Tin tức
Thời gian vàng trong đột quỵ: yếu tố quyết định di chứng và sự sống cho người bệnh
- 11/01/2023 | 7 cách phòng chống đột quỵ bạn nên biết!
- 20/06/2024 | Di chứng đột quỵ: những điều cần biết và cách khắc phục
- 23/06/2024 | Giải đáp đột quỵ có di truyền không và biện pháp phòng ngừa
1. Nguyên nhân và triệu chứng báo trước của đột quỵ
1.1. Nguyên nhân của đột quỵ
Đột quỵ do cục máu đông hoặc mảng bám ở mạch máu làm mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ khiến cho các tế bào não bị chết đột ngột do thiếu oxy. Các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng này là: tăng cholesterol, tiểu đường, hút thuốc lá, huyết áp cao, bệnh lý tim mạch, béo phì, tuổi,... Ngoài ra, thành mạch máu bị bào mòn hoặc suy yếu cũng có thể gây đột quỵ.
Cấp cứu sớm bệnh nhân đột quỵ để không lỡ giờ vàng là mục tiêu cơ bản để bảo tồn sự sống
1.2. Triệu chứng của đột quỵ
Người bị đột quỵ thường có các triệu chứng báo trước như: chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng, đau đầu dữ dội, giảm thị lực hoặc mất thị lực, tê yếu chị, khó nói hoặc nói ngọng, mệt mỏi, ủ rũ,... Ngoài ra, tùy vào loại đột quỵ mắc phải mà các triệu chứng đi kèm cũng có sự khác biệt:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (đột quỵ tắc mạch và đột quỵ huyết khối ): người bệnh bị tê, yếu, liệt một bên cơ thể, đau đầu dữ dội, đột ngột, khó hiểu lời nói của người khác, khó nói, mất thăng bằng, lú lẫn , mất nhận thức,...
- Đột quỵ do xuất huyết não: đau đầu dữ dội kèm buồn nôn và nôn nhiều, nhận thức và ý thức kém, co giật, mất ý thức hoặc hôn mê,...
2. Thời gian vàng đột quỵ và vai trò quan trọng của việc can thiệp sớm
2.1. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ là gì?
3 - 6 giờ đầu từ khi khởi phát cơn đột quỵ được coi là thời gian vàng để cứu sống người bệnh. Sau 6 giờ vàng đó, bệnh nhân không được tái thông các mạch lớn bị tắc trong não sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc bị tàn phế nặng nề.
Tuy nhiên, kể từ khi người bệnh có các triệu chứng như đã nói ở trên, nếu được cấp cứu trong khoảng thời gian vàng thì người bệnh có thể được cứu sống, các di chứng cũng được giảm thiểu.
Mô phỏng về tầm quan trọng của cấp cứu thời gian vàng trong đột quỵ
2.2. Tầm quan trọng của cấp cứu đột quỵ thần tốc trong giờ vàng
Sở dĩ người bị đột quỵ cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt vì đây là cuộc chạy đua để bảo vệ tế bào não. Cấp cứu chậm mỗi phút tức là có tới 2 triệu tế bào não của bệnh nhân đang bị chết đi. Càng được cấp cứu sớm thì càng giảm thiểu tỷ lệ tế bào chết, cơ hội sống và giảm di chứng của người bệnh được tăng lên.
Mục tiêu cần đạt được đối với cấp cứu thời gian vàng trong đột quỵ là sơ cứu đúng cách, cấp cứu và can thiệp điều trị đúng phương pháp. Những yếu tố này giúp mang lại hiệu quả hồi phục tối ưu.
Tùy vào thời điểm bệnh nhân được cấp cứu mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như: dùng thuốc tiêu sợi huyết để đánh tan cục máu đông, can thiệp nội mạch lấy huyết khối,...
Việc kịp thời cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân trong khung thời gian vàng trong đột quỵ sẽ giúp:
- Giảm di chứng tàn phế và tỷ lệ tử vong
Cứ mỗi phút trôi qua trong thời gian vàng mà người bệnh không được tiến hành các biện pháp can thiệp thích hợp thì tỷ lệ tử vong và mức độ tàn phế có thể tăng lên đáng kể.
- Tăng hiệu quả điều trị
Thực tế cho thấy, người bị đột quỵ càng được cấp cứu và điều trị sớm, trong khung thời gian vàng thì khả năng phục hồi tốt và nguy cơ tàn phế càng thấp hơn những trường hợp còn lại.
- Tiết kiệm chi phí y tế
Việc can thiệp sớm không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân mà còn giảm thiểu chi phí của cả quá trình điều trị do giảm thời gian nằm viện và chi phí cho quá trình thực hiện các biện pháp hỗ trợ phục hồi.
2.3. Tại sao khung giờ vàng cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ dễ bị bỏ lỡ?
Mặc dù cấp cứu bệnh nhân đột quỵ cần được ưu tiên trong khung thời gian vàng nhưng thực tế, có không ít bệnh nhân bị bỏ lỡ yếu tố này vì:
- Người bệnh hoặc những bên cạnh không phát hiện được triệu chứng đột quỵ, nhầm lẫn triệu chứng với các tình trạng sức khỏe khác nên không đến cơ sở y tế ngay.
- Thực hiện thao tác sơ cứu, di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế chưa đúng cách; quãng đường di chuyển quá xa nên bị chậm khung giờ vàng.
- Bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu tại cơ sở y tế không đáp ứng đủ điều kiện vật tư y tế để chẩn đoán và điều trị cấp nên phải mất thêm khoảng thời gian chuyển tuyến.
Cấp cứu trong thời gian vàng đột quỵ, ở cơ sở y tế gần nhất giúp người bệnh được bảo tồn sự sống
2.4. Quy trình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ đảm bảo thời gian vàng
Tuy mô hình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ ở mỗi cơ sở y tế có thể khác nhau nhưng để không bỏ lỡ thời gian vàng trong đột quỵ thì quy trình cấp cứu hầu như đều diễn ra qua các bước:
- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế cấp cứu càng nhanh càng tốt.
- Các bác sĩ của các chuyên khoa liên quan kết hợp thăm khám, hội chẩn.
- Nhanh chóng cho người bệnh thực hiện các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết để đánh giá đúng tình trạng đột quỵ.
- Can thiệp điều trị cấp cứu bởi bác sĩ chuyên khoa.
Như vậy, có thể thấy rằng, thời gian vàng đột quỵ là yếu tố then chốt, có vai trò quan trọng nhất để cải thiện hậu quả do đột quỵ để lại. Nếu nắm bắt được khung thời gian này để giúp người bệnh được cấp cứu kịp thời thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ tổn thương não, sự sống được bảo tồn.
Đối với bệnh nhân đột quỵ, cấp cứu kịp thời, đúng cách cần có sự tham gia của người thân, cộng đồng và hệ thống y tế. Bởi vậy, cần thực hiện các biện pháp giúp cải thiện nhận thức về thời gian vàng đột quỵ để giúp bảo vệ sức khỏe và sự sống cho người bệnh.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, tầm soát đột quỵ hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được hướng dẫn xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!