Tin tức
Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh nào và cách khắc phục bệnh hiệu quả
- 22/10/2024 | Tìm hiểu về dây thần kinh quay và bệnh lý liên quan
- 09/11/2024 | Có khả năng phục hồi dây thần kinh thị giác được không?
- 25/11/2024 | Đau dây thần kinh chẩm - nguồn cơn của những trận “đau đầu công sở”
- 11/12/2024 | Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa
1. Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh nào và cách khắc phục bệnh hiệu quả, bạn cần hiểu cơ bản về căn bệnh này, đặc biệt là những dấu hiệu của bệnh.
Thoái hóa đốt sống cổ có thể do thói quen sinh hoạt không khoa học
Bệnh xảy ra khi các đốt sống cổ có biểu hiện suy thoái từ những nguyên nhân như tuổi tác, sự lão hóa của hệ thống xương khớp,... Đặc biệt thời gian gần đây, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa bởi nhiều người trẻ thường có lối sống không khoa học, duy trì những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, dẫn tới tăng nguy cơ gặp phải nhiều bệnh lý về sức khỏe, trong đó phổ biến là thoái hóa đốt sống cổ.
Người bệnh thường bị đau từ cổ lan xuống vai, cánh tay, cảm giác như bị châm chích. Triệu chứng này có thể được cảm nhận rõ hơn khi bệnh nhân duỗi cánh tay, căng cơ cổ và thực hiện động tác xoay đầu. Khi người bệnh căng vai hoặc đưa tay lên đầu, họ sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.
2. Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh nào?
Dưới đây là câu trả lời chi tiết cho thắc mắc “thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh nào”:
Thoái hóa đốt sống cổ sẽ dẫn tới chèn ép các dây thần kinh từ trong tủy sống đi ra, gây ra các cảm giác đau tùy vào dây thần kinh bị chèn ép. Trong đó có các nhóm dây thần kinh mặt, vùng tai, vùng chẩm và đám rối thần kinh cánh tay phụ trách cảm giác, vận động dọc từ phần cổ, vai gáy, cánh tay
3. Phương pháp chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
Để chẩn đoán chính xác tình trạng thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp sau:
- Chụp X-quang để quan sát đường cong cột sống, các gai xương thoái hóa,...
- Chụp CT Scanner để thấy rõ hơn các gai xương.
- Chụp cộng hưởng từ để thấy rõ cấu trúc rễ thần kinh, tủy sống và đĩa đệm. Hình ảnh kết quả từ phương pháp này sẽ giúp bác sĩ nhận biết được những dây thần kinh nào đang bị chèn ép và mức độ tổn thương ra sao.
- Đo điện cơ và sự dẫn truyền thần kinh để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác, chẳng hạn như tiểu đường.
4. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Một số trường hợp thoái hóa đốt sống cổ nhẹ, bệnh nhân không cần điều trị và bệnh có thể thuyên giảm sau một thời gian. Một số trường hợp đã khỏi nhưng lại tái phát bệnh. Với những trường hợp thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh nghiêm trọng, cơn đau lan xuống vai và cánh tay, thậm chí khiến bệnh nhân bị yếu và liệt tay thì cần đi kiểm tra tại các cơ sở y tế và điều trị sớm. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh phổ biến:
- Điều trị bảo tồn nếu người bệnh chưa có biến chứng yếu và liệt chi:
+ Nẹp cổ mềm: Chỉ áp dụng một thời gian ngắn, khi bệnh nhân bị đau quá mức. Nếu đeo nẹp lâu ngày, cơ cổ sẽ bị suy yếu. Tác dụng nẹp cổ mềm sẽ giúp cơ cổ được nghỉ ngơi. Người bệnh cũng có thể yên tâm hơn vì nẹp cổ sẽ hạn chế tình trạng chèn ép dây thần kinh khi bệnh nhân cử động.
+ Vật lý trị liệu như kéo cột sống cổ, chiếu đèn,... với mục đích giảm căng cơ vùng cổ.
Các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện tình trạng bệnh
+ Thuốc: Một số loại thuốc có thể được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh như thuốc giảm đau, giảm viêm, thuốc an thần,...
- Điều trị phẫu thuật: Bác sĩ có thể chỉ định mổ để giải ép dây thần kinh, điều chỉnh trục cột sống trong trường hợp các phương pháp điều trị bảo tồn không đạt hiệu quả như mong muốn. Trong đó, bao gồm các loại phẫu thuật như sau:
+ Cắt đĩa đệm giải phóng chèn ép rễ thần kinh và hàn xương liên thân đốt lối trước: Loại phẫu thuật này được đánh giá là phổ biến nhất. Với những trường hợp chỉ bị thoái hóa đốt sống cổ 1 hoặc tối đa 2 thần và không có những tổn thương khác thì loại phẫu thuật này thường cho tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng.
- Phẫu thuật lấy nhân thoát vị: Phương pháp phẫu thuật này rất phức tạp, dễ gây biến chứng. Do đó, cần được thực hiện bởi những bác sĩ được đào tạo chuyên sâu và dày dặn kinh nghiệm.
- Mở rộng bản sống và lỗ liên hợp lối sau: Thường được áp dụng với những bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ làm hẹp lỗ liên hợp. Loại phẫu thuật này rất phức tạp.
- Thay đĩa đệm nhân tạo để giúp 2 đốt sống không bị hàn cứng và giúp bệnh nhân có thể cử động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhiều nguy cơ rủi ro.
Những phương pháp phẫu thuật có thể giúp cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Tuy nhiên, nên cẩn trọng với những nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng, mất nhiều máu, rò dịch não tủy,... Một số bệnh nhân không được cải thiện triệu chứng sau mổ và có thể phải thực hiện thêm một cuộc phẫu thuật nữa.
Để sớm phục hồi chức năng sau mổ, bệnh nhân cần tập ngồi và tập đi lại sớm, có thể mang nẹp cổ trong 4 – 6 tuần. Thông thường sau khoảng 3 đến 4 tháng, người bệnh có thể hoạt động bình thường trở lại.
Bạn nên đi khám sớm nếu có biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, nếu có biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên đi khám sớm để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị kịp thời.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa Thần kinh của Hệ thống Y tế MEDLATEC, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên sẽ hướng dẫn và tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!