Tin tức
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế
- 12/12/2020 | Góc tư vấn: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?
- 16/12/2020 | Bác sĩ trả lời: trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?
- 17/12/2020 | Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em và người lớn
1. Nguyên tắc cần tuân thủ trong điều trị trào ngược dạ dày
Dù bất cứ bệnh lý nào, việc xác định nguyên nhân gây bệnh cũng vô cùng quan trọng. Với trào ngược dạ dày thực quản, hãy cung cấp cho bác sĩ các thông tin bệnh tình, thói quen ăn uống sinh hoạt của bạn như: tần suất gặp phải, mức độ trào ngược, thời gian xuất hiện bệnh, mức độ có tăng dần hay không, chế độ ăn uống,…
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp
Thông tin triệu chứng này kết hợp với kết quả chẩn đoán chuyên khoa khác, bác sĩ mới xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
Điều trị cần dựa trên 3 nguyên tắc sau:
-
Cải thiện, tăng cường chức năng của cơ thắt thực quản dưới.
-
Dùng thuốc phù hợp để giảm triệu chứng trào ngược bệnh lý.
-
Hạn chế biến chứng khác trong điều trị.
2. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế
Giống như đặc điểm chung của các bệnh lý đường tiêu hóa, trào ngược dạ dày rất khó chữa dứt điểm, bệnh có thể dễ dàng tái phát và kéo dài dai dẳng. Các chuyên gia đánh giá, tỷ lệ khỏi bệnh khi tuân thủ theo phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế là 50%, còn lại phụ thuộc vào người bệnh cũng như tác động khác.
Mức độ bệnh sẽ quyết định đến lựa chọn phương pháp điều trị
2.1. Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Với bệnh nhân trào ngược có triệu chứng bình thường, không nghiêm trọng thì nên áp dụng điều trị bằng thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Triệu chứng bệnh sẽ được đẩy lùi, cụ thể như sau:
-
Hạn chế thực phẩm gây kích thích dạ dày và đường ruột: gồm những thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, rượu bia, thuốc lá, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,…
-
Hạn chế thực phẩm có hại cho dạ dày và dễ gây trào ngược như: đường tinh luyện trong nước ngọt, bánh kẹo, hoa quả chua, caffeine, socola,…
-
Không mặc quần áo quá chật hoặc nịt bụng,... Việc này sẽ làm tăng áp lực ổ bụng và dễ dẫn tới trào ngược.
-
Ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa, không nên uống nước trong khi ăn và sau khi ăn 30 phút.
-
Không ngủ hoặc nằm ngay sau khi ăn, tư thế ngủ tạo độ dốc từ phần dạ dày xuống khoang miệng sẽ giúp giảm cơn đau bụng và trào ngược.
-
Tập thể dục: Đây là cách để nâng cao sức khỏe chung cho bệnh nhân, giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ thể vận động khỏe mạnh và săn chắc hơn, hệ miễn dịch cũng hoạt động tốt hơn giúp phục hồi bệnh.
Tập thể dục giúp chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh
2.2. Phác đồ điều trị dùng thuốc
Khi triệu chứng bệnh nặng hoặc không đáp ứng với phác đồ điều trị trên, bác sĩ sẽ cần chỉ định thuốc điều trị. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa căn bệnh này hoàn toàn, việc điều trị chủ yếu làm thuyên giảm triệu chứng bệnh, cải thiện chức năng cơ thắt tâm vị dạ dày,… Vì thế, nếu không tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định thì có thể bệnh càng nặng hơn và kéo dài dai dẳng.
Những loại thuốc thường dùng trong phác đồ điều trị trào ngược chuẩn gồm:
Thuốc trung hòa acid
-
Smectite: Trung hòa acid, thích hợp với bệnh nhân bị trào ngược kiềm.
-
Phosphalugel, Maalox.
-
Sucralfat: Trung hòa acid, bảo vệ và hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày.
Thuốc điều hòa nhu động
-
Metoclopramide: tăng chức năng nhu động thực quản, song có thể gây kích thích tiêu hóa với triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
-
Domperidon: Điều hòa nhu động, tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới, giảm mức độ bệnh.
Thuốc giảm tiết acid dạ dày
-
Thuốc ức chế bơm proton: giảm tiết acid dạ dày hiệu quả, nhà nhóm thuốc được sử dụng hàng đầu.
-
Thuốc kháng Histamin: có tác dụng giảm bài tiết acid dạ dày, từ đó các triệu chứng ợ hơi, ợ chua cũng được cải thiện.
Điều trị bằng thuốc hiệu quả với hầu hết trường hợp bệnh
2.3. Phẫu thuật điều trị.
Không nhiều trường hợp bệnh nhân phải can thiệp đến phẫu thuật để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, chỉ khi bệnh nặng không đáp ứng với 2 phương pháp điều trị trên kết hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh đặc biệt.
Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần được thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe và bệnh lý để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Hiện có 2 phương án phẫu thuật được áp dụng như: Nội soi và phẫu thuật Nissen - fundoplication.
Phẫu thuật Nội soi cho phép bác sĩ có thể quan sát chi tiết, nhiều góc cạnh trong toàn bộ cơ quan dạ dày - thực quản để xử lý chính xác. Phương pháp này giúp kiểm soát hiệu quả triệu chứng của trào ngược dạ dày, cũng hạn chế tổn thương vùng xung quanh.
Phẫu thuật Nissen - fundoplication
Kỹ thuật này sẽ can thiệp đến phần thực quản trong ổ bụng, đảm bảo chúng có độ dài thích hợp để không gây áp lực quanh đầu xa thực quản. Ngoài ra, những khiếm khuyết của lỗ thực quản cũng được khắc phục, bệnh nhân sẽ giảm được triệu chứng bệnh.
Phẫu thuật sẽ can thiệp đến cơ thắt thực quản để điều trị trào ngược dạ dày
Điều trị giảm triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản không khó, tuy nhiên để chữa bệnh dứt điểm, không tái phát không hề dễ dàng. Bởi nguyên nhân thường do cấu trúc cơ thắt thực quản dưới không kín hoặc cơ quan này đã bị giãn, khó hồi phục.
Vì thế sau khi điều trị, bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để hạn chế bệnh quay lại, thường xuyên tái khám kiểm tra. Đặc biệt những bệnh nhân triệu chứng nặng, điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật cần tái khám sớm hơn và liên tục để theo dõi.
Hi vọng những thông tin về phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế mà MEDLATEC chia sẻ trên đây sẽ giúp người bệnh gặp phải tình trạng này sớm cải thiện được.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, chắc chắn, bệnh của bạn sẽ sớm được điều trị khỏi. Liên hệ với MEDLATEC ngay để được tư vấn qua hotline 1900565656.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!