Tin tức
Thuốc chữa đau răng dùng thế nào để khỏi đau mà an toàn cho sức khỏe?
- 18/04/2022 | 4 cách trị đau răng tại nhà đơn giản nhưng siêu hiệu quả
- 02/11/2022 | Đau răng kiêng ăn gì và một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng
- 08/05/2022 | Bỏ túi danh sách các loại thuốc trị đau răng có hiệu quả nhanh nhất
- 01/08/2023 | Gợi ý các loại thuốc giảm đau răng an toàn, hiệu quả và một số lưu ý
1.
Nguyên nhân gây đau răng
Đau răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả những vấn đề bệnh lý nếu không được phát hiện để điều trị kịp thời thì rất dễ gây nguy hại cho sức khỏe:
Sâu răng là nguyên nhân gây đau răng thường gặp nhất
- Sâu răng: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng. Sâu răng là kết quả của việc vi khuẩn tấn công men răng, hình thành khoảng trống ở chân răng và gây nên cảm giác đau nhức chân răng dữ dội.
- Nứt răng: nhai mạnh, dùng răng giả không đúng cách, va chạm gây chấn thương răng,... là những nguyên nhân có thể làm nứt răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nên cảm giác đau răng.
- Viêm lợi: lợi bị sưng viêm rất dễ khiến cho chân răng bị đau nhức và sinh ra mùi khó chịu trong khoang miệng.
- Mọc răng khôn: nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm bên trong xương hàm và đâm vào nướu, vào chân răng lân cận thì sẽ gây nên tình trạng đau răng với mức độ khác nhau trong một thời gian dài.
- Cổ chân răng bị mòn: đánh răng không đúng cách, sử dụng bàn chải cứng sẽ khiến cho phần răng sát với nướu bị mòn dần. Theo thời gian, chân răng sẽ ngày càng lộ ra và sinh ra tình trạng đau buốt răng khi ăn uống hoặc đánh răng.
- Căng thẳng và stress: đây là yếu tố làm tăng áp lực lên cơ hệ răng và sinh ra cảm giác đau răng.
- Thiếu vitamin và khoáng chất như: vitamin C, A, D3, canxi,... dễ gây chảy máu chân răng, yếu chân răng, khoáng hóa men răng,... nên dẫn đến đau răng.
Việc xác định nguyên nhân gây đau răng rất cần thiết để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, giải quyết hiệu quả và ngăn chặn sự tiến triển của vấn đề sức khỏe răng miệng.
2. Các loại thuốc chữa đau răng thường dùng và lưu ý khi sử dụng
Người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây đau răng để điều trị theo nguyên nhân kết hợp với các thuốc giảm đau răng sẽ trình bày ở dưới đây:
2.1. Các loại thuốc chữa đau răng thường dùng
Thuốc chứa thành phần Paracetamol thường được dùng để giảm đau răng
- Paracetamol
Đây là nhóm thuốc chữa đau răng có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm có hiệu quả nhanh chóng, được bán phổ biến ở các cửa hàng dược phẩm nên tương đối dễ mua. Nhóm thuốc này có thể dùng với mọi độ tuổi, kể cả trẻ em nhưng cần tuân thủ đúng liều lượng đã được nhà sản xuất khuyến cáo.
- Thuốc chống nhiễm khuẩn
Điển hình cho nhóm này là thuốc: Clindamycin, Amoxicillin,... Nếu đau răng xuất phát từ nguyên nhân viêm nhiễm thì việc sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn sẽ giúp kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn.
- Nước súc miệng hoặc thuốc giảm đau răng dạng gel
Việc sử dụng những sản phẩm này sẽ tác động trực tiếp lên vùng bị đau, giúp giảm đau tại chỗ và giảm sưng.
- Thuốc giảm đau nhóm Opioid
Tác dụng giảm đau của nhóm thuốc chữa đau răng này khá nhanh và mạnh. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên việc sử dụng cần có sự chỉ định và giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc kháng viêm Non-steroid
Tiêu biểu cho nhóm này có thể kể đến: Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam,... Thuốc có tác dụng giảm đau tức thì với các trường hợp đau răng do áp lực xoang, bệnh về nướu, sâu răng.
Thuốc có thể gây nên tác dụng phụ ở người mắc bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, thai phụ. Vì thế, cần được sự đồng ý và hướng của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Thuốc gây tê giảm tại chỗ
Hiện thị trường có nhiều dạng bào chế thuốc gây tê giảm đau răng: dạng xịt, dạng dung dịch, dạng gel,... có thể giảm đau tức thì. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau do thuốc mang lại chỉ duy trì trong một thời gian ngắn và cần dùng nhiều lần. Thuốc cũng dễ gây tác dụng phụ là sốc phản vệ, dị ứng nên người có cơ địa dị ứng cần hết sức thận trọng khi sử dụng.
Mặt khác, loại thuốc chữa đau răng với công dụng gây tê giảm đau tại chỗ nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây ra các tổn thương răng như: tiêu chân răng, giảm tuổi thọ răng, răng bị lung lay,...
2.2. Lưu ý khi dùng thuốc chữa đau răng
Việc dùng thuốc chữa đau răng đòi hỏi sự thận trọng và tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, có một số vấn đề khác người bệnh cũng cần lưu tâm:
Người bệnh nên khám bác sĩ nha khoa để tìm ra nguyên nhân và được tư vấn dùng thuốc chữa đau răng phù hợp
- Thuốc chữa đau răng rất khó loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ở bệnh lý sâu răng, viêm nha chu, mọc răng khôn.
- Cần tuân thủ khuyến cáo từ nhà sản xuất về liều lượng sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết liều dùng phù hợp.
- Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nên các bệnh lý răng miệng.
- Luôn tìm hiểu kỹ, nắm được thông tin về tác dụng phụ có thể gặp phải của từng loại thuốc chữa sâu răng để nếu chẳng may gặp phải thì nên báo ngay với bác sĩ để có phương án xử trí an toàn.
- Không lạm dụng thuốc chữa đau răng bởi để tránh tình trạng nhờn thuốc. Nhiều loại thuốc mang lại hiệu quả giảm đau rõ rệt trong lần sử dụng đầu nhưng các lần sau, càng dùng thì càng giảm hoặc không thấy tác dụng, thậm chí có trường hợp phải tăng liều, tiềm ẩn nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe.
Bài viết này hy vọng mang lại thông tin hữu ích và giúp quý khách sử dụng thuốc chữa đau răng hiệu quả. Để đảm bảo dùng thuốc an toàn, tốt nhất nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu đau răng. Việc làm này sẽ giúp quý khách được kiểm tra, xác định đúng nguyên nhân và chọn đúng loại thuốc phù hợp với tình trạng của mình.
Nếu bị đau răng nhưng chưa xác định được nguyên nhân, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ giải thích để bạn hiểu được tình trạng sức khỏe răng miệng và tư vấn phương pháp điều trị tối ưu.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!