Tin tức

Tìm hiểu về bệnh lý cường Aldosteron

Ngày 22/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Cường Aldosteron là một dạng bệnh khí thường gặp ở cả nam và nữ ở tuổi trưởng thành. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bệnh lý này có thể gây nên những tình trạng bất thường về sức khỏe trong cơ thể. Do đó, cường Aldosteron cần phải được phát hiện và điều trị sớm để tránh biến chứng.

1. Aldosteron là gì?

Hormone Aldosteron là một loại corticoid trong cơ thể, có vai trò chuyển hóa muối và nước trong cơ thể người tạo ra tại tuyến thượng thận. Hoạt động của hormone giúp làm tăng huyết áp và cân bằng Kali, Natri máu. Quá trình này xảy ra khá phức tạp với mục đích chính là tăng khả năng giữ nước của cơ thể, đảm bảo nồng độ của 2 nguyên tố kể trên ở ngưỡng bình thường, giúp kiểm soát, ổn định huyết áp.

Cường Aldosterone là bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành

Cường Aldosterone là bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành

2. Bệnh lý cường aldosterone là gì?

Aldosteron liên quan đến tuyến thượng thận có vai trò cân bằng muối và kali trong máu. Nếu hormone này hoạt động bất thường sẽ dẫn đến những tình trạng bệnh lý bất thường. 

Bệnh cường Aldosterone

Cường Aldosteron xảy ra khi tuyến tuyến thượng thận sản sinh quá nhiều hormone aldosterone trong máu. Người mắc bệnh lý này sẽ có tình trạng chung là nồng độ kali trong máu có thể giảm, nồng độ muối tăng lên. Tình trạng này khiến cho huyết áp thường xuyên tăng cao. Cường Aldosteron sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, nhất là khi kèm với tình trạng tăng huyết áp thường xuyên. 

Triệu chứng bệnh cường Aldosterone

Người bệnh bị cường Aldosterone thường có những dấu hiệu sau: 

  • Thường xuyên bị tăng huyết áp, đây là biểu hiện rõ ràng nhất.

  • Hạ kali trong máu.

  • Mệt mỏi, toàn thân suy yếu.

  • Có dấu hiệu buồn nôn, tạo bón, co thắt cơ bắp, tiểu thường xuyên.

 Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân bị cường Aldosterone mà không có bất cứ dấu hiệu nào ban đầu. Chỉ khi làm các xét nghiệm liên quan mới phát hiện ra chỉ số bất thường trong máu. 

Cường Aldosteron có nhiều biểu hiện khác nhau

Cường Aldosteron có nhiều biểu hiện khác nhau

3. Cường Aldosteron có nguy hiểm không?

Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng cường Aldosterone. Tỷ lệ mắc bệnh này ở cả nam và nữ là như nhau, thường gặp nhất là ở đối tượng từ 30 – 50 tuổi. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề lớn về sức khỏe cùng các biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây bệnh

Có 2 nguyên nhân chính gây bệnh là:

- Nguyên phát: nguyên nhân là do xuất hiện khối u ở tuyến thượng thận, khối u này thường là lành tính nhưng lại gây ra các rối loạn về hormone.

- Thứ phát: nguyên nhân do các bệnh khác trong cơ thể như: suy gan, sung huyết, thận có vấn đề, mất thường, hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc lợi tiểu hay fludrocortisone gây ra.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Bệnh cường Aldosterone thường gặp phải với những đối tượng có nguy cơ cao như: bị cao huyết áp từ độ tuổi dưới 30, tiền sử gia đình từng có người đột quỵ ở thời điểm trẻ tuổi, người có nồng độ kali trong máu thấp, người bị thừa cân béo phì, lười vận động, người hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích (rượu, bia,…), mất cân bằng dinh dưỡng,… 

Khi nào cần phải đến bệnh viện?

Nếu có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh cường Aldosterone hay có nguy cơ mắc bệnh này thì nên khám sức khỏe định kỳ. Người bị tăng huyết áp thường xuyên, cao huyết áp, thói quen sống không lành mạnh, thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe… Đặc biệt là những người sau 45 tuổi, sức đề kháng kém, sức khỏe suy yếu, thường xuyên mắc bệnh sẽ cần đến gặp bác sĩ bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Bệnh cường Aldosterone có nhiều dấu hiệu nhận biết

Bệnh cường Aldosterone có nhiều dấu hiệu nhận biết

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh cường Aldosterone

Để phát hiện bệnh lý cường Aldosterone, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm sau:

Xét nghiệm sàng lọc

Xét nghiệm sinh hóa là phương pháp chính giúp chẩn đoán tình trạng Aldosterone. Xét nghiệm giúp đo nồng độ Aldosterone và và renin trong máu. 

Trong đó thực hiện các kỹ thuật đo nồng độ Aldosterone sau test truyền tĩnh mạch trong 4h 2lit NaCl 0.9% và đo nồng độ renin với chế độ ăn nhạt muối <40g/ngày. Nếu nồng độ Aldosterone cao mà nồng độ renin thấp thì có thể nghĩ đến tình trạng Aldosteron tiên phát.  

Xét nghiệm chẩn đoán

Nếu kết quả sàng lọc cho chỉ số bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm chẩn đoán để tiếp tục thăm dò. Các xét nghiệm này bao gồm: xét nghiệm ức chế fludrocortisone, nồng độ aldosterone sau truyền dịch,… 

Ngoài ra, người bệnh có thể phải thực hiện thêm các kiểm tra hình ảnh như chụp CT vùng bụng, kiểm tra mạch máu vùng tuyến thượng thận,…

Thực hiện các xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh lý cường Aldosterone.

Thực hiện các xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh lý cường Aldosterone

5. Điều trị cường Aldosteron như thế nào?

Việc điều trị bệnh lý cường Aldosterone là nhằm ngăn chặn sự sản sinh quá mức aldosterone. Đồng thời phải kết hợp với điều trị phòng ngừa biến chứng, làm giảm nồng độ kali trong máu, hạ huyết áp,… Phác đồ điều trị bệnh được thực hiện dựa trên nguyên nhân gây bệnh sau khi chẩn đoán và xác định:

- Có khối u 1 bên tuyến thượng thận: phẫu thuật cắt bỏ khối nhằm cải thiện nồng độ kali trong máu và các chỉ số khác. 

- Sử dụng thuốc: Trường hợp không thể phẫu thuật (cường Aldosteron do bệnh lý) thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sản xuất aldosterone, từ đó giúp kiểm soát được nồng độ Kali trong máu duy trì huyết áp. Với cách điều trị bằng thuốc thì người bệnh sẽ phải sử dụng liên tục và suốt đời. 

Khối u cả 2 bên tuyến thượng thận: trường hợp này không thể phẫu thuật và bắt buộc phải điều trị bằng thuốc.  

Cùng với áp dụng các phương pháp điều trị, bệnh nhân cần phải rèn luyện thói quen sống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày, tăng cường luyện tập thể thao, nghỉ ngơi hợp lý, không hút thuốc lá, không uống rượu bia,… Thói quen tốt, ăn nghỉ và luyện tập điều độ sẽ giúp kiểm soát được huyết áp, tăng sức đề kháng để chống chọi bệnh tật. 

Bệnh lý cường Aldosteron có thể được kiểm soát tốt và điều trị đạt hiệu quả nếu phát hiện sớm, kết hợp điều trị tích cực và rèn luyện. Chính vì thế, hãy lắng nghe cơ thể của mình để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể các giải pháp chăm sóc sức khỏe cũng như phòng và điều trị bệnh cường Aldosteron kịp thời. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.