Tin tức
Tóc hư tổn: Nguyên nhân và cách phục hồi hiệu quả
- 16/07/2024 | Lý giải nguyên nhân tóc bạc sớm ở nam giới
- 01/04/2024 | Bứt tóc - hội chứng khó kiểm soát ở nhiều người và cách khắc phục
- 23/09/2024 | 9 nguyên nhân làm tóc chẻ ngọn khiến bạn bất ngờ
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc hư tổn
1.1. Chịu tác động từ nhiệt độ cao hoặc hóa chất
Một trong những nguyên nhân gây hư tổn tóc thường gặp là sử dụng quá nhiều hóa chất như thuốc nhuộm, thuốc uốn hoặc duỗi tóc, uốn tóc,... Những công cụ này làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của tóc, khiến tóc yếu và dễ gãy rụng.
Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao khiến tóc dễ bị hư tổn
1.2. Tác động từ môi trường
Môi trường xung quanh có rất nhiều yếu tố dễ làm tổn thương tóc. Đặc biệt, tóc rất dễ khi khô cứng, xơ rối và mất đi độ ẩm tự nhiên khi thường xuyên chịu tác động của gió bụi, ánh nắng mặt trời, nước biển,...
1.3. Chế độ dinh dưỡng không cân đối
Chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt là thiếu vitamin B, biotin, sắt, omega-3,... sẽ khiến tóc không có đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. Đây chính là lý do làm cho tóc yếu dần và bị hư tổn.
2. Dấu hiệu nhận diện mái tóc hư tổn
- Tóc khô và xơ rối
Xơ rối, khô ráp và khó vào nếp là những dấu hiệu đặc trưng cho thấy mái tóc hư tổn. Khi sờ vào, bạn sẽ cảm thấy tóc cứng, thiếu độ mềm mại và bóng mượt tự nhiên.
- Tóc chẻ ngọn
Chẻ ngọn là tình trạng tóc bị phân tách ở phần đuôi. Hiện tượng này là kết quả của việc tóc đã mất đi độ ẩm cần thiết nên dễ bị gãy và chẻ làm nhiều phần.
- Tóc gãy rụng
Khi tóc hư tổn, chân tóc cũng yếu dần, dẫn đến tình trạng gãy rụng.
- Tóc thiếu độ bóng
Do bị hư tổn khiến cho lớp màng bảo vệ bên ngoài tóc mất đi. Đây chính là nguyên nhân làm cho tóc không giữ được độ bóng như ban đầu.
3. Làm cách nào để phục hồi mái tóc hư tổn?
Như đã nói ở trên, có rất nhiều nguyên nhân khiến tóc bị hư tổn. Để tóc có cơ hội phục hồi tốt thì trước tiên cần tránh xa những nguyên nhân này sau đó chú ý thực hiện một số phương pháp như:
3.1. Lựa chọn đúng dầu gội và dầu xả
Sử dụng dầu gội và dầu xả chuyên dụng cho tóc hư tổn là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình phục hồi. Hãy lựa chọn sản phẩm chứa thành phần dưỡng chất có khả năng tái tạo tóc, như:
- Keratin: Tái cấu trúc và phục hồi sợi tóc từ bên trong.
- Protein: Bổ sung protein giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng.
- Dưỡng ẩm tự nhiên: Các thành phần như dầu dừa, bơ hạt mỡ hoặc dầu argan giúp cung cấp độ ẩm, tăng độ mềm mượt cho tóc.
3.2. Dưỡng ẩm cho tóc
Sử dụng dầu dưỡng hoặc mặt nạ dưỡng tóc từ thiên nhiên giúp tóc được cung cấp độ ẩm từ sâu bên trong. Trong đó, nên ưu tiên chọn sản phẩm dưỡng tóc từ:
- Dầu dừa: Làm mềm, cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết để tóc hư tổn.
- Dầu argan: Giàu vitamin E, giúp nuôi dưỡng và làm bóng tóc.
- Bơ hạt mỡ: Bảo vệ tóc khỏi tác động từ nhiệt độ cao và cung cấp dưỡng chất làm tóc thêm mềm mượt.
Nên ủ mặt nạ cho tóc tối thiểu 1 - 2 lần/tuần để cải thiện tình trạng tóc hư tổn. Khi dùng dầu dưỡng, hãy thoa từ giữa thân tóc đến ngọn tóc, tránh vùng da đầu để không gây bết, bít tắc chân tóc.
Dưỡng ẩm tốt giúp tóc hư tổn
3.3. Hạn chế dùng nhiệt và hóa chất
Sử dụng nhiệt thường xuyên với máy sấy, máy uốn, máy duỗi là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương tóc. Vì thế, khi tóc hư tổn, hãy:
- Hạn chế sử dụng dụng cụ tạo kiểu cho tóc bằng nhiệt độ cao. Trường hợp cần thiết, hãy để nhiệt độ ở mức thấp nhất.
- Trước khi tạo kiểu, nên thoa một lớp bảo vệ tóc khỏi nhiệt độ cao để tạo màng chắn, tránh cho tóc bị cháy xơ.
- Giãn thời gian nhuộm tóc và tránh sử dụng sản phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại cho tóc.
3.4. Cắt tỉa tóc định kỳ
Tóc hư tổn thường bị chẻ ngọn và dễ gãy. Tóc được cắt tỉa định kỳ sẽ loại bỏ được phần hư tổn để tăng cơ hội phục hồi. Nên cắt tỉa tóc sau 6 - 8 tuần để loại bỏ phần tóc chẻ ngọn, giúp tóc trông khỏe hơn và kích thích tóc mới mọc lên nhanh hơn.
3.5. Bổ sung dưỡng chất cho tóc
Chế độ ăn rất quan trọng đối với cung cấp dưỡng chất để tóc thêm chắc khỏe. Muốn tóc hư tổn sớm phục hồi và phát triển khỏe mạnh, hãy bổ sung ưu tiên bổ sung dưỡng chất có trong các thực phẩm:
- Biotin từ trứng, cá, ngũ cốc, hạnh nhân,... là những yếu tố kích thích tóc phát triển.
- Sắt từ rau xanh đậm, gan, thịt đỏ,... giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cho nang tóc.
- Omega-3 từ cá hồi, cá thu, các loại hạt,... giúp tóc mềm mại và bóng khỏe.
Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày cũng rất cần để duy trì độ ẩm cho tóc và da đầu.
3.6. Gội đầu đúng cách
Khi tóc hư tổn, hãy lưu ý các nguyên tắc gội đầu:
- Tránh gội đầu quá nhiều vì việc làm này dễ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc, khiến tóc tăng độ khô xơ và hư tổn. Tốt nhất chỉ nên duy trì tần suất gội đầu 2 - 3 lần/tuần.
- Gội đầu bằng nước lạnh hoặc nước ấm, không dùng nước quá nóng để tránh tổn thương da đầu và tóc.
- Khi gội đầu, hãy massage nhẹ nhàng để không làm tóc gãy rụng.
Gội đầu kết hợp massage da đầu giúp tóc không bị tổn thương
3.7. Tránh hoạt động làm hư hại tóc
- Tránh buộc tóc quá chặt và hạn chế chải tóc khi ướt
Buộc tóc quá chặt có thể làm tóc bị kéo căng gây gãy rụng. Tóc còn ướt thường dễ bị tổn thương. Vì thế, hãy để tóc khô tự nhiên hoặc dùng khăn bông mềm thấm bớt nước rồi mới chải tóc.
- Tránh ánh nắng mặt trời
Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể làm tóc bị khô xơ và mất đi độ ẩm. Khi ra ngoài, hãy đội mũ nón hoặc xịt dưỡng tóc chứa thành phần chống tia UV để tóc được bảo vệ khỏi tác động của ánh nắng.
Tóc hư tổn ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ đẹp tự nhiên của con người, nhất là với phái đẹp. Vì thế, hãy chú ý phát hiện sớm dấu hiệu hư tổn để chăm sóc đúng cách, giúp tóc sớm phục hồi và trở nên chắc khỏe hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
