Tin tức
Tiêm sởi mũi 2 cách mũi 1 bao lâu? Lịch tiêm và những điều cần biết
- 19/08/2024 | Sởi diễn biến phức tạp - chuyên gia khuyến cáo biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả trong mùa...
- 25/08/2024 | Bị sởi có ngứa không và nếu ngứa thì nên làm gì để giảm ngứa?
- 25/08/2024 | Bác sĩ giải đáp: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị sởi
- 05/09/2024 | Bệnh sởi ở trẻ em: dấu hiệu nhận diện và phương pháp điều trị
- 09/03/2025 | Sởi quai bị Rubella tiêm mấy mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh?
- 14/03/2025 | Tiêm sởi có sốt không? Hướng dẫn cách chăm sóc sau tiêm
Vai trò của vắc xin sởi trong phòng bệnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Polinosa Morbillarum gây nên, thường gặp ở trẻ em độ tuổi dưới 5 tuổi. Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh trong không khí qua nói chuyện, hắt hơi, ho,...Và tiêm vắc xin sởi là phương pháp phòng bệnh tốt nhất, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và hạn chế những biến chứng không mong muốn.
Về vai trò của vắc xin, cụ thể như sau:
- Ngăn ngừa bệnh sởi: Tiêm vắc xin giúp cơ thể tạo ra kháng thể kháng virus sởi, giảm nguy cơ mắc bệnh từ 95 - 99% khi tiêm đủ 2 mũi.
- Giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm: Sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau, chẳng hạn như viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa,... Tiêm đủ mũi vắc xin sởi sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng này.
- Giúp hình thành miễn dịch cộng đồng: Khi tỷ lệ tiêm chủng cao sẽ hình thành “miễn dịch cộng đồng” và virus không có khả năng lây lan. Điều này mang lại nhiều thuận lợi cho ngành Y tế, giúp bảo vệ những người chưa thể tiêm vắc xin như trẻ sơ sinh, người có hệ miễn dịch yếu,...
- Đảm bảo sức khỏe lâu dài: Tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus sởi tấn công. Với đại đa số các trường hợp đủ liệu trình vắc xin sởi không cần phải tiêm nhắc lại.
Tiêm vắc xin giúp ngăn ngừa bệnh sởi hiệu quả
Tiêm sởi mũi 2 cách mũi 1 bao lâu?
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) tại Việt Nam, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin sởi là 9 tháng. Cụ thể như sau:
- Mũi 1: Tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi.
- Mũi 2: Tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi. Tuy nhiên với mỗi quốc gia và từng loại vắc xin lại có phác đồ hoặc lịch tiêm khác nhau, điều chỉnh khi có dịch bệnh xảy ra.
Tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Mỗi mũi tiêm sẽ có ý nghĩa riêng:
- Mũi 1: Giúp hình thành miễn dịch ban đầu, nhưng chưa đủ mạnh để bảo vệ lâu dài.
- Mũi 2: Củng cố miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus sởi trong thời gian dài.
Trường hợp trẻ quá 18 tháng mà chưa hoàn thành xong mũi tiêm số 2, gia đình cũng đừng quá lo lắng, vì vẫn có thể tiêm bù. Để rõ hơn, ba mẹ nên đưa con đến các cơ sở tiêm chủng uy tín để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết tiêm sởi mũi 2 cách mũi 1 bao lâu?
Phản ứng sau tiêm vắc xin sởi
Sau tiêm vắc xin sởi, tuỳ thuộc vào thể trạng từng bé sẽ gặp phản ứng khác nhau. Một số các triệu chứng sau tiêm trẻ có thể gặp phải gồm: sốt, chán ăn, mệt mỏi, phát ban nhẹ,.. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi tạo ra miễn dịch nên ba mẹ không cần quá lo lắng.
Về cụ thể từng trường hợp phản ứng sẽ như sau:
Phản ứng thường gặp (nhẹ, tự hết sau vài ngày)
Dưới đây là một số phản ứng thường gặp ở trẻ sau tiêm vắc xin sởi. Đa phần chúng đều nhẹ và tự hết sau vài ngày. Cụ thể:
- Sốt nhẹ (38 - 39 độ C).
- Sưng đỏ, đau ngay tại vị trí tiêm.
- Quấy khóc, biếng ăn hoặc kém bú ở trẻ còn bú mẹ.
- Phát ban nhẹ (các nốt ban nổi giống ban sởi, xuất hiện trong khoảng 7 - 10 ngày sau tiêm và sẽ tự mất đi).
Phản ứng ít gặp
Số ít trẻ sau tiêm có thể gặp các phản ứng như:
- Sốt cao (trên 39 độ C).
- Co giật do sốt cao.
- Phát ban toàn thân, sưng hạch.
Trong trường hợp này, ba mẹ cần đưa con đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc đúng cách. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị cho con vì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Phản ứng hiếm gặp
Một số phản ứng hiếm gặp ở trẻ sau tiêm vắc xin sởi bao gồm:
- Sốc phản vệ (hiếm xảy ra, xảy ra trong 30 phút sau tiêm): Trẻ bị sốc phản vệ sẽ có những triệu chứng như khó thở, tím tái, sưng mặt,... Với trường hợp này, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để có hướng xử trí kịp thời.
- Viêm não, viêm màng não (rất hiếm gặp, tỷ lệ 1/1 triệu liều): Trẻ sẽ có triệu chứng co giật, bất tỉnh.
Chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin sởi
Chăm sóc cho trẻ sau tiêm vắc xin sởi là việc làm vô cùng quan trọng, giúp làm giảm cảm giác khó chịu, hạn chế biến chứng nguy hiểm và bảo đảm vắc xin phát huy hiệu quả tối đa. Sau tiêm vắc xin sởi cho con, ba mẹ cần chú ý những điều sau:
- Theo dõi nhiệt độ thường xuyên: Ba mẹ cần theo dõi nhiệt độ của con thường xuyên. Nếu con sốt quá cao kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn,... ba mẹ nên đưa con đến thăm khám bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
- Bù nước cho trẻ: Sau tiêm vắc xin, trẻ bị sốt làm gia tăng nguy cơ mất nước. Vì vậy, ba mẹ cần bổ sung đủ nước cho con để bảo đảm hoạt động bình thường cho cơ thể và giúp trẻ hồi phục nhanh chóng.
- Hạ nhiệt bằng cách lau người bằng nước ấm: Ba mẹ có thể lau mát cơ thể giúp hạ nhiệt cho con khi bị sốt.
- Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: Một chế độ ăn hợp lý với đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp con mau khoẻ hơn sau tiêm. Với trẻ đang ăn dặm, nên cho con ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá.
Tiêm sởi mũi 2 cách mũi 1 bao lâu? Theo chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam, thời gian giữa tiêm vắc xin sởi mũi 1 và 2 là 9 tháng. Trong đó, vắc xin mũi 1 tiêm khi trẻ 9 tháng và mũi 2 khi trẻ 18 tháng. Tuy nhiên có thể điều chỉnh theo lịch của các vắc xin phối hợp sởi -quai bị -rubella để tối ưu hiệu lực bảo vệ. Trường hợp trẻ chưa được tiêm, hoặc mới chỉ tiêm mũi 1, vẫn có thể tiêm bù nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Hãy đưa con đến các cơ sở tiêm chủng để được hướng dẫn cụ thể. Phụ huynh có thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bệnh sởi và tiêm vắc xin sởi, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch tiêm chủng nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
