Tin tức
Tiêm vắc xin cho bà bầu và trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì?
- 18/03/2020 | Vì sao cần tiêm vắc xin cho trẻ và có rủi ro gì khi tiêm không?
- 07/03/2020 | Tiêm vắc xin trước khi mang thai có quan trọng không?
- 20/03/2020 | Có nên tiêm vắc xin trước khi mang thai và tiêm những loại nào?
- 10/03/2020 | Những thông tin phụ huynh cần biết khi tiêm vắc xin cho trẻ
1. Bà bầu và trẻ sơ sinh có cần thiết phải tiêm vắc xin không?
Có thể nói, tiêm vaccine được biết tới là một biện pháp để phòng tránh nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, chúng vô cùng quan trọng đối với những người có sức đề kháng yếu, cơ thể dễ lây nhiễm bệnh. Vậy bà bầu và trẻ sơ sinh có nằm trong số những tượng nên áp dụng hay không?
1.1. Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ đang mang thai có sức đề kháng yếu nên rất dễ nhiễm bệnh.
Khi mang thai, hệ miễn dịch của người phụ nữ yếu hơn và rất dễ bị lây nhiễm bệnh, vì vậy các biện pháp để bảo vệ sức khỏe cho bà bầu là hết sức cần thiết. Đặc biệt, trong thời gian mang thai, em bé trực tiếp nhận kháng thể được truyền từ cơ thể của người mẹ. Vì vậy, tiêm vắc xin cho Bà bầu cũng là một cách để bảo vệ và hình thành hệ miễn dịch cho bé khi còn trong bụng mẹ.
Như vậy, việc tiêm một số loại vắc xin trước và trong thời gian người phụ nữ mang thai đem lại nhiều lợi ích. Người mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, vừa là cách để bảo vệ và giúp em bé khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt sau khi chào đời.
Trên thực tế, thực hiện dịch vụ tiêm vắc xin cho mẹ bầu không phải là yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên các bác sĩ vẫn khuyến khích người phụ nữ quan tâm tới vấn đề này. Bởi vì, đây là cách để mẹ chủ động bảo vệ em bé, ngăn ngừa nguy cơ em bé sinh ra bị dị tật hoặc hiện tượng sinh non, lưu thai.
1.2. Đối với trẻ sơ sinh
Trong những tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ mới hình thành và chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng cũng rất yếu. Đây là điều kiện thuận lợi để bệnh tật xâm nhập vào cơ thể và sức khỏe của trẻ yếu đi. Bệnh cạnh đó môi trường xung quanh em bé cũng rất dễ lây lan bệnh tật. Để bảo vệ trẻ khỏi những tác động kể trên, tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết.
2. Nên tiêm những loại vắc xin gì cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh
Chắc hẳn, vấn đề mà tất cả mọi người đều quan tâm đó là mẹ bầu và trẻ sơ sinh nên tiêm loại vắc xin gì, lịch tiêm diễn ra như thế nào để thu được hiệu quả cao nhất?
2.1. Với mẹ bầu
Thông thường, để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất trong thời gian mang thai, người phụ nữ cần tiêm 1 số loại vắc xin trước khi có bầu và trong khi có bầu.
Thời gian mang bầu, cơ thể của phụ nữ rất nhạy cảm, vì thế nếu muốn tiêm vắc xin cho mẹ bầu thì bạn cần tìm hiểu thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi vì một số loại vắc xin tuyệt đối không được sử dụng trong khi mang thai, chúng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của thai nhi.
Đối với mẹ bầu, các bác sĩ khuyên họ nên tiêm phòng uốn ván trong thời gian mang bầu. Mũi tiêm đầu tiên (áp dụng với người mang thai lần đầu) có thể thực hiện bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ và tiêm nhắc lại mũi thứ 2 sau ít nhất 1 tháng. Lưu ý rằng, mũi tiêm nhắc lại cần thực hiện trước khi mẹ sinh em bé ít nhất 1 tháng.
Người phụ nữ nên tiêm vacxin phòng uốn ván khi mang thai.
Nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh uốn ván trong lần đầu mang thai thì tới những lần mang thai kế tiếp (trong khoảng thời gian 5 năm), người phụ nữ chỉ cần thực hiện tiêm 1 mũi.
Ngoài ra, nếu như bạn chưa tiêm vaccine cúm hoặc viêm gan B trước khi mang thai thì trong thai kỳ bạn vẫn có thể tiêm. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ không cao bởi vì những loại vắc xin như viêm gan B cần thời gian để kháng thể hình thành, phát triển nhằm chống lại sự xâm nhập của virus.
2.2. Với trẻ em sơ sinh
Trẻ em sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện vì thế các bậc phụ huynh không nên bỏ qua việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ hãy cho con trẻ tiêm một số loại ví dụ như: vắc xin phòng bệnh viêm gan B, vắc xin phòng bệnh bạch cầu, uốn ván, ho gà, vắc xin ngừa thủy đậu, vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella…
Đặc biệt, bạn cần theo dõi lịch tiêm chủng vắc xin và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tiêm chủng cao nhất. Sau khi tiêm vaccine, trẻ thường bị sốt. Đây là một hiện tượng thường gặp. Lý do là sức đề kháng của bé còn kém cho nên có một số phản ứng, ví dụ như sốt. Thông thường, hiện tượng này xảy ra từ 1 - 2 ngày sẽ kết thúc nên các bậc phụ huynh không cần lo lắng quá.
Tuy nhiên, nếu như trẻ sốt cao, thời gian kéo dài kèm theo một số triệu chứng lạ như: quấy, khóc, người co giật thì phụ huynh cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, theo dõi tình hình.
3. Nên tiêm vaccine ở đâu?
Các bậc cha mẹ luôn quan tâm tìm hiểu những địa chỉ tiêm vắc xin uy tín, đảm bảo chất lượng. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là bệnh viện được nhiều người tin tưởng để thực hiện tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai và trẻ em sơ sinh. Bệnh viện có kinh nghiệm hơn 24 năm khám và điều trị bệnh, đặc biệt dịch vụ tiêm chủng ở đây có chất lượng rất tốt. Các bác sĩ luôn tận tình hướng dẫn và chăm sóc cho người tới tiêm vaccine.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trang bị hệ thống trang thiết bị cực kỳ hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Trong đó, bệnh viện hiện có một Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012.
Dịch vụ tiêm vaccine tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, bệnh viện đang thực hiện chính sách bảo lãnh viện phí, tức là người bệnh sẽ được miễn, giảm chi phí khi khám và điều trị tại đây. Điều này khiến khách hàng rất hài lòng và tin tưởng về chất lượng của bệnh viện.
Một số công ty bảo hiểm hợp tác với bệnh viện để thực hiện chính sách trên đó là: Bảo hiểm nhân thọ FWD, Công ty Ins-link, Bảo hiểm A+,… Để nhận được tư vấn cụ thể, bạn hãy liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56.
Đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, tiêm vắc xin là điều hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Bởi vì quan tâm, chăm sóc sức khỏe là việc nên làm. Nếu như muốn thực hiện dịch vụ tiêm chủng, bạn hãy liên lạc với bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhé.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!