Tin tức

Tìm hiểu về bệnh bí tiểu và mức độ nguy hiểm của nó

Ngày 27/02/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Tiểu tiện là một hình thức đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó khi việc tiểu tiện xảy ra vấn đề đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ chịu một tác động lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng đề cập đến bệnh bí tiểu và giải đáp các thắc mắc liên quan.

1. Bí tiểu là tình trạng gì?

Bí tiểu không phải là chúng ta không thể tiểu tiện được. Ở đây, bệnh bí tiểu là tình trạng bệnh nhân có cảm giác buồn tiểu mà không đi được. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Quá trình co bóp và giãn nở không xảy ra hoàn toàn, do đó nước trong bàng quang không được tống hết ra ngoài. Làm xuất hiện tình trạng ứ đọng bàng quang (bàng quang không trống rỗng hoàn toàn) gây ra bệnh bí tiểu.

Bệnh này thường xuất hiện ở người lớn hơn trẻ nhỏ. Độ tuổi dễ mắc nhất từ 40 - 80 tuổi và có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn.

Bệnh bí tiểu mang lại rất nhiều phiền toái cho những ai gặp phải

Bệnh bí tiểu mang lại rất nhiều phiền toái cho những ai gặp phải

2. Nguyên nhân gây bệnh bí tiểu do đâu?

Bất kỳ một căn bệnh nào, việc xác định được nguyên nhân là bước thành công đầu tiên trong quá trình điều trị. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp cho các bác sĩ đưa ra được những phác đồ điều trị hợp lý và kịp thời. Bệnh bí tiểu cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân gây bí tiểu.

Một số nguyên nhân phổ biến thường được kể đến như:

Bàng quang giảm lực co bóp:

Bàng quang trong cơ thể chúng ta có thể chứa từ 300 - 400 ml nước tiểu. Khi chứa đủ lượng nước trên các thần kinh sẽ kích thích não bộ thả lỏng các cung phản xạ và giãn mở cơ vòng vân. Lúc này bàng quang sẽ co bóp và bắt đầu tống toàn bộ nước tiểu ra ngoài.

Do đó nếu bàng quang không hoạt động tốt, lượng nước tiểu sẽ không được đẩy ra ngoài. Một số nguyên nhân làm bàng quang co bóp không đủ mạnh như:

  • Từ các chất thương cột sống làm mất liên lạc với các thần kinh thực vật.

  • Mô sợi thay thế cho mô đàn hồi do thành bàng quang bị chai từ đó làm giảm khả năng co bóp.

Các cơ vòng không giãn nở:

Các di chứng từ tổn thương cột sống làm mất đi khả năng giao tiếp với hệ thần kinh thực vật, cơ vòng bị chai, biến dạng, chèn ép hoặc bị tắt do sỏi bàng quang đều là những nguyên nhân làm cho các cơ vòng không giãn nở được.

Tắc nghẽn niệu đạo:

Từ các chấn thương cũ làm cho ống niệu đạo bị bít lại hoặc do viêm gây xơ hóa hay do sỏi. Làm nước tiểu khó được đẩy hết ra ngoài.

Hậu quả từ một số bệnh viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa:

  • Ở nam giới mắc một số bệnh như: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, bao quy đầu,...

  • Ở nữ giới bị viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm tử cung, ung thư cổ tử cung,...

Tác dụng phụ của một số loại thuốc:

Việc tự ý sử dụng thuốc mà không theo hướng dẫn của bác sĩ cũng là một trong những tác hại nghiêm trọng dẫn đến bí tiểu bởi tác dụng phụ của chúng. Một số thuốc cần chú ý khi sử dụng như: thuốc kháng histamin, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm.

Ảnh hưởng từ các nguyên nhân khác:

Các nguyên nhân sau đây có khả năng gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ thắt bàng quang. Từ đó dẫn đến căn bệnh bí tiểu:

  • Tổn thương cột sống, tủy sống.

  • Đột quỵ.

  • Chấn thương sọ não.

  • Bệnh u phì đại tiền liệt tuyến, các khối u vùng tiểu khung đè vào bàng quang gây bí tiểu.

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và sinh em bé.

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ mắc phải bệnh bí tiểu

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ mắc phải bệnh bí tiểu

3. Phương pháp điều trị, phòng tránh bệnh bí tiểu hiệu quả nhất

Bí tiểu có điều trị được hay không?

Công tác đầu tiên trong điều trị bí tiểu là làm sao để giải phóng hết lượng nước tiểu trong bàng quang, làm giảm cảm giác đau tức khó chịu. Bên cạnh đó việc tuân thủ theo nguyên tắc của bác sĩ là hết sức quan trọng.

Thăm khám ngay sau đó để bác sĩ kịp thời chẩn đoán, phát hiện nguyên nhân gây bệnh. Việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh là hết sức cần thiết. Với mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có một phương pháp điều trị hiệu quả khác nhau.

Tuy nhiên vẫn có một số nguyên nhân làm cho quá trình điều trị tốn rất nhiều thời gian. Do đó, đồ hỏi bệnh nhân cần phải kiên nhẫn và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng hơn.

Những biện pháp phòng ngừa:

Tuy có khả năng điều trị, nhưng việc phòng tránh vẫn được ưu tiên hơn hết. Một số biện pháp phòng bệnh bạn nên biết:

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên vận động nâng cao sức khỏe.

  • Không nên nhịn tiểu quá lâu.

  • Đối với những người đang mắc những bệnh viêm bàng quang mãn tính việc ngồi quá lâu càng làm tăng nguy cơ bí tiểu.

  • Thăm khám bác sĩ định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền luyệt,... để có những biện pháp điều trị dứt điểm. Tránh để lại nguy cơ dẫn đến tình trạng bí tiểu.

Luyện tập thể dục điều độ để nâng cao sức khỏe phòng trừ bệnh tật

Luyện tập thể dục điều độ để nâng cao sức khỏe phòng trừ bệnh tật

4. Những nguy hiểm bệnh bí tiểu mang lại

Tuy không phải là một căn bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên bí tiểu thường mang đến những ảnh hưởng khó khăn nhất định cho những ai chẳng may mắc phải căn bệnh này. Đứng ngồi không yên, tâm trí bất ổn định. Công việc bị ngắt quãng do phải đi tiểu nhiều lần. Không những vậy, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ về đêm dễ gây ra stress nếu bệnh kéo dài lâu ngày.

Người mắc bệnh bí tiểu, nếu chủ quan không điều trị sớm hoặc điều trị không dứt điểm có thể để lại một số biến chứng như:

  • Viêm đường tiết niệu: Nước tiểu ứ đọng lâu ngày không được đào thải ra ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây viêm.

  • Suy giảm chức năng thận: Việc bàng quang chứa quá nhiều nước tiểu có thể làm nước tiểu chảy ngược lại vào thận, gây tổn thương thận không hồi phục.

  • Tổn thương bàng quang: Mất khả năng co bóp là tình trạng có thể xảy ra nếu hiện tượng bí tiểu kéo dài. Bởi bàng quang càng chứa nhiều nước không thể thoát ra làm cho bàng quang căng hơn.

Mất ngủ ban đêm do tiểu tiện nhiều lần dễ gây nên stress kéo dài

Mất ngủ ban đêm do tiểu tiện nhiều lần dễ gây nên stress kéo dài

Mức độ nguy hiểm của bệnh bí tiểu tuy không ở mức đáng báo động. Nhưng cá nhân mỗi người tuyệt đối không được chủ quan. Bởi trước hết, chúng mang theo những bất tiện không nhỏ, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chính chúng ta.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ