Tin tức

Thở bằng miệng có tốt không? Nguyên nhân của tình trạng này?

Ngày 05/05/2023
Thở là hoạt động tự nhiên của con người nên hầu như hàng ngày chúng ta sẽ không để ý đến nó. Chúng ta thường nghĩ là mọi người ai cũng thở bằng mũi nhưng thực tế có không ít trường hợp có thói quen thở bằng miệng. Vậy thở bằng miệng có tốt không? Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Hãy cùng MEDLATEC tìm ra lời giải đáp trong bài viết sau đây nhé!

1. Thở bằng miệng có tốt không?

Hít thở giúp cơ thể được cung cấp lượng oxy cần thiết và đào thải lượng CO2 dư thừa, từ đó chúng ta mới có thể tồn tại được. Mũi và miệng chính là 2 đường dẫn khí đi đến phổi. Người bình thường sẽ sử dụng cả 2 đường dẫn khí này khi hít thở.

Thở bằng miệng là hành động cần thiết khi mũi bạn bị nghẹt do cảm lạnh hoặc dị ứng. Ngoài ra những lúc lao động nặng, tập thể dục mệt thì việc thở bằng miệng cũng giúp thúc đẩy quá trình đưa oxy tới cơ bắp diễn ra nhanh chóng hơn. Tuy nhiên nếu ngay cả bình thường khi nghỉ ngơi, đi ngủ mà bạn cũng thở bằng miệng thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, cụ thể đó là:

Khi trẻ em thở bằng miệng trong thời gian dài có thể sẽ phải đối diện với các vấn đề như:

  • Miệng hẹp, cấu trúc khuôn mặt dài;

  • Xô lệch răng, cười hở lợi;

  • Lệch khớp cắn;

  • Lưng gù;

  • Hoạt động ăn uống và phát âm gặp khó khăn;

  • Trẻ ngủ không ngon giấc dẫn đến tăng trưởng kém, rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung.

Thở bằng miệng trong thời gian dài có thể làm thay đổi cấu trúc gương mặt

Thở bằng miệng trong thời gian dài có thể làm thay đổi cấu trúc gương mặt

Nếu người lớn hay thở bằng miệng thì cũng dễ gặp phải các tình trạng sau:

  • Các vấn đề về nha chu: bệnh về nướu, miệng hôi, môi khô, sâu răng;

  • Bệnh về Tai-Mũi-Họng: viêm tai, viêm họng,...;

  • Giảm nồng độ oxy trong máu, lâu ngày dẫn tới tình trạng tăng huyết áp hoặc suy tim;

  • Suy giảm chức năng phổi và khiến cho các bệnh về đường hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn, nhất là bệnh nhân bị hen suyễn.

2. Vì sao chúng ta nên thở bằng mũi?

Khi bị nghẹt mũi sẽ khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác.

Oxit nitric do mũi tạo ra có tác dụng hỗ trợ phổi hấp thụ oxy tốt hơn, đồng thời giúp làm tăng hoạt động vận chuyển oxy tới khắp các bào quan trong cơ thể. Đây còn là yếu tố có khả năng làm giãn mạch, chống lại vi sinh vật có hại (bao gồm vi nấm, virus, vi khuẩn và ký sinh trùng) nên mũi chính là hàng rào phòng ngự quan trọng của hệ miễn dịch.

Khi hít thở bằng mũi bạn sẽ nhận được những lợi ích như sau:

  • Mũi giống như một máy lọc tự nhiên giúp giữ lại và loại bỏ những hạt bụi nhỏ trong không khí;

  • Mũi giúp hâm nóng không khí để cân bằng với nhiệt độ trong cơ thể trước khi chuyển oxy đến phổi;

  • Khi bạn hít vào, mũi sẽ thêm độ ẩm vào không khí để tránh làm khô ống phế quản và phổi;

  • Thở bằng mũi sẽ hạn chế dòng chảy của không khí, từ đó tăng hấp thu oxy lên gấp nhiều lần.

3. Dấu hiệu nhận biết một người đang thở bằng miệng

Nhiều người có thói quen thở bằng miệng trong khi đang ngủ nên có lẽ sẽ không tự nhận ra. Những ai thở bằng miệng vào buổi đêm sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Ngáy to;

  • Miệng khô, hôi miệng;

  • Thường xuyên mệt mỏi, cáu kỉnh;

  • Khàn tiếng;

  • Dưới mắt có quầng thâm;

  • Mắc chứng sương mù não (hay quên, nhầm lẫn, trí nhớ kém, mất tập trung).

Những người thở bằng miệng thường có triệu chứng là ngáy to

Những người thở bằng miệng thường có triệu chứng là ngáy to

Ở trẻ em sẽ có những triệu chứng đó là:

  • Hay cáu gắt, khóc khi ngủ ban đêm;

  • Tăng trưởng kém;

  • Môi khô, amidan lớn;

  • Ngủ ngày nhiều;

  • Đi học kém tập trung. Tình trạng này hay bị nhầm với hội chứng tăng động hoặc rối loạn thiếu tập trung (ADD);

  • Phát âm không chuẩn.

4. Nguyên nhân của thở bằng miệng

Phần lớn các trường hợp thở bằng miệng đều là do bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở bằng mũi nên cơ thể phải huy động đường thở khác là miệng. Nguyên nhân gây ngạt mũi bao gồm:

  • Amidan lớn;

  • Do bị cảm lạnh, dị ứng, bị xoang;

  • Thay đổi cấu trúc, hình dạng mũi;

  • Khối u trong mũi (hiếm gặp);

  • Thay đổi kích thước, hình dáng của hàm;

  • Mở rộng ngách mũi;

  • Polyp mũi;

  • Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Thậm chí cũng có những người thở bằng miệng đã trở thành thói quen ngay cả khi đã hết bị nghẹt mũi. Hay bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ nên việc mở miệng để thở là một cách để cơ thể kịp thời đáp ứng nhu cầu oxy.

Bất kỳ ai cũng đều có thể xuất hiện thói quen này, đặc biệt những bệnh nhân có thêm các đặc điểm sau thì nguy cơ thở bằng miệng sẽ càng cao:

  • Sốt;

  • Lo lắng, stress trong thời gian dài;

  • Han suyễn;

  • Nhiễm trùng xoang tái phát nhiều lần hoặc mạn tính.

5. Cách khắc phục tình trạng thở bằng miệng

Để cải thiện chứng thở bằng miệng thì cần dựa trên nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Các phương pháp thường được áp dụng khi điều trị thở bằng miệng đó là:

  • Dùng thuốc: áp dụng đối với những trường hợp bị cảm lạnh, ho, dị ứng gây nghẹt mũi, gồm các thuốc như: thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc steroid dạng xịt mũi không kê đơn;

  • Thay đổi tư thế ngủ: những người hay thở bằng miệng khi ngủ ban đêm nên đổi sang tư thế nằm nghiêng sẽ dễ thở hơn, đồng thời hãy kê gối cao khoảng 30 - 60 độ;

  • Đeo băng cằm đầu: giúp nâng hàm dưới khép miệng, hạn chế tình trạng mở miệng khi ngủ;

  • Chỉnh nha: răng miệng xô lệch hay lệch khớp cắn cũng là nguyên nhân giải phẫu khiến bạn có thói quen thở bằng miệng. Do đó niềng răng hay các biện pháp chỉnh nha khác sẽ là biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này;

  • Phẫu thuật cắt amidan: phương pháp này khá hiệu quả đối với những trường hợp bị sưng amidan dẫn đến thở bằng miệng. Bên cạnh cắt amidan, trẻ em cũng có thể được bác sĩ cho đeo một loại thiết bị hỗ trợ mở rộng vòm miệng, đường mũi và thông xoang;

  • Dùng liệu pháp CPAP: là liệu pháp áp suất không khí dương liên tục vận dụng trong trường hợp bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ. Lúc này người bệnh sẽ cần đeo mặt nạ khi ngủ ban đêm và thiết bị này sẽ giúp thông khí vào mũi và miệng. Nhờ áp suất của không khí sẽ giúp hạn chế tắc nghẽn đường thở.

Hãy thay đổi tư thế khi ngủ để  hạn chế tình trạng thở bằng miệng

Hãy thay đổi tư thế khi ngủ để hạn chế tình trạng thở bằng miệng

Như vậy qua những thông tin nêu trên bạn cũng đã có câu trả lời cho băn khoăn “thở bằng miệng có tốt không?”. Tùy từng tình huống thở bằng miệng sẽ tốt nhưng nếu bạn có thói quen này trong thời gian dài thì sẽ không tốt cho sức khỏe.

Do đó nếu bạn đang mắc phải các bệnh lý như cảm lạnh, viêm xoang, ngưng thở khi ngủ, bệnh lý nha chu,... thì hãy đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để khắc phục kịp thời tình trạng thở bằng miệng.

Mọi thông tin chi tiết hãy liên hệ ngay đến MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại viện.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ