Tin tức

Tổng hợp những phương pháp điều trị nổi mề đay an toàn, hiệu quả

Ngày 09/10/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Nổi mề đay là hiện tượng da bị nổi mẩn, gây ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân tác động xấu đến tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt thường ngày. Nắm được thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh sẽ giúp bạn đọc ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

1. Cơ chế nổi mề đay

nổi mề đay là một bệnh có đặc trưng là các vết nổi, sần màu đỏ, gây ngứa, ban đầu chỉ xuất hiện ở một vùng nhỏ, sau đó lan rộng. Nó có thể biến mất sau khi cơ thể ngừng tiếp xúc hoặc đào thải khỏi cơ thể các yếu tố gây kích ứng, nhưng có trường hợp mề đay nổi kéo dài lâu ngày. Nếu bệnh nặng có thể kèm theo các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, nhiễm trùng,…

Mề đay được chia thành hai giai đoạn:

  • Mề đay cấp tính: thường gặp ở trẻ em và phụ nữ từ 30 - 60 tuổi, bệnh kéo dài không quá 6 tuần, biến mất sau một khoảng thời gian nhất định trong vài giờ hoặc vài ngày.

  • Mề đay mãn tính: ca mắc tương đối hiếm, chỉ khoảng từ 1 - 5/1000 người bệnh kéo dài trên 6 tuần, các vết sần hồng tồn tại lâu hoặc tái phát thường xuyên.

Các biến chứng khi bệnh tiến triển nặng:

  • Phù mạch: các mạch máu dưới da bị tụ dịch và sưng phù dẫn đến hiện tượng phù mạch, triệu chứng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau (mí mắt, niêm mạc họng, lưỡi, môi,…).

  • Nhiễm trùng: ngứa ngáy khiến bệnh nhân khó chịu, gãi nhiều khiến da bị tổn thương, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể mắc các bệnh nguy hiểm hơn.

  • Sốc phản vệ: Bệnh tiến triển nhanh và nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn, hô hấp (khó thở, huyết áp tụt nhanh,…). Nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân có nguy cơ tử vong.

  • Suy nhược: Bệnh nhân ăn kém, mất ngủ, lo âu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch kém.

Điều trị sớm giúp giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng

Điều trị sớm giúp giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng

2. Các tác nhân gây nổi mề đay

  • Sức đề kháng: khi miễn dịch bị suy giảm, da dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với môi trường.

  • Thời tiết: thời điểm giao mùa, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến da.

  • Thức ăn: một số người có cơ địa mẫn cảm với các loại thực phẩm như hải sản, đậu, dưa leo,…

  • Động/ thực vật: lông vật nuôi, ong, phấn hoa,… cũng là các tác nhân có thể gây kích ứng da.

  • Thuốc: một số tác dụng phụ của thuốc có thể gây bệnh như cloramphenicol, macrolid, nhóm thuốc NSAIDs,… 

  • Di truyền: nổi mề đay do cơ địa đc di truyền từ thế hệ trước (bệnh viêm da cơ địa,…).

  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý: lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn, hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS),… 

  • Các yếu tố khác: khói bụi từ môi trường, các loại mỹ phẩm chăm sóc da, xà phòng,… khiến da mẫn cảm, không tương thích với cơ địa.

Các tác nhân gây dị ứng thường gây nổi mề đay

Các tác nhân gây dị ứng thường gây nổi mề đay

3. Phương pháp điều trị

Bạn có thể tự điều trị tại nhà khi bệnh vẫn còn nhẹ, các vết sần chưa lây lan rộng và chưa xuất hiện các biến chứng. Nếu các tổn thương có dấu hiệu nặng, tái phát nhiều lần, cơ thể đang mắc các bệnh lý khác,… cần phải đi thăm khám và chữa trị kịp thời. Một số gợi ý chữa mề đay như sau:

Chườm đá

Sử dụng túi chườm đá, khăn sạch bọc đá hoặc ngâm nước lạnh chườm lên những vùng da tổn thương tầm 10 phút, giúp làm dịu tình trạng ngứa và giảm sưng. Tuy nhiên, nếu tổn thương có tiến triển nặng, xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng (mủ, loét,…) tuyệt đối không được sử dụng.

Lá chè xanh

Lá chè có chứa các chất như flavonoid, tanin, các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, làm dịu các vết mẩn ngứa hiệu quả.

Lá khế

Lá khế có tính mát, vị chua, các chất kháng viêm, kháng khuẩn tuyệt vời có trong lá khế giúp giảm sưng tiêu viêm rất tốt. Bài thuốc này còn có thể áp dụng cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

Kinh giới

Lá kinh giới có tính ấm, tán hàn. Sử dụng nước lá kinh giới trong tắm rửa, dùng làm nước uống có hiệu quả rất tốt trong việc giảm ngứa.

Rau sam

Các chất kháng sinh tự nhiên có trong rau sam có tác dụng tiêu viêm, giải độc rất tốt. Rau sam là thực vật mọc hoang ở những vùng ẩm ướt (bờ sông, ao, ruộng,…). Nấu rau sam làm nước tắm hoặc lọc lấy nước thoa lên da giúp làm dịu các vết mẩn ngứa.

Tía tô

Tinh chất lá tía tô có công dụng rất tốt trong việc chữa trị các bệnh lý về da, nhất là bệnh mề đay. Kiên trì tắm, ngâm rửa với nước lá tía tô mỗi ngày hoặc có thể giã nát, đắp lên vùng da tổn thương có thể giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

Lá tía tô được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian

Lá tía tô được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian

Lưu ý khi sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà mặc dù cho kết quả chậm nhưng các bài thuốc dễ tìm kiếm, giá thành không cao so với việc điều trị tại phòng khám. Tuy nhiên bạn vẫn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Nguyên nhân gây bệnh: tránh xa, loại bỏ hoặc không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh (có trong thực phẩm, không khí,...), hạn chế ra ngoài lúc trời nắng nóng hoặc quá lạnh, giữ làn da luôn khô thoáng, sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh tái phát, việc chữa trị đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Trang phục: lựa chọn áo quần thoáng mát, co giãn, không gây trầy xước, tổn thương da.

  • Sinh hoạt: nên nghỉ ngơi nhiều, tránh làm các việc nặng khiến da tiết nhiều mồ hôi gây ẩm, nóng, bí da.

  • Vệ sinh: chỉ lau rửa, tắm nhẹ nhàng với nước ở nhiệt độ vừa phải, tránh chà xát quá mạnh. Không nên gãi các vết ngứa.

Nên vệ sinh nhẹ nhàng để tránh tổn thương thêm các tổ chức da

Nên vệ sinh nhẹ nhàng để tránh tổn thương thêm các tổ chức da

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc kháng Histamin: khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng sẽ tiết ra chất gọi là Histamin, dẫn đến tình trạng ngứa. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc kháng Histamin sẽ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc, nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

  • Thuốc kháng Histamin H2: thường được sử dụng kết hợp với thuốc kháng Histamin, bao gồm một số loại phổ biến như Zantac, Pepcid, Tagamet,…

  • Thuốc corticoid: được áp dụng khi tình trạng bệnh nặng, xuất hiện biến chứng như phù mạch, phù thanh quản, mề đay mạn tính,… mà thuốc kháng Histamin không đáp ứng hiệu quả. Nhưng việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như loãng xương, tiểu đường, tăng huyết áp,….

  • Một số loại thuốc khác: Leukotriene, Omalizumab, Aczone,…

Việc điều trị bằng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ, đồng thời đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Nổi mề đay là căn bệnh gây nhiều sự phiền toái với bệnh nhân và dễ xuất hiện các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời, triệt để. Ngay khi gặp các vấn đề bất thường, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị. Với đội ngũ dày dạn kinh nghiệm, trang thiết bị y tế hiện đại, bệnh viện MEDLATEC tự tin rằng sẽ đem kết quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của bạn với mức chi phí hợp lý, phải chăng. Mọi thắc mắc xin liên hệ với tổng đài 1900.56.56.56 để được hỗ trợ tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.