Tin tức

Tìm hiểu về bệnh lý và phương pháp xét nghiệm sán dây lợn

Ngày 06/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh sán dây lợn là một căn bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới và cả Việt Nam. Bệnh có những triệu chứng dễ nhầm lẫn và khó phát hiện. Do vậy, chỉ có xét nghiệm sán dây lợn mới là phương pháp duy nhất để phát hiện và có hướng điều trị đúng cách.

1. Tìm hiểu về bệnh sán dây lợn

Giun sán là dạng ký sinh trùng trên người và dễ gặp phải với bất cứ ai. Trong đó, sán dây lợn cũng là một dạng bệnh do ký sinh trùng như vậy:

Sán dây lợn là gì?

Có thể nói, trong số các loại bệnh giun sán thì sán dây lợn là đáng sợ nhất. Bởi đặc điểm hình thể của loại sán này có thể gây ám ảnh đối với người bệnh và tất cả mọi người. Con sán dây lợn thường dài từ 2 - 3 m (thậm chí có loại dài đến 8m), có 300 - 900 đốt. Chúng tồn tại trong cơ thể người, ở một số bộ phận nhất định và gây nên những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe. 

Sán dây lợn là loại ký sinh trùng đáng sợ

Sán dây lợn là loại ký sinh trùng đáng sợ

Bệnh sán dây lợn từ đâu mà có?

Trứng sán dây lợn ban đầu tồn tại trên thịt của con lợn. Khi con người ăn phải thịt lợn có chứa ấu trùng sán vào cơ thể, ấu trùng này sẽ nở thành sán ký sinh trong cơ thể người. Những loại thịt lợn bệnh, lợn gạo hoặc thịt lợn thả rông không quản lý tốt về dịch bệnh đều có nguy cơ rất cao có chứa trứng sán, hoặc một số loại thức ăn tươi sống, không được nấu chín kỹ như thịt lợn tái, tiết canh đều mang nguy cơ đưa trứng sán vào cơ thể. Trứng sán cũng có trong rau sống nếu không được rửa sạch kỹ.  

Biểu hiện khi mắc sán dây lợn là gì?

Triệu chứng khi mắc bệnh này không rõ ràng, chỉ khi cơ thể có những biểu hiện khác thường và làm xét nghiệm sán dây lợn thì mới biết chắc một người có mắc loại ký sinh trùng đáng sợ này hay không. 

Trong giai đoạn đầu, người bệnh hầu như không có dấu hiệu nào đặc biệt. Càng về sau, các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn như: đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đi lỏng, chán ăn, sút cân. Nếu nhiễm ấu trùng sán thì có dấu hiệu nổi sần, cục trên da, mi mắt, kết mạc,… Bệnh nặng có thể gây ảnh hưởng đến não, đau đầu, động kinh, co giật,… 

Bệnh sán dây lợn có thể gây nên những triệu chứng khác thường về sức khỏe

Bệnh sán dây lợn có thể gây nên những triệu chứng khác thường về sức khỏe

2. Các loại bệnh sán dây lợn

Y học phân loại bệnh sán dây lợn thành các dạng sau: 

Bệnh sán dây lợn trưởng thành  

Nguyên nhân gây bệnh thường là do người bệnh ăn phải thịt lợn gạo, thịt lợn chưa nấu chín, tiết canh lợn,… Ấu trùng trong thịt lợn sẽ theo đường ăn uống vào dạ dày, bám vào ruột non và phát triển dần thành sán dây trưởng thành. Sau khoảng 3 tháng sẽ hình thành những đốt già và có thể tồn tại trên cơ thể người đến 25 năm. Với một người khỏe mạnh nếu không có biểu hiện gì của bệnh giun sán nếu làm xét nghiệm sán dây lợn mới có thể phát hiện ra bệnh.

Bệnh ấu trùng sán dây lợn 

Do người ăn phải trứng sán dây lợn trong thức ăn. Trứng sán sau khi vào dạ dày sẽ bám vào thành ruột non và di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể để ký sinh như: cơ, mắt, não,…  Tùy theo từng vị trí sán ký sinh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau. 

Chỉ có xét nghiệm sán dây lợn mới chẩn đoán được một người có nhiễm sán hay không

Chỉ có xét nghiệm sán dây lợn mới chẩn đoán được một người có nhiễm sán hay không

3. Các phương pháp xét nghiệm sán dây lợn

Hiện nay đang phổ biến những phương pháp xét nghiệm sán dây lợn như sau: 

Xét nghiệm chẩn đoán sán dây lợn trưởng thành

Mẫu bệnh phẩm dùng làm xét nghiệm sẽ là phân của của người có dấu hiệu bệnh. Việc phân tích mẫu bệnh phẩm là để tìm ra các đốt sán có lẫn trong phân. Điều này có thể khẳng định chắc chắn người bệnh có đang nhiễm sán dây lợn trưởng thành hay không. Bởi khi sán trưởng thành, các đốt sán già sẽ bị rụng và được đào thải ra ngoài theo phân. 

Xét nghiệm chẩn đoán ấu trùng sán dây lợn

Để chẩn đoán việc nhiễm ấu trùng sán dây lợn, người ta ứng dụng những phương pháp sau: 

Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI) sọ não: phương pháp này nhằm tìm kiếm các hình ảnh đặc hiệu có thể chẩn đoán tình trạng bệnh. Bởi các nang sán kí sinh trong não sẽ hình thành nên những nốt dịch mờ, kích thước từ 3-5mm, đôi khi có thể lên tới 10mm, có dấu hiệu vôi hóa. 

Xét nghiệm huyết thanh học (ELISA): xét nghiệm này nhằm phát hiện kháng nguyên ấu trùng sán trong cơ thể giúp bác sĩ chẩn đoán khả năng nhiễm bệnh. 

Các phương pháp xét nghiệm sán dây lợn thường được ứng dụng dựa trên việc khám và nhận định các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh. Bởi khi nhiễm sán mức độ nặng đều gây nên những triệu chứng khá rõ ràng, có thể nhận biết thông qua phân tích dịch tễ và tiền sử bệnh lý của người bệnh. 

Khi có dấu hiệu bất thường người bệnh nên làm xét nghiệm sán dây lợn ngay

Khi có dấu hiệu bất thường người bệnh nên làm xét nghiệm sán dây lợn ngay

4. Bệnh sán dây lợn có nguy hiểm không, có tự khỏi được không?

Thói quen ăn uống của người Việt, nhất là ăn tiết canh sống là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm sán lợn. Tuy vậy, nhiều người vẫn còn khá chủ quan với căn bệnh này bởi triệu chứng ban đầu không rõ ràng.

Bệnh sán dây lợn có tự khỏi được không? 

Cơ thể người có cơ chế tự đào thải các vi khuẩn có hại cho cơ thể. Nếu thể trạng một người khỏe mạnh khi nhiễm sán dây lợn cũng có thể tự đào thải trong thời gian đầu nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng may mắn như vậy. Do đó, hầu hết những trường hợp bệnh nhân phát hiện nhiễm sán dây lợn đều đã ở giai đoạn nặng và cần được điều trị bằng phương pháp đặc hiệu. 

Bệnh sán dây lợn có nguy hiểm không?

Nguy hiểm nhất là sán dây lợn ký sinh trong não, di chuyển vào tim. Sán có thể trưởng thành, phát triển nhanh và gây chèn ép vào các mô cơ, chèn ép dây thần kinh, gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Sán ký sinh trong não có thể gây đau đầu, co giật, động kinh, thậm chí hôn mê. Sán ký sinh trong tim gây ra tình trạng tim đập nhanh, khó thở. Sán ký sinh trong mắt gây giảm thị lực, thậm chí là mù. 

Điều trị bệnh sán dây lợn

Khi kết quả xét nghiệm sán dây lợn cho thấy người bệnh bị nhiễm sán sẽ phải thực hiện quá trình điều trị theo phác đồ và có sự theo dõi của bác sĩ. Cách điều trị tốt nhất là sử dụng thuốc chuyên trị sán dây. Việc dùng thuốc dài ngày thường gây ra những tác dụng phụ do vậy, người bệnh được được theo dõi và không tự ý dùng thuốc hay sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. 

Đây là căn bệnh phức tạp và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy, nếu có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ nhiễm sán, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm sán dây lợn. Hoặc liên hệ ngay với MEDLATEC để được lấy mẫu xét nghiệm ngay tại nhà, đảm bảo kết quả nhanh chóng, chính xác và được tư vấn điều trị bệnh đúng cách. 

Tổng đài chăm sóc khách hàng của MEDLATEC: 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.