Tin tức
Thuốc viêm đường tiết niệu bao gồm những loại nào?
- 01/12/2023 | Một số loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu cho hiệu quả tốt
- 01/07/2023 | Thuốc trị viêm đường tiết niệu và những điều bạn cần biết
- 15/08/2024 | Thuốc trị viêm đường tiết niệu phổ biến và lưu ý sử dụng đúng cách
1. Tìm hiểu về căn bệnh viêm
đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là một tình trạng nhiễm trùng phổ biến xảy ra đường tiết niệu bao gồm bàng quang, thận, niệu đạo và niệu quản.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu có thể kể đến là:
● Vi khuẩn: Tác nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu là Escherichia Coli (E. coli). Ngoài ra, một số loại vi khuẩn khác cũng có thể xâm nhập gây nhiễm trùng như Staphylococcus saprophyticus, Klebsiella, Proteus, Pseudomonas và Enterococcus.
● Nấm: Ngoài vi khuẩn, nấm Candida có thể là tác nhân gây viêm nhiễm trùng niệu đạo, âm đạo.
● Quan hệ tình dục: Các trường hợp quan hệ tình dục không an toàn, tư thế quan hệ hoặc quan hệ với người đang bị bệnh đều có khả năng bị viêm đường tiết niệu.
● Cấu trúc cơ quan sinh dục: Cơ quan sinh dục của nữ giới có cấu trúc ngắn, thẳng và gần hậu môn nên nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu cao hơn nam giới.
● Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Người mắc các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục như Herpes, lậu, giang mai, Chlamydia,… có thể lan rộng sang niệu đạo gây viêm.
● Ít uống nước: Lượng nước cung cấp cho cơ thể ít cùng thói quen nhịn tiểu tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
● Thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng gây tổn thương niêm mạc hoặc thay đổi môi trường tự nhiên trong âm đạo, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập.
● Vệ sinh: Những trường hợp vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không thay băng vệ sinh thường xuyên khi hành kinh, thói quen thuộc rửa âm đạo làm mất cân bằng độ pH, vùng kín bị ngâm quá lâu trong môi trường ô nhiễm cũng là lý do gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Vi khuẩn E.coli là tác nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu
Dấu hiệu nhận biết
Việc tìm hiểu về các dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết bệnh sớm để đi khám và nhờ bác sĩ tư vấn sử dụng các loại thuốc viêm đường tiết niệu an toàn, thích hợp, cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở mỗi người không giống nhau. Một số trường hợp triệu chứng mơ hồ khiến người bệnh khó nhận biết, chỉ khi tình trạng trở nặng thì mới bắt đầu điều trị. Một số dấu hiệu viêm đường tiết niệu mà bạn cần chú ý là:
● Cảm giác đau, buốt, nóng rát mỗi khi đi tiểu.
● Thường xuyên thấy buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít, nước tiểu có nhiều bọt.
● Nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng nhạt.
● Nước tiểu nặng mùi hơn.
● Thường xuyên thấy đau vùng chậu quanh xương mu và khó chịu vùng bụng dưới.
Nếu bạn thấy xuất hiện rải rác hoặc đồng thời các triệu chứng trên thì tốt nhất nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng gây nguy hiểm sức khỏe.
Tùy từng trường hợp mà triệu chứng viêm đường tiết niệu có thể khác nhau
2. Các loại thuốc viêm đường tiết niệu thường được sử dụng hiện nay
Hiện nay, kháng sinh được đánh giá là phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu đơn giản và hiệu quả nhất. Tùy theo từng cơ địa, mức độ bệnh lý, nguyên nhân,… mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau. Một số loại thuốc viêm đường tiết niệu phổ biến được chỉ định với hầu hết bệnh nhân là:
Dẫn xuất Sulfamid
Sulfamid là loại kháng sinh tổng hợp có tác dụng kìm khuẩn thông qua việc ức chế tổng hợp Acid Folic. Sulfamid được đánh giá là kháng sinh phổ rộng, có thể sử dụng để điều trị bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhóm kháng sinh Sulfamid hiện nay được chia thành 4 loại, bao gồm:
● Nhóm kháng sinh có khả năng hấp thụ và thải trừ nhanh (thải trừ 6 - 8 giờ dùng thuốc).
● Nhóm kháng sinh thải từ chậm (khoảng vài ngày).
● Nhóm kháng sinh dùng tại chỗ.
● Nhóm kháng sinh có khả năng hấp thụ kém.
Việc sử dụng kháng sinh nhóm Sulfamid kéo dài có thể gây ra các tác dụng phụ như bí tiểu, sỏi thận, sỏi niệu quản,… Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình sử dụng.
Nhóm kháng sinh Cephalosporin
Cephalosporin là kháng sinh có thể sử dụng cho hầu hết mọi lứa tuổi, được chia thành các loại:
● Cephalexin: Có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, loại kháng sinh này chống chỉ định với trẻ nhỏ.
● Cephalothin: Được sử dụng để điều trị bệnh lý do cầu khuẩn gây ra.
● Cefazolin: Có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả nhưng có thể đi kèm với tình trạng viêm họng, sưng lưỡi,…
● Cephaloridine: Có tác dụng tiêu diệt trực tiếp cầu khuẩn nhưng có thể gây tác dụng phụ là chóng mặt, hạ huyết áp.
Việc điều trị viêm đường tiết niệu với kháng sinh mang lại kết quả khả quan
Nhóm kháng sinh diệt khuẩn Quinolon
Quinolon có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp protein, ngăn cản sự tổng hợp AND, làm gián đoạn quá trình hình thành và phát triển của cầu khuẩn. Trong các thuốc viêm đường tiết niệu thì Quinolon cho hiệu quả trị bệnh dứt điểm trong thời gian ngắn, Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ như tiêu chảy, phát ban nhẹ,…
Ngoài các nhóm kháng sinh kể trên thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc viêm đường tiết niệu khác. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào, trước khi sử dụng, bệnh nhân cũng cần phải có sự thăm khám, chỉ định và tư vấn sử dụng từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc áp dụng các mẹo dân gian khiến tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu trở nên nghiêm trọng hoặc thậm chí biến chứng nguy hiểm sức khỏe.
Lựa chọn địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị viêm đường tiết niệu
Nếu bạn đang có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng đường tiết niệu thì có thể đến các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất. Mọi thông tin cần được tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 565656 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!