Tin tức
Thiếu máu hồng cầu nhỏ và những ảnh hưởng không ngờ đến sức khỏe
- 14/04/2022 | Trẻ thiếu máu có biểu hiện gì, nguyên nhân và hệ lụy cho sức khỏe
- 25/04/2022 | Dấu hiệu nhận biết cơn thiếu máu não thoáng qua điển hình nhất
- 29/04/2022 | Bệnh thiếu máu tế bào hình liềm: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 21/04/2022 | Tìm hiểu về tình trạng thiếu máu nhược sắc
1. Thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì?
Thiếu máu hồng cầu nhỏ với các tế bào hồng cầu có kích thước bé hơn thông thường. Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm hiện tượng bị giảm huyết sắc tố. Bệnh lý này sẽ xảy ra với đặc trưng là chỉ số MCV thấp hơn mức 83 μm3. Chứng bệnh thiếu máu hồng cầu sẽ làm giảm khả năng đưa oxy đi nuôi cơ thể của các tế bào hình cầu. Từ đó hình thành nên tình trạng các mô sẽ bị thiếu oxy.
Tình trạng bệnh nhân mắc thiếu máu hồng cầu nhỏ
Người bệnh nếu muốn xác định chính xác tình trạng bệnh thiếu máu nhược sắc thì cần phải làm những xét nghiệm cần thiết. Cụ thể như:
-
Nếu bệnh nhân bị thiếu máu vì không đủ sắt thì các loại xét nghiệm được áp dụng như đánh giá sắt huyết thanh giảm và xem xem mức độ giảm ra sao.
-
Nếu bệnh xuất hiện là do Thalassemia thì người bệnh cần xét nghiệm để kiểm tra xem sắt huyết thanh có giảm hay không. Vì đối với một số tình trạng đặc biệt thì nồng độ sắt huyết thanh còn tăng cao hơn. Người bệnh cũng có thể được chỉ định áp dụng thêm di truyền phân tử để có thể đưa ra những phán đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh hiện tại.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh
Những người bị mắc thiếu máu hồng cầu nhỏ vào thời điểm ban đầu vẫn chưa thể xác định được tình trạng bệnh. Thậm chí, họ không thể biết cơ thể mình đang bị bệnh. Tuy nhiên, đến giai đoạn phát triển của bệnh, mọi người có thể xác định được thông ra một số dấu hiệu đặc biệt. Thế nhưng, để có được kết quả chính xác nhất thì người bệnh vẫn cần thực hiện những xét nghiệm chuyên khoa.
Bệnh gồm có những triệu chứng nào?
-
Người bị bệnh có thể bị khó thở hoặc nhịp thở bỗng dưng tăng lên nhanh chóng.
-
Bệnh nhân thường bị cáu gắt một cách vô lý.
-
Thường xuyên bị chóng mặt.
-
Màu da của bệnh nhân bị nhợt nhạt và khá xanh xao.
-
Nhịp tim của người đang mắc phải căn bệnh này có thể tăng lên khá nhanh.
-
Người bệnh thường rơi vào trạng thái mệt mỏi và thậm chí còn cảm thấy cơ thể không có đủ sức.
-
Phần niêm mạc mắt trở nên nhợt nhạt hơn.
-
Móng tay và móng chân mất đi sắc tố hồng.
-
Móng tay của người bị bệnh có thể có hình thìa và rất dễ bị gãy.
Nếu những dấu hiệu này xuất hiện và không tự khỏi trong 2 tuần thì mọi người nên đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh. Tốt nhất, bạn nên liên hệ với các bác sĩ ngay khi có thể nếu trong người xuất hiện một số dấu hiệu như chóng mặt hoặc bị khó thở nghiêm trọng.
3. Thiếu máu hồng cầu nhỏ xuất hiện do đâu?
Theo kiểu chứng, nguyên nhân bạn mắc phải bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ là rất nhiều. Cụ thể:
3.1. Thiếu sắt
Đây là một nguyên nhân vô cùng phổ biến đối với những bệnh nhân bị mắc chứng thiếu máu nhược sắc. Vấn đề thiếu sắt thường sẽ xảy ra đối với một số tình trạng cụ thể như: Phụ nữ đang mang thai, chế độ ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng (đặc biệt là sắt), cơ thể không hấp thu được khoáng chất sắt vì một số căn bệnh như celiac hay bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori.
Thiếu sắt cũng là nguyên nhân của căn bệnh này
Người bệnh cũng có thể bị mất máu mãn tính về tình trạng kéo dài của kinh nguyệt. Hoặc một số tình trạng là do bị xuất huyết đường tiêu hóa hay là bị viêm ruột.
3.2. Bệnh Thalassemia
Căn bệnh này được nhận diện đặc trưng với tình trạng bị thiếu máu. Nguyên nhân của tình trạng này là do hiện tượng đột biến gen di truyền. Thalassemia sẽ gây nên những tác động không hề nhỏ đến quá trình sản xuất các huyết sắc tố ở bên trong cơ thể.
3.3. Bị viêm hoặc bị các căn bệnh mạn tính
Một số tình trạng cơ thể bị viêm hoặc mắc phải một số căn bệnh mạn tính có khả năng ngăn chặn một số tế bào hồng cầu làm việc. Điều này vô tình ảnh hưởng đến những chức năng của tế bào hồng cầu ở bên trong cơ thể. Vào lúc này, quá trình hoạt động của các hồng cầu sẽ bị suy giảm quá trình hấp thu. Hoặc quá trình sử dụng các khoáng chất sắt cũng bị yếu dần.
Một số bệnh mạn tính cũng có thể là nguyên nhân của căn bệnh này
Một vài căn bệnh mạn tính khác như lao, HIV/AIDS, viêm nội tâm mạc còn tác động xấu đến thiếu máu hồng cầu nhỏ. Bên cạnh đó, một vài căn bệnh viêm nhiễm điển hình như viêm khớp dạng thấp, Crohn hay đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây bệnh phổ biến.
3.4. Thiếu máu nguyên hồng cầu
Một căn bệnh thường là do di truyền bẩm sinh. Hoặc bệnh cũng có thể xuất hiện do người bệnh bị nhiễm phải các loại gen đột biến.Thiếu máu nguyên hồng cầu xuất hiện với những bệnh nhân bị tủy xương do quá trình sản xuất ra những hồng cầu khỏe mạnh. Quá trình này không sản xuất các tế bào sắt với tiền thân là của hồng cầu ở trong ty thể.
Nguyên nhân là vì sắt bị mắc lại ở trong ty thể. Bên cạnh đó, cơ thể cũng không kép hợp được với sắt để cho ra hemoglobin cần thiết để cho các tế bào có thể vận chuyển được oxy đến các tế bào khác.
3.5. Bị nhiễm độc chì
Đây cũng là một nguyên nhân làm xuất hiện một số căn bệnh có liên quan đến máu. Người bị ngộ độc chì vì tiếp xúc nhiều với các loại sơn, xăng hoặc những loại vật liệu có nhiều chì thì cũng có thể bị thiếu máu nhược sắc. Tình trạng này phổ biến hơn ở những bệnh nhân nhỏ tuổi.
4. Cách phòng bệnh từ bữa ăn hàng ngày
Thông thường, người bệnh bị thiếu máu hồng cầu nhỏ thường là vì thiếu sắt. Chính vì lẽ đó, nếu muốn phòng bệnh xuất hiện thì mọi người nên bổ sung thêm khoáng chất sắt với một định lượng theo khuyến nghị. Cụ thể, những phương pháp được áp dụng như sau:
Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả
-
Bổ sung thêm các loại đồ ăn nhiều sắt: Bạn nên ưu tiên chọn các loại đồ ăn có chứa nhiều khoáng chất sắt ví dụ như các loại thịt đỏ, hải sản, trứng hoặc các loại rau xanh. Mọi người cũng nên bổ sung vào thực đơn các loại nước ép trái cây với hàm lượng vitamin C để cơ thể hấp thu sắt được tốt nhất. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm giàu vitamin B12 hay acid folic cũng nên được đưa vào chế độ ăn hàng ngày.
-
Bạn cũng nên bổ sung thêm các viên uống sắt cho cơ thể. Những loại viên uống thường được khuyến khích sử dụng để tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể. Đặc biệt là phụ nữ đang trong thai kỳ, việc bổ sung thêm sắt sẽ giúp cho thai nhi được lớn lên khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại viên uống thì bạn nên được bác sĩ tư vấn và chỉ định cho phù hợp nhất.
Lưu ý: Một chế độ ăn lành mạnh cũng cần phải tránh xa một số loại đồ uống có tính kích thích ví dụ như trà, cà phê hoặc bia rượu,... Những loại đồ uống này sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của người bệnh.
Chứng thiếu máu hồng cầu nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, bạn nên đi kiểm tra nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu đặc biệt trong thời gian dài. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm chất lượng cao. Ngoài việc đến trực tiếp bệnh viện để thực hiện xét nghiệm, Quý có thể lựa chọn xét nghiệm tại nhà tiện lợi, an toàn và chính xác. Hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được đặt lịch khám hoặc tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!