Tin tức

Tổng hợp từ A đến Z về triệu chứng trào ngược dạ dày

Ngày 27/12/2020
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Trào ngược dạ dày là triệu chứng gây ra nhiều cảm giác khó chịu, nếu không được chữa sớm sẽ khiến người bệnh ăn uống mất ngon, dễ thiếu chất. Vậy căn bệnh này có gây nguy hiểm không? Nên làm gì để điều trị dứt điểm hiệu quả? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

1. Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease - GERD) là khi axit dạ dày, dịch dạ dày trào ra khỏi dạ dày qua cơ thắt tâm vị ngược lên thực quản. Dịch dạ dày làm tổn thương niêm mạc lòng thực quản khiến bệnh nhân cảm thấy đau có thể ở mức độ nhẹ đến đau dữ dội khiến người bệnh thấy khó chịu.

Căn bệnh này khá phổ biến, không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ sơ sinh và trẻ em cũng có thể bị. Nếu không sớm điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có cả ung thư.  

2. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày với nhiều biểu hiện khó chịu

Trào ngược dạ dày gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày trở nên tồi tệ hơn:

  • Lối sống không lành mạnh: Ăn nhiều bữa lớn, ăn quá nhanh hoặc đi ngủ liền ăn khi ăn. 

  • Sử dụng các loại thuốc tây chứa thành phần như Teca, Marax, Bronchial, Quiberon, thuốc kháng histamin,…

  • Chế độ ăn uống dùng nhiều thực phẩm chứa chất béo, socola, tỏi, bia, rượu,… Ăn các thực phẩm có tính axit như trái cây chua, thực phẩm cay, hương vị bạc hà.

  • Mắc 1 số bệnh lý như viêm loét dạ dày, phù nề dạ dày, viêm hang vị dạ dày, hội chứng Zollinger-Ellison.

3. Biểu hiện khi trào ngược dạ dày

Khi bị trào ngược thực quản sẽ có nhiều triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như:

3.1 Ợ chua, ợ nóng

Do dịch acid ở dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản tạo ra cảm giác nóng rát phần xương ức đến cổ họng. Do đó, người bệnh thường cảm thấy chua hoặc nóng rát khi ợ do tác dụng của dịch dạ dày

3.2 Nóng dạ dày

Dịch acid từ dạ dày tràn lên gây chứng ợ nóng

Dịch acid từ dạ dày tràn lên gây chứng ợ nóng

Bệnh trào ngược dạ dày còn gây nóng, cồn cào trong bụng do lượng axit quá nhiều, kích ứng niêm mạc dạ dày. Chúng làm dạ dày bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, gây nhiệt miệng, cảm giác nóng dạ dày rõ hơn.

3.3 Đau tức ngực

Đôi khi acid ở dạ dày tràn lên thực quản, cũng làm người bệnh thấy căng tức, đau nhói ở ngực và khó chịu.

3.4 Buồn nôn và nôn

Khi dịch vị và axit bị trào ngược lên khoang miệng bắt buộc miệng phải tiết nhiều nước bọt hơn. Cùng với đó, dạ dày luôn co bóp liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến người bệnh dễ bị buồn nôn và nôn trớ.

3.5 Đắng miệng

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, dịch tiêu hóa có thể trào lên miệng và gây cảm giác đắng. tình trạng này xảy ra nhiều khi ngủ, cúi gập người hoặc khi tăng áp lực ổ bụng đột ngột. 

4. Phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày

4.1 Nội soi

Đây là phương pháp xét nghiệm chính được sử dụng để kiểm tra và xác định rõ niêm mạc thực quản ở bệnh nhân. Khi nội soi, bác sĩ có đánh giá chính xác được mức độ ảnh hưởng để có phương án điều trị phù hợp.

4.2 Chụp X-quang ống tiêu hóa trên với Barium

Để xác định rõ hơn về chứng trào ngược dạ dày, các bác sĩ có thể tiến hành bằng cách chụp X-quang bari tùy thuộc theo mức độ. Phương pháp này thường kết hợp cùng nội soi để đánh giá các biến chứng liên quan đến bệnh như hẹp môn vị dạ dày,...

4.3 Kiểm tra PH thực quản

Cách kiểm tra này là phương thức duy nhất cho phép đo trực tiếp phơi nhiễm axit thực quản. Bên cạnh đó, nó còn giúp đo tần suất và sự liên quan giữa các triệu chứng và các cơn trào ngược. Kiểm tra PH thực quản được sử dụng để đánh giá với các bệnh nhân có các triệu chứng dai dẳng, khi nội soi không thấy trào ngược dạ dày. 

5. Đối phó bệnh trào ngược dạ dày

5.1 Sử dụng thuốc

Với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thì bác sĩ sẽ kê đơn thường có các loại thuốc điều trị bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin H2: Famotidine (Pepcid), Cimetidine, Ranitidine (Zantac).

  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) Rabeprazole: Esomeprazole, Lansoprazole, Omeprazole, Pantoprazole. Bổ sung nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột, tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới: prokinetic.

Tuy nhiên uống các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, đau bụng, Buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, chóng mặt, đau họng.

5.2 Tránh sử dụng thực phẩm gây ợ nóng

Việc ăn một vài loại thức ăn không phù hợp cũng gây lên triệu chứng trào ngược thực quản như:

  • Đồ chiên nhiều dầu mỡ

  • Thịt nhiều chất béo

  • Bơ và bơ thực vật

  • Các sản phẩm sữa nguyên chất

  • Sô cô la, bạc hà

  • Đồ uống chứa caffeine: nước ngọt, cà phê, trà, bia, rượu,…

Chính vì vậy, bạn cần loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của mình là cách đơn giản để chữa bệnh. 

5.3 Ăn uống đúng bữa

Chú ý đến chế độ ăn uống đều đặn hạn chế tình trạng trào ngược

Chú ý đến chế độ ăn uống đều đặn hạn chế tình trạng trào ngược

Bác sĩ thường khuyến khích người bệnh cắt giảm khối lượng trong 1 bữa ăn hàng ngày. Bởi ăn quá nhiều bắt buộc dạ dày phải mở rộng, tăng áp lực thực quản, gây ợ nóng. Đồng thời, hạn chế ăn vặt đêm, sau khi ăn tối xong cần thời gian nghỉ ngơi để tiêu hóa thức ăn.

5.4 Tư thế khi ngủ

Tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể gây nhiều biến chứng tăng cao hơn. Do đó, khi ngủ cần chú ý tư thế:

  • Nằm duỗi thẳng người, gối đầu cao hơn so với dạ dày. Điều này giúp ép thức ăn chống lại cơ thắt thực quản dưới và giúp giảm áp lực trong dạ dày.

  • Kê toàn bộ đầu giường cao hơn và hơi nghiêng 1 chút sẽ giúp hạn chế triệu chứng trào ngược khi ngủ.

5.5 Ăn trái cây 

Khi bị trào ngược dạ dày, bạn nên tránh ăn các loại quả có hàm lượng axit cao như: cam, bưởi, dứa. Thay vào đó, hãy ăn chuối hoặc táo mỗi ngày để sự khó chịu của axit không quay trở lại.

Như vậy, bài viết này Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã cung cấp đầy đủ các thông tin về triệu chứng trào ngược dạ dày. Hy vọng giúp ích cho bạn trong việc nhận biết cũng như điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, để chắc chắn tình trạng bệnh hơn bạn hãy liên hệ tổng đài 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao hàng đầu chúng tôi sẽ tư vấn giải đáp mọi thắc mắc các vấn đề bệnh trào ngược dạ dày của bạn. 

Đồng thời, tại MEDLATEC có đủ thiết bị siêu âm, nội soi, chụp X-quang chẩn đoán bệnh được chính xác và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất. Hơn 24 năm thành lập và phát triển, luôn đặt y đức, phục vụ chuyên nghiệp lên hàng đầu chắc chắn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là điểm đến tin cậy cho các bệnh nhân thăm khám và sử dụng dịch vụ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.