Tin tức
Bứt tóc - hội chứng khó kiểm soát ở nhiều người và cách khắc phục
- 01/10/2023 | Tóc máu là gì và một số vấn đề nên biết về tóc máu
- 01/12/2023 | Cấu trúc sợi tóc và bí quyết để có mái tóc khỏe mạnh
- 01/04/2024 | Tóc nửa đen nửa trắng vì bạc sớm, nguyên nhân và cách khắc phục
- 01/08/2023 | Khi chạm nhẹ vào tóc thấy đau đầu là bị làm sao?
- 20/09/2024 | Giải đáp: Tóc bạc sớm ở nữ nên uống gì để phục hồi?
1.
Nguyên nhân bứt tóc là gì?
Hiện vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây nên hội chứng bứt tóc ở nhiều người. Tuy nhiên, các yếu tố sau có thể là tác nhân dẫn đến tình trạng này:
Tâm lý lo lắng, chịu áp lực là nguyên nhân khiến nhiều người hình thành thói quen bứt tóc
- Yếu tố di truyền và rối loạn tâm lý
Có những người thường xuyên bứt tóc vì bị rối loạn lưỡng cực, trầm cảm,... Ngoài ra, di truyền cũng được xem là yếu tố nguy cơ cao khiến cho một người nghiện bứt tóc mà không rõ lý do.
- Thường xuyên bị lo lắng
Lo lắng càng nhiều thì hành động bứt tóc càng diễn ra với tần suất thường xuyên, mức độ nghiêm trọng hơn. Không ít người bứt tóc để giải tỏa cảm xúc bứt rứt, khó chịu,... đang tồn tại.
- Áp lực, căng thẳng
Khi cảm thấy căng thẳng hay phải chịu áp lực quá mức, nhiều người đã bứt tóc trong vô thức. Cảm giác đau khi kéo và bứt tóc khiến họ cảm thấy bớt căng thẳng, chú tâm vào hành vi của mình mà quên đi sự căng thẳng mà họ đang trải qua.
- Mất kiểm soát
Lo lắng quá mức khiến hành vi nhận thức bị mất kiểm soát nên cơ chế điều khiển xung động của não hoạt động không hiệu quả. Trong trường hợp này, một số người nhổ tóc trong vô thức và không biết về hành động đang diễn ra với mái tóc của mình.
2. Triệu chứng ở người nghiện bứt tóc và những hệ lụy cần cảnh giác
2.1. Triệu chứng nghiện bứt tóc
- Có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn sau khi bứt tóc.
- Tóc thưa hơn, da đầu xuất hiện các mảng hói.
- Kiểm tra chân tóc, dùng tay giật nhổ hoặc xoay tóc, cắn hoặc nhai tóc.
- Cắn môi, cắn móng tay, kéo da,...
- Trải qua các trạng thái cảm xúc phức tạp như tự ti, lo lắng, cảm giác không kiểm soát được, có ý nghĩ tiêu cực về bản thân,...
2.2. Ảnh hưởng của hội chứng bứt tóc
- Tác động về tâm lý
Người mắc hội chứng bứt tóc thường trải qua các vấn đề tâm lý như tự ti, lo lắng và trầm cảm. Họ có thể cảm thấy mất tự tin về vẻ ngoài của mình và lo sợ sự phê phán từ người khác khi bị phát hiện hành vi bứt tóc của mình.
- Tác động về mặt xã hội
Những người nghiện bứt tóc thường muốn giữ bí mật về hành vi của mình. Theo thời gian, điều này có thể gây nên cảm giác cô đơn và cách biệt với xã hội. Không ít người trong số đó né tránh giao tiếp xã hội hoặc các tình huống mà hành vi bứt tóc của họ dễ bị phát hiện.
- Tác động đến da đầu
Hành vi kéo hoặc bứt tóc thường gây ra tổn thương cho da đầu và có thể làm mất tóc vĩnh viễn. Nếu hành vi này diễn ra thường xuyên và động tác thực hiện mạnh thì có thể gây nên các vấn đề về da đầu như viêm nhiễm, nấm da, hói,...
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Người nghiện bứt tóc thường mất nhiều thời gian và sự tập trung vào hành vi của mình. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả học tập, làm việc, gián đoạn nhiều quy trình của cuộc sống.
- Có khối tóc bên trong ruột
Bị mắc hội chứng nghiện bứt tóc thường đi kèm với hành vi nhai, cắn, ăn tóc. Theo thời gian, một số lượng lớn tóc sẽ nằm trong ruột và hình thành khối u tóc lớn khiến người bệnh bị nôn, sụt cân,... đe dọa đến tính mạng.
Bứt tóc trong thời gian dài dễ hình thành mảng hói đầu
3. Xử trí với hội chứng bứt tóc như thế nào?
Quá trình điều trị hội chứng bứt tóc cần có sự kiên trì kết hợp giữa can thiệp y khoa và liệu pháp tâm lý để giảm thiểu hành vi và cải thiện chất lượng cuộc sống:
3.1. Liệu pháp tâm lý
Các buổi tư vấn tâm lý có thể giúp người bệnh nhận biết được mức độ nguy hiểm trong hành vi và chủ động kiểm soát hành vi bứt tóc. Thông thường, trong các buổi trị liệu này, bác sĩ tâm lý sẽ thực hiện kỹ thuật điều chỉnh cảm xúc cho người bệnh và thay thế hành vi có hại bằng các hành vi lành mạnh, giúp họ nhận thức và dần dần bỏ đi thói quen bứt tóc.
Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, giúp người bệnh nhận ra tác hại và thay đổi suy nghĩ tiêu cực - là nguyên nhân gây ra hành vi bứt tóc.
3.2. Dùng thuốc chống trầm cảm
Đối với các trường hợp nghiện bứt tóc do lo âu, căng thẳng, trầm cảm,... bác sĩ sẽ kê đơn trầm cảm hoặc thuốc chống rối loạn lo âu để giúp cải thiện các triệu chứng tâm lý. Việc dùng thuốc giúp người bệnh có cảm giác thoải mái hơn để kiểm soát hành vi bứt tóc của mình.
Bứt tóc xuất phát từ vấn đề tâm lý thường sẽ được kê đơn thuốc chống trầm cảm để kiểm soát hành vi
3.3. Hỗ trợ từ gia đình và xã hội
Sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi của người bị hội chứng bứt tóc. Sự ủng hộ, lắng nghe và khích lệ của nhóm người này sẽ giúp người bệnh yên tâm, hợp tác điều trị.
Ngoài ra, người bị nghiện bứt tóc cũng có thể tham gia các nhóm hỗ trợ hoặc cộng đồng dành cho những người mắc hội chứng này. Đây chính là cộng đồng để họ có được môi trường an toàn trong việc chia sẻ và hỗ trợ kiểm soát hành vi, sớm lấy lại tâm lý bình thường.
Hội chứng bứt tóc thường là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, cần được chú ý để điều trị và kiểm soát hiệu quả. Bằng sự kết hợp giữa liệu pháp tâm lý, dùng thuốc và sự khích lệ từ những người xung quanh, hội chứng này sẽ được ngăn ngừa.
Nếu còn băn khoăn nào hay cần tới sự trợ giúp y tế đối với các vấn đề về da, quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa một cách thuận tiện, nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!