Tin tức
Tìm hiểu về kỹ thuật nội soi và sinh thiết phế quản
- 21/03/2020 | Nội soi phế quản có chẩn đoán được bệnh lao phổi không?
- 14/02/2020 | Nội soi phế quản: Quy trình và các biến chứng có thể xảy ra
- 03/03/2020 | Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về nội soi phế quản
- 21/02/2020 | Những ai nên và không nên thực hiện nội soi phế quản ống mềm
- 14/02/2020 | Nội soi phế quản diễn ra như thế nào, có đau không?
1. Thế nào là nội soi và sinh thiết phế quản?
nội soi và sinh thiết phế quản là một kỹ thuật sử dụng ống soi đưa vào khí quản, phế quản để quan sát bên trong bề mặt của phế quản. Qua nội soi phế quản sinh thiết tổn thương trong lòng phế quản lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học cần thiết.
Nội soi và sinh thiết phế quản giúp quan sát và sinh thiết tổ chức trong phế quản
Y học hiện đại đã phát minh ra nhiều loại ống soi khác nhau, trong đó nội soi ống mềm và sinh thiết được ưa chuộng với những ưu điểm vượt trội. Nội soi và sinh thiết phế quản được thực hiện với tỷ lệ thành công trên 95% và rất ít xảy ra trường hợp rủi ro hay biến chứng.
Không những thế, nếu các kỹ thuật như siêu âm, chụp X - quang, cắt lớp CT không quan sát được rõ ràng các tổn thương thì kỹ thuật này có nhiều tiến bộ hơn. Nội soi ống mềm và sinh thiết phế quản có thể quan sát được hình ảnh các tổn thương bên trong lòng phế quản một cách rõ ràng, chi tiết, có thể theo dõi và kiểm tra chính xác các bệnh lý về đường hô hấp.
Tuy nhiên, khi thực hiện kỹ thuật này thì bệnh nhân cũng có thể gặp phải những biến chứng hoặc rủi ro như:
-
Dị ứng với thuốc tê, vì thế thường phải test thuốc tê cho bệnh nhân trước khi thực hiện nội soi.
-
Có thể bị tổn thương niêm mạc phế quản trong quá trình di chuyển ống soi.
-
Chảy máu tại vị trí thực hiện sinh thiết phế quản.
-
Nguy cơ nhiễm trùng, xẹp phổi, tràn khí màng phổi nhưng thường rất hiếm khi xảy ra (5-5,5%)
2. Nguyên lý của kỹ thuật nội soi và sinh thiết phế quản
Bệnh nhân được hỏi bệnh, khám lại lâm sàng trước soi, kết hợp với hồ sơ bệnh án để đưa ra các dự định khi soi. Atropin 1/4 mg x 1 ống, tiêm bắp hoặc dưới da 30 phút trước soi để tránh tăng tiết ở miệng và phế quản, đề phòng phản xạ của thần kinh X. Tháo răng giả (nếu có). Gây tê: gây tê thành hầu, họng, mặt sau cuống lưỡi, thanh quản với lidocain (xylocain) nồng độ 5%. Ống soi được đưa qua đường miệng hoặc đường mũi (thường là đường mũi phổ biến hơn với nội soi ống mềm) > Gây tê bổ sung từ thanh môn tới các phế quản với xylocain 2% bơm qua ống soi rồi đưa xuống khí quản, phế quản. Ống soi có thiết kế một đầu gắn với camera ghi hình và đèn chiếu sáng, đầu kia gắn với tay nắm điều khiển, giúp điều khiển ống soi đến các vị trí cần thiết để quan sát kỹ hơn.
Khi thực hiện soi phế quản với mục đích chẩn đoán, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp tình trạng vận động của lớp niêm mạc đường hô hấp, dây thanh, phát hiện và đánh giá các tổn thương trong khí quản, phế quản. Với các tổn thương quan sát được bằng nội soi, bác sĩ có thể sinh thiết lấy mẫu trực tiếp tại vị trí phát hiện tổn thương.
Ngoài ra, soi phế quản còn có vai trò rửa phế quản, hút dịch, đờm để làm các xét nghiệm tế bào học và vi sinh vật học.
Ống soi có thể đưa qua đường mũi hoặc miệng để xuống phế quản
3. Khi nào cần nội soi và sinh thiết phế quản?
Nội soi và sinh thiết phế quản được chỉ định trong các trường hợp:
-
Chẩn đoán ung thư khí quản, phế quản, phổi.
-
Phát hiện các khối u lành tính trên đường thở, đánh giá mức độ phát triển của khối u.
-
Chẩn đoán các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản - phổi, áp xe phổi, đường hô hấp chứa nhiều dịch mủ...
-
Theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật phổi, điều trị ung thư phế quản, khí quản.
-
Phát hiện nguyên nhân gây nên các tình trạng: ho ra máu, ho kéo dài, tràn khí hoặc tràn dịch màng phổi, hẹp khí quản, khản tiếng,…
-
Xác định vị trí và theo dõi các tổn thương sau khi mở khí quản hoặc đặt nội khí quản…..
Các trường hợp chống chỉ định:
-
Rối loạn tim mạch: rối loạn nhịp tim nặng, suy tim nặng, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực gần đây hoặc không ổn định, tăng huyết áp nhiều không kiểm soát được...
-
Người bệnh suy hô hấp, COPD giai đoạn IV hoặc đang đợt cấp nặng, hen phế quản chưa được kiểm soát, người bệnh giãn phế nang nhiều kén khí lớn dễ vỡ, người bệnh tràn khí màng phổi chưa được dẫn lưu, người bệnh có tiền sử tràn khí màng phổi trong vòng 1 tháng,...
-
Có rối loạn về đông máu. Người bệnh không hợp tác.
Nội soi phế quản được chỉ định trong các trường hợp chẩn đoán bệnh đường hô hấp
4. Thực hiện nội soi và sinh thiết phế quản như thế nào?
Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, được gây tê bằng lidocain và thở oxy gọng kính 2 - 3 lít/phút.
Bước 2: Tiến hành thủ thuật:
-
Đưa ống soi qua mũi hoặc miệng của bệnh nhân để đưa sâu vào trong phế quản.
-
Di chuyển ống soi từ từ và quan sát đường hô hấp. Nếu phát hiện thấy tổn thương thì tiến hành sinh thiết.
-
Mẫu sinh thiết sau khi lấy xong thì lập tức được đưa vào lọ cố định bệnh phẩm có chứa dung dịch sinh lý NaCl 0,9%.
-
Khi đưa ống soi đến các phế quản tận, cần gây tê nhắc lại cho bệnh nhân và tiếp tục di chuyển ống soi để quan sát.
Bước 3: Kết thúc quá trình nội soi:
-
Kiểm tra và rút từ từ ống nội soi ra khỏi phế quản bệnh nhân.
-
Tổng hợp các kết quả thu được và tiến hành làm các xét nghiệm với mẫu bệnh phẩm đã lấy để có một kết quả chính xác về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Một số điều lưu ý khi thực hiện sinh thiết phế quản
-
Nguyên tắc khi soi phế quản: soi bên lành trước để không làm lây nhiễm bệnh sang bên phổi lành. Nếu người bệnh nặng, hoặc hợp tác kém tiên lượng không soi được đầy đủ cả 2 bên thì soi bên bệnh trước. Nếu không rõ bên tổn thương, hoặc tổn thương lan tỏa cả 2 bên thì nên soi bên phải trước
-
Khi thấy có tổn thương trong lòng phế quản hoặc các tổn thương trên phim cần sinh thiết các cựa phế quản thì tiến hành sinh thiết.
-
Ống nội soi phế quản được gần đến vị trí tổn thương hoặc vị trí cần sinh thiết. Bảo người phụ luồn kìm sinh thiết qua kênh làm việc của ống nội soi vào trong lòng phế quản. Sau khi đã nhìn thấy đầu kìm sinh thiết đã ra khỏi hoàn toàn ống soi mới bảo người phụ mở miệng kìm sau đó đẩy sâu kìm vào vị trí cần sinh thiết.
-
Dặn người phụ đóng kìm sinh thiết sau đó người soi chính dùng kìm để cấu lấy bệnh phẩm.
-
Số mảnh bệnh phẩm cần sinh thiết 4-6 mảnh que chải. Phương pháp này khá an toàn nhưng chỉ thực hiện được các xét nghiệm tế bào học.
Nội soi và sinh thiết phế quản là một kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán các tổn thương đường hô hấp. Tuy nhiên bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ khi thực hiện thủ thuật này. Nếu có các thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ với MEDLATEC chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí.
Nếu có các thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ với MEDLATEC chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí.
Hotline tư vấn khách hàng: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!