Tin tức

Tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ? Bệnh nhân cần lưu ý những gì?

Ngày 20/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Tiểu đường tuýp 2 ngày càng phổ biến, vì thế những vấn đề về căn bệnh này luôn là “chủ đề nóng”. Vậy tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ? Người bệnh cần chú ý những gì khi kiểm soát và điều trị căn bệnh này.

1. Biến chứng tiểu đường type 2 

Trước khi tìm hiểu tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ, bạn cần hiểu những vấn đề cơ bản về căn bệnh này. 

Bệnh tiểu đường là đường huyết của người bệnh tăng cao hơn mức bình thường và được phân loại như sau: 

+ Tiểu đường type 1: Là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lại những tế bào beta sản sinh ra insulin của tuyến tụy và một số trường hợp có yếu tố di truyền. Các trường hợp này chiếm khoảng 5 đến 10% trường hợp những người bị bệnh. 

+ Tiểu đường type 2: Là tình trạng cơ thể vẫn sản sinh ra insulin nhưng không đủ với nhu cầu sử dụng, cơ thể xuất hiện tình trạng kháng insulin hoặc giảm tiết insulin dẫn đến tăng lượng đường trong máu. 

+ Tiểu đường thai kỳ: Mẹ bầu thường gặp phải tình trạng này trong tuần thai thứ 24 đến 28. 

Tiểu nhiều lần rất có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường type 2

Tiểu nhiều lần rất có thể là biểu hiện của tiểu đường type 2

- Nếu tình trạng đường huyết tăng cao trong suốt một thời gian dài, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như sau: 

+ Hạ đường huyết: Là tình trạng bệnh nhân bị mệt mỏi, run chân tay, choáng,.. khi lượng đường máu giảm xuống quá thấp. Thậm chí, ở những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị hôn mê và tử vong nếu không được xử trí kịp thời. 

+ Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Là tình trạng cơ thể bị mất nước nghiêm trọng khi đường huyết đột ngột tăng cao. 

+ Biến chứng tim mạch: Đây là vấn đề rất nguy hiểm mà những bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 có nguy cơ cao phải đối mặt và làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. 

+ Suy thận: Bệnh gây tổn thương những mạch máu nuôi dưỡng thận. Về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến suy thận. Người bệnh có thể phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận để duy trì sự sống. 

+ Biến chứng võng mạc: Người bị tiểu đường type 2 có nguy cơ cao bị tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, làm tăng nguy cơ mù lòa và đây cũng chính là lý do khiến người tiểu đường cần thường xuyên đi khám mắt. 

+ Biến chứng thần kinh, đặc biệt là tình trạng tê bì chân tay. 

+Mẹ bầu bị tiểu đường dễ gây ra tình trạng thai nhi bị quá cân, tăng nguy cơ tai biến khi sinh nở, trẻ có nguy cơ bị tiểu đường type 2 khi lớn lên. 

2. Bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?

Bệnh tiểu đường chia thành các loại khác nhau và một số người bệnh thắc mắc về mức độ nghiêm trọng giữa các loại tiểu đường này. Vậy tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?

Kiểm tra chỉ số đường huyết là vấn đề người bệnh cần lưu tâm

Kiểm tra chỉ số đường huyết là vấn đề người bệnh cần lưu tâm

Theo các chuyên gia, tiểu đường tuýp 1 hay type 2 chỉ là phân loại theo cơ chế bệnh sinh. Để xác định mức độ bệnh có nghiêm trọng không thì cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là biến chứng bệnh. 

Khi so sánh với tiểu đường type 1, bạn cần hiểu rõ như sau: 

- Tiểu đường type 1 là cơ thể không thể sản xuất insulin. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn và đồng thời tấn công các tế bào trong tuyến tụy làm cho chúng không còn sản xuất được insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.

- Tiểu đường tuýp 2: Người bệnh có đủ lượng insulin cần thiết, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Đó chính là lý do khiến đường máu tăng cao. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2. 

Bạn không nên đánh giá bệnh tiểu đường type 1 hay 2 chỉ thông qua tên gọi mà cần đánh giá dựa trên biến chứng bệnh gây ra. Nhìn chung, sự phân biệt tên gọi này chỉ có thể giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh để biến cách kiểm soát bệnh, chăm sóc sức khỏe và phòng tránh biến chứng. 

3. Lưu ý

Ngoài thắc mắc “tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ”, thì những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là lời khuyên cụ thể cho bạn: 

- Khám định kỳ.

- Kiểm soát cân nặng. 

- Kiểm soát các rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý nền kèm theo như mỡ máu tim mạch,...

- Kiểm soát bệnh bằng thuốc Tây: Một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn giúp kiểm soát đường huyết hàng ngày. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng. 

- Kiểm soát đường máu bằng chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp: Người bệnh cần ăn uống hợp lý, khoa học. Nên ưu tiên rau xanh và trái cây, hạn chế ăn những loại đồ ăn nhiều mỡ, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng cho mình chế độ ăn phù hợp. 

Người bệnh tiểu đường cần điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh

Người bệnh tiểu đường cần điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh

- Nên thường xuyên vận động thể lực để tăng cường sức đề kháng. Đây cũng là nguyên tắc giúp tế bào và cơ sử dụng insulin hiệu quả hơn và chính là yếu tố quan trọng để kiểm soát đường huyết, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. 

- Thói quen sinh hoạt khoa học như đi ngủ sớm, bỏ thuốc lá, tránh xa bia rượu, suy nghĩ tích cực hơn, kiểm soát căng thẳng.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc “tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ” và một số phương pháp điều trị. Nếu có biểu hiện nghi ngờ bệnh, bạn không nên quá lo lắng mà nên đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị hiệu quả. 

Nếu có biểu hiện nghi ngờ tiểu đường bạn nên đi khám sớm

Nếu có biểu hiện nghi ngờ tiểu đường bạn nên đi khám sớm

Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Từ khoá: tuyến tụy béo phì

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ