng ra phía trước, đẩy lưỡi vào răng, chống cằm,… Những thói quen này có thể làm răng hô, mọc không đều, chen chúc, chỗ dày, chỗ thưa,… hoặc gây viêm nhiễm vùng nướu. Do đó, bố mẹ cần phải hạn chế tối đa các thói quen này của bé.
Bố mẹ nên chủ động đưa con đi khám răng định kỳ, đặc biệt là khi con có dấu hiệu thay răng sữa
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bố mẹ có thể nắm rõ việc thay răng sữa ở trẻ cần lưu ý gì. Nếu đang tìm kiếm địa chỉ thăm khám sức khỏe răng miệng, mẹ có thể đưa trẻ đến Chuyên khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Hoặc liên hệ hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám cũng như được tư vấn nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!