Tin tức

Thuốc chữa nhiệt miệng: công dụng và cách dùng

Ngày 01/12/2023
Lương Thanh Thủy
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nhiệt miệng gây ra cảm giác đau rát khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống và chất lượng cuộc sống. Dùng thuốc chữa nhiệt miệng có thể cải thiện các triệu chứng do bệnh lý này gây ra. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số dạng thuốc thường dùng để bạn đọc hiểu hơn về công dụng và cách dùng thuốc sao cho đạt hiệu quả như mong muốn.

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất gồm:

Thường xuyên stress là một trong các yếu tố thúc đẩy hình thành nhiệt miệng

Thường xuyên stress là một trong các yếu tố thúc đẩy hình thành nhiệt miệng

- Sự thay đổi về hormone ở phụ nữ, thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, hay thậm chí trong thời kỳ tiền mãn kinh; làm giảm chất lượng nước bọt, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển trong miệng.

- Stress làm tăng sản xuất axit trong miệng, giảm chất lượng nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển gây nhiệt miệng.

- Men răng bị hư hại tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây kích ứng nướu, dẫn đến nhiệt miệng.

- Một số tình trạng sức khỏe tổng thể như tiểu đường, bệnh lý nền, hoặc viêm nướu cũng có thể góp phần vào sự xuất hiện của nhiệt miệng. Các bệnh lý này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây nhiệt miệng.

2. Cơ chế hoạt động và một số dạng thuốc chữa nhiệt miệng thông dụng

2.1. Cơ chế hoạt động của thuốc chữa nhiệt miệng

Hầu hết các loại thuốc chữa nhiệt miệng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm đau rát và kiểm soát axit trong miệng. Sự kết hợp của các thành phần trong những loại thuốc này mang lại hiệu quả tích cực trong việc giảm triệu chứng nhiệt miệng.

2.2. Các dạng thuốc chữa nhiệt miệng thông dụng

Hiện nay trên thị trường chủ yếu bán các sản phẩm hỗ trợ chữa nhiệt miệng sau đây:

Việc dùng thuốc chữa nhiệt miệng nên thực hiện sau khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định

Việc dùng thuốc chữa nhiệt miệng nên thực hiện sau khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định

- Nước súc miệng chứa chất chống khuẩn

Đây là dòng sản phẩm hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, giảm tình trạng viêm nhiễm và giúp kiểm soát nồng độ axit trong nước bọt. Việc sử dụng nước súc miệng chữa nhiệt miệng này vừa có tác dụng cải thiện triệu chứng nhiệt miệng vừa bảo vệ sức khỏe nha khoa.

- Gel bôi giảm đau

Thuốc chữa nhiệt miệng này thuộc dạng gel, thành phần chứa lidocain và benzocaine, dùng để bôi trực tiếp lên các vết loét nhiệt miệng có công dụng giảm đau hiệu quả.

- Miếng dán giảm đau

Sản phẩm chủ yếu được dùng để bảo vệ vết loét nhiệt miệng trong giai đoạn đang bắt đầu lành.

- Thuốc bôi tiêu viêm

Thành phần chính của thuốc chữa nhiệt miệng tiêu viêm là steroid giúp kháng viêm, đẩy nhanh tốc độ liền của vết loét.

- Thuốc kháng sinh

Loại thuốc này thường chỉ được sử dụng với trường hợp nhiệt miệng có nguy cơ nhiễm trùng.

- Thuốc uống giảm đau

Với trường hợp nhiệt miệng nặng có thể dụng thuốc uống giảm đau dạng viên sủi hoặc viên nén chứa các thành phần như paracetamol, ibuprofen. Việc sử dụng thuốc giúp giảm đau và giảm viêm nhiễm trong miệng.

- Viên ngậm

Một số loại viên ngậm chứa thành phần vitamin B, C, kẽm cũng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nhiệt miệng nhờ công dụng cải thiện hệ miễn dịch và đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét da do nhiệt miệng gây ra.

3. Cách sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng

Để sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng đạt được mục đích cải thiện triệu chứng và an toàn với sức khỏe, người bệnh cần lưu ý:

- Chọn đúng thuốc

Các dạng nước súc miệng, kem bôi, viên sủi,... đều có những tác dụng nhất định. Hãy tìm hiểu tác dụng đó để lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng nhiệt miệng của mình.

- Dùng đúng liều lượng

Mỗi loại thuốc chữa nhiệt miệng đều chứa thông tin về liều lượng sử dụng do nhà sản xuất khuyến cáo. Người bệnh cần tuân thủ khuyến cáo này hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Tuân thủ thời gian sử dụng

Thời gian dùng của mỗi loại thuốc chữa nhiệt miệng không giống nhau. Có sản phẩm dùng hàng ngày nhưng cũng có những sản phẩm chỉ dùng khi cần thiết. Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất về thời gian dùng thuốc.

- Kết hợp vệ sinh răng miệng đều đặn

Bên cạnh việc dùng thuốc chữa nhiệt miệng thì việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày cũng là cách loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Điều này không chỉ giúp vết loét nhiệt miệng mau lành mà còn phòng ngừa nguy cơ tái phát nhiệt miệng.

Kết hợp dùng thuốc và chăm sóc răng miệng đúng cách giúp điều trị hiệu quả nhiệt miệng

Kết hợp dùng thuốc và chăm sóc răng miệng đúng cách giúp điều trị hiệu quả nhiệt miệng

4. Cách phòng ngừa nhiệt miệng

Thực hiện các biện pháp sau đây góp phần phòng ngừa nguy cơ nhiệt miệng:

- Chăm sóc răng miệng đúng cách

Mỗi ngày nên duy trì đánh răng tối thiểu 2 lần bằng kem đánh răng chứa fluoride kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn bám trong kẽ răng. Nếu có thể, hãy kết hợp dùng nước súc miệng không chứa cồn để duy trì độ ẩm trong miệng và giảm nguy cơ nhiệt miệng.

Ngoài ra, nên kiểm tra nha khoa định kỳ để đảm bảo khoang miệng đang được bảo vệ tốt.

- Kiểm soát stress

Stress chính là một trong các yếu tố thúc đẩy hình thành nhiệt miệng. Vì thế, để không gặp phải tình trạng này thì nên có các hình thức tạo trạng thái tâm lý thoải mái, thư giãn tinh thần như: tăng cường vận động, yoga, thiền,...

- Chế độ ăn uống cân đối

Nên hạn chế thức ăn và đồ uống chứa đường, đặc biệt là những thực phẩm gây kích thích tăng tiết nước bọt và tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn gây nhiệt miệng.

- Chữa nhiệt miệng ngay khi vừa có dấu hiệu

Nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu nhiệt miệng nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn và điều trị kịp thời.

Việc sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng nên có sự tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chọn được loại thuốc phù hợp và dùng đúng liều lượng, thời gian quy định.

Mong rằng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách dùng thuốc nhiệt miệng và biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng để phòng ngừa tốt nhất nguy cơ mắc phải bệnh lý này.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ