Tin tức

Tìm hiểu thông tin về nội mạc tử cung và các bệnh lý liên quan

Ngày 26/09/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nội mạc tử cung được đánh giá có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy các chị em phụ nữ cần phải nắm rõ những thông tin và kiến thức về bộ phận này để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Cùng “bỏ túi” những thông tin quan trọng về nội mạc tử cung trong bài viết dưới đây!

1. Nội mạc tử cung và chức năng chính 

Nội mạc tử cung là lớp màng nhầy lót bên trong tử cung, có ảnh hưởng quan trọng đối với chu kỳ sinh sản của phụ nữ, bao gồm hai lớp chính: 

  • Lớp nông (hay còn gọi là lớp nội mạc tuyến): Lớp này thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và sẽ bong ra trong kỳ hành kinh của nữ giới (trong trường hợp không mang thai);
  • Lớp đáy (hay còn gọi là lớp mạc căn bản): Lớp này mỏng nằm gần cơ tử cung và không bị tác động bởi chu kỳ kinh nguyệt.

Nội mạc tử cung là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới

Nội mạc tử cung là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới 

Nội mạc tử cung là một phần quan trọng của cơ quan sinh dục nữ, thực hiện những chức năng chính sau đây: 

  • Nội mạc tử cung thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, dày lên và làm dày lớp màng để chuẩn bị cho khả năng làm tổ của trứng đã thụ tinh. Nếu không có thai, lớp nội mạc này sẽ bong ra và được bài tiết ra ngoài qua âm đạo trong kỳ hành kinh;
  • Nếu trứng được thụ tinh, nội mạc tử cung cung cấp môi trường thích hợp để trứng làm tổ và phát triển thành phôi thai;
  • Nội mạc tử cung tạo ra môi trường bảo vệ và nuôi dưỡng phôi thai trong suốt thời kỳ mang thai.

2. Sự ảnh hưởng của độ dày nội mạc tử cung 

Độ dày của nội mạc tử cung biến đổi theo giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể:

  • 3 - 4mm: Giai đoạn vừa hết chu kỳ kinh nguyệt;
  • 8 - 12mm: Thời điểm gần chu kỳ rụng trứng;
  • 12 - 16mm: Thời điểm sắp hết chu kỳ kinh nguyệt.

Khả năng và quá trình mang thai của phụ nữ được tác động trực tiếp bởi độ dày của lớp nội mạc tử cung, cụ thể: 

  • Độ dày bình thường: Một lớp nội mạc tử cung dày và phát triển bình thường là yếu tố rất cần thiết để trứng đã thụ tinh có thể làm tổ và phát triển. Độ dày lý tưởng của nội mạc tử cung thường là khoảng 8 - 14 mm vào thời điểm rụng trứng;

Độ dày của nội mạc tử cung tác động tới khả năng và quá trình mang thai

Độ dày của nội mạc tử cung tác động tới khả năng và quá trình mang thai 

  • Trường hợp nội mạc tử cung quá mỏng, dưới 7 - 8 mm khiến quá trình trứng đã thụ tinh làm tổ gặp nhiều khó khăn. Đáng lưu ý, lớp nội mạc tử cung quá mỏng còn dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc lưu thai ngay cả khi trứng làm tổ xong;
  • Khi độ dày của nội mạc tử cung lớn hơn 20mm cũng sẽ gây khó khăn trong quá trình thụ thai.

3. Các bệnh lý thường gặp ở nội mạc tử cung 

Một số bệnh lý liên quan đến niêm mạc tử cung có thể xảy ra ở chị em phụ nữ bao gồm: 

Ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung có thể gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào với những triệu chứng như sau:

  • Chảy máu âm đạo bất thường;
  • Dịch tiết âm đạo bất thường;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Đau bụng dưới;
  • Thay đổi thói quen đi đại, tiểu tiện. 

Viêm nội mạc tử cung

Được hiểu là tình trạng viêm nhiễm nội mạc tử cung sau khi thực hiện các can thiệp tại buồng tử cung không đạt tiêu chuẩn vô trùng hoặc điều kiện vệ sinh vùng kín không đảm bảo, quan hệ tình dục không an toàn… Bên cạnh đó, nguy cơ viêm nội mạc tử cung còn gặp ở đối tượng phụ nữ sau sinh, đẻ sót rau, bế sản dịch...

Bệnh xảy ra với các triệu chứng như:

  • Khí hư ra nhiều, đổi màu xanh, đặc quánh kèm mùi hôi;
  • Đau bụng;
  • Sốt cao không rõ nguyên nhân;
  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, choáng váng và buồn nôn.

Sự chậm trễ trong việc phát hiện cũng như điều trị sẽ khiến tình trạng viêm nội mạc tử cung diễn biến nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết, tắc vòi trứng, vô sinh… 

Lạc nội mạc tử cung

Đây là một bệnh lý thường xảy ra phổ biến với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, được xác định khi các mô của niêm mạc phát triển ra bên ngoài tử cung và tạo thành các khối lạc nội mạc. Các mô lạc nội mạc tử cung này gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Các triệu chứng thường gặp của lạc nội mạc tử cung bao gồm:

  • Đau bụng dưới với mức độ nghiêm trọng và thường xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Đau khi tiểu tiện;
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều;
  • Mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón… 

Mặc dù tình trạng lạc nội mạc tử cung không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng mang thai, nghiêm trọng có thể dẫn tới vô sinh.

Đây cũng là một trong những bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến nội mạc tử cung, với số liệu thống kê cứ 10 người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 1 người mắc bệnh lý này. Với tính chất phổ biến và nguy hiểm của lạc nội mạc tử cung, nhiều phương pháp được ứng dụng trong quá trình điều trị, trong đó có kỹ thuật đốt sóng cao tần. 

Đốt sóng cao tần là kỹ thuật tân tiến trong điều trị lạc nội mạc tử cung

Đốt sóng cao tần là kỹ thuật tân tiến trong điều trị lạc nội mạc tử cung 

Là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng kỹ thuật đốt sóng cao tần trong điều trị lạc nội mạc tử cung, MEDLATEC là địa chỉ điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân. Chị em nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý lạc nội mạc tử cung nói riêng và bệnh lý liên quan đến nội mạc tử cung nói chung hãy liên hệ ngay tới MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả bằng những kỹ thuật tân tiến, hiện đại hàng đầu. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.