Tin tức
Gợi ý các loại thuốc giảm đau răng an toàn, hiệu quả và một số lưu ý
- 02/11/2022 | Đau răng kiêng ăn gì và một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng
- 01/10/2023 | Nên làm gì nếu nhổ răng khôn xong bị đau răng bên cạnh?
- 01/12/2023 | Thuốc chữa đau răng dùng thế nào để khỏi đau mà an toàn cho sức khỏe?
1. Thuốc giảm đau răng được sử dụng khi nào?
Đau răng xảy ra do nhiều nguyên nhân, điển hình là do tình trạng sâu răng, viêm tủy. Bệnh về nướu, áp xe nướu răng cũng là lý do khiến bạn bị đau răng thường xuyên.
Sâu răng gây đau buốt răng và nhiều vấn đề khác
Một số người bị đau răng do ăn uống không đủ dinh dưỡng, thiếu vitamin A, C, vitamin D3 và canxi. Bởi khi thiếu hụt các chất dinh dưỡng trên sẽ khiến răng yếu hơn, răng mọc không đúng chỗ, lợi dễ bị viêm…
Mọc răng khôn cũng gây nên tình trạng đau răng. Răng khôn thường mọc ở độ tuổi trưởng thành, khoảng 16 - 45 tuổi. Nếu như răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm thì cơn đau răng càng trở nên khó chịu.
Vậy trường hợp nào chúng ta nên sử dụng thuốc giảm đau răng? Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân mới điều trị viêm tủy, viêm nha chu hoặc áp xe nướu răng nên dùng thuốc để kiểm soát cơn đau răng nhanh chóng. Ngoài ra, các bạn đau răng do mọc răng khôn, nhổ răng khôn cũng có thể cân nhắc và sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Một số loại thuốc giảm đau răng được nhiều người dùng
Có rất nhiều loại thuốc giảm đau răng được sử dụng hiện nay, ví dụ như: nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, thuốc gây tê tại chỗ hoặc thuốc paracetamol… Trước khi sử dụng, chúng ta nên đọc kỹ hướng dẫn, tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và kiểm soát cơn đau răng hiệu quả.
2.1. Thuốc giảm đau chống viêm không steroid
Thuốc NSAIDs là lựa chọn hàng đầu dành cho người bị đau răng, thuốc có tác dụng giảm đau nhanh và mạnh. Nhóm thuốc này gồm hai loại, đó là thuốc kê đơn và không kê đơn. Trong đó, thuốc không kê đơn có lượng hoạt chất tương đối thấp, bệnh nhân chỉ sử dụng tối đa trong 10 ngày liên tiếp. Một số đại diện thuộc nhóm thuốc NSAIDs là: Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Etoricoxib hoặc Celecoxib…
Nhóm thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau răng nhanh chóng.
Các bạn có thể kết hợp dùng 1 loại thuốc NSAIDs cùng với paracetamol để giảm đau răng nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta không nên dùng cùng lúc 2 loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs để ngăn ngừa tác dụng phụ xảy ra.
Thuốc giảm đau răng NSAIDs có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Một số bệnh nhân dùng thuốc quá liều và phải đối mặt với tác dụng phụ như: xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày… Tốt nhất, người có tiền sử mắc bệnh dạ dày, suy thận, tim mạch hoặc phụ nữ đang mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhóm thuốc NSAIDs.
2.2. Paracetamol
Paracetamol cũng được sử dụng như một loại thuốc giúp giảm đau răng. Sau khi uống thuốc từ 15 - 30 phút, cơn đau răng sẽ được kiểm soát, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Paracetamol có thể dùng như thuốc giảm đau răng cấp tốc
So với nhóm thuốc NSAIDs, paracetamol an toàn hơn, ít tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần dùng thuốc với liều lượng phù hợp, nếu lạm dụng thuốc paracetamol, chức năng gan của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
2.3. Thuốc gây tê tại chỗ
Thuốc gây tê tại chỗ là một trong những loại thuốc giảm đau răng có tác dụng nhanh. Nhóm thuốc này chủ yếu bào chế ở dạng xịt, gel hoặc dung dịch, chúng ta chỉ cần chấm thuốc vào lợi quanh khu vực răng đau. Sau 30 - 120 giây chấm thuốc, cơn đau răng sẽ được kiểm soát. Tuy nhiên, khả năng giảm đau răng của các loại thuốc gây tê chỉ kéo dài từ 15 phút - 1 tiếng đồng hồ.
Chúng ta không nên lạm dụng thuốc gây tê tại chỗ để giảm đau răng, bởi vì loại thuốc này có thể thấm vào cơ thể thông qua niêm mạc và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Trong trường hợp có tiền sử mắc bệnh methemoglobin máu, trẻ dưới 2 tuổi, bác sĩ sẽ không khuyến khích bạn dùng thuốc gây tê tại chỗ của chứa hoạt chất benzocaine.
Việc sử dụng mọi loại thuốc đều phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ
3. Một số lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng
Trên thực tế, thuốc giảm đau răng chỉ có tác dụng tức thời chứ không điều trị dứt điểm tình trạng đau răng. Việc lạm dụng thuốc có thể khiến người dùng bị phụ thuộc và gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn, ví dụ như: huyết áp tăng. tổn thương gan, thận…
Nếu cơn đau răng diễn ra trong một thời gian dài, chúng ta nên chủ động đi khám để xác định chính xác nguyên nhân, điều trị dứt điểm. Một số bệnh nhân đau răng nhưng chủ quan, bỏ qua việc thăm khám, điều trị nên phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Một địa chỉ thăm khám nha khoa uy tín các bạn có thể tham khảo là chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC là đơn vị y tế hoạt động gần 30 năm và sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm cũng như chuyên môn vững vàng. Tới thăm khám tại MEDLATEC, bác sĩ sẽ thăm khám và xác định nguyên nhân gây đau răng cho bệnh nhân, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
MEDLATEC là địa chỉ khám nha khoa uy tín.
Đặc biệt, chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt của MEDLATEC sở hữu nhiều trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng. Cụ thể như: máy chụp X-quang kỹ thuật số với Sensor Owandy (Pháp), máy điều trị tủy E – CUBE hay máy định vị chóp Bingo Pro Apex, hệ thống ghế khám răng tiên tiến có kèm màn hình camera,...
Quý khách hàng có nhu cầu chăm sóc răng miệng tại MEDLATEC vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và được tư vấn, hỗ trợ chi tiết hơn.
Như vậy thuốc giảm đau răng chỉ giúp giảm đau tạm thời chứ không phải là thuốc điều trị nên tình trạng đau sẽ vẫn tái lại. Do vậy, bạn nên chủ động đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị dứt điểm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!