Tin tức
Top 9 lưu ý khi niềng răng cần biết
- 01/11/2023 | Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng bàn chải cho người niềng răng
- 01/11/2023 | Các giai đoạn niềng răng: hành trình chỉnh nha để có được “góc con người” tỏa sáng
- 01/11/2023 | Những yếu tố liên quan đến thời gian niềng răng được nhiều người quan tâm
1. Lựa
chọn phương pháp niềng răng
Đây chính là một trong những lưu ý khi niềng răng cực kỳ quan trọng. Hiện có các phương pháp niềng răng sau: Niềng răng mắc cài (bao gồm mắc cài kim loại và mắc cài sứ), niềng răng trong suốt. Mỗi phương pháp niềng răng có những đặc điểm riêng và khác nhau về mức giá, thời gian thực hiện,…
Nói chung, tùy vào tình trạng răng, điều kiện tài chính, tính chất công việc,…mà bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phù hợp. Điều này vừa đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao nhất, vừa giúp bạn không phải lo ngại về ngân sách.
Trước khi thực hiện niềng răng, nên tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp
2. Lựa chọn phòng nha uy tín
Bác sĩ nha khoa chuyên môn giỏi, tay nghề cao, cùng sự hỗ trợ của các máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo ca niềng răng đạt hiệu quả như mong đợi. Đó là lý do bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để thực hiện niềng răng. Không chỉ giúp quá trình chỉnh nha được thuận lợi, suôn sẻ mà lựa chọn phòng nha uy tín còn hạn chế, phòng tránh được các rủi ro, biến chứng.
3. Tuân thủ kế hoạch, lộ trình niềng răng
Niềng răng là một quá trình lâu dài, có thể từ 1,5 - 2 năm hoặc lâu hơn. Trong khi niềng, bạn cần tuân thủ lộ trình cũng như các hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Nếu không có thể xảy ra các sự cố như răng dịch chuyển chậm hoặc sai vị trí, tình trạng viêm nướu hay sâu răng do vệ sinh răng miệng không đúng,…
Đặc biệt, đối với niềng răng trong suốt bằng khay niềng thì bạn cần tuân thủ thời gian đeo là 22 giờ/ ngày. Không tự ý tháo và không đeo niềng răng trong thời gian dài vì việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian và hiệu quả chỉnh nha. Điển hình nhất là việc không đeo khay niềng liên tục sẽ khiến răng dịch chuyển sai vị trí. Khi đeo khay niềng vào thì khay niềng không còn tương thích với hàm răng.
Tuân thủ lộ trình niềng răng để đảm bảo hiệu quả cao và phòng tránh biến chứng
4. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Một lưu ý khi niềng răng khác mà bạn cần phải nhớ là chăm sóc răng miệng đúng cách. Bởi trong khi niềng, thức ăn dễ bám dính vào khí cụ nha khoa, hình thành nên mảng bám và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, sâu răng. Điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian, lộ trình và tính hiệu quả của ca niềng.
Để phòng tránh các sự cố nói trên, sau mỗi bữa ăn, bạn cần dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch thức ăn trong kẽ răng và mắc cài. Khi đánh răng, bạn nên dùng bàn chải lông mềm và bàn chải kẽ để làm sạch cặn thức ăn tối ưu. Đặc biệt, sử dụng kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor cao để phục hồi men răng, giảm tình trạng ê buốt. Cuối cùng là dùng nước súc miệng để gia tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
5. Lưu ý khi niềng răng: Cẩn trọng trong ăn uống
Xây dựng chế độ ăn khoa học là một trong những điều cần biết khi niềng răng. Bởi việc đeo khí cụ nha khoa trong miệng sẽ khiến hoạt động ăn uống khó khăn hơn, nếu không cẩn thận có thể làm bung mắc cài, đứt dây cung hoặc làm trầy xước, chảy máu niêm mạc trong miệng.
Nên thận trọng khi ăn uống trong suốt quá trình niềng răng
Ngoài ra, chế độ ăn khoa học còn giúp cơ thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất, phòng tránh các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng sụt cân, hóp má. Nguyên tắc ăn uống khi niềng răng như sau:
● Ưu tiên ăn thực phẩm loãng như canh, cháo, súp,… Nếu là thịt cá, rau củ thì nên nấu chín mềm và cắt nhỏ để giảm tần suất nhai.
● Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, bánh flan, phô mai,…để cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho cơ thể mà không lo gây áp lực lên răng.
● Kiêng thực phẩm cứng, thực phẩm có tính dẻo - dai hoặc thực phẩm quá nóng hay quá lạnh trong suốt quá trình niềng răng.
6. Xử lý các vấn đề khi đeo khí cụ nha khoa
Khi đeo mắc cài, một số người sẽ cảm thấy khó chịu, đau buốt trong vài giờ đầu. Nhưng nếu tình trạng kéo dài hơn 3 ngày, bạn cần đi tái khám ngay. Bên cạnh đó, nếu xảy ra các trường hợp bung mắc cài, tuột dây cung, mắc cài vỡ (mắc cài sứ) thì bạn không được tự ý sửa chữa mà cần đến phòng nha càng sớm càng tốt.
7. Tái khám theo lịch trình
Nếu là niềng răng mắc cài thì sau mỗi 4 tuần, bạn sẽ tái khám một lần. Còn niềng răng trong suốt thì thời gian tái khám là 6 tuần/ lần. Bạn nhất định phải tái khám theo lịch trình của bác sĩ nha khoa để bác sĩ có những đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn.
8. Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng
Một lưu ý khi niềng răng mà bạn nhất định phải tuân thủ là đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng. Thời gian đeo hàm duy trì thường từ 4 tháng đến 1 năm, tùy vào từng trường hợp. Ngoại trừ lúc ăn uống và vệ sinh răng miệng thì bạn cần đeo hàm duy trì liên tục để răng được ổn định tại vị trí mới, tránh sự cố chạy lạc.
Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng để răng được ổn định tại vị trí mới
9. Niềng răng để cải thiện ngoại hình là chưa đủ
Mục đích của việc niềng răng không dừng lại ở việc cải thiện ngoại hình. Bởi niềng răng còn có tác dụng khôi phục lại chức năng nhai do tình trạng sai khớp cắn. Khi khớp cắn được điều chỉnh thì hoạt động ăn uống sẽ dễ dàng hơn, đồng thời, phòng tránh các bệnh về tiêu hóa. Qua kiểm tra và thăm khám, bác sĩ nha khoa sẽ có hướng dẫn và chỉ định phù hợp với từng trường hợp.
Trên đây là những lưu ý khi niềng răng mà bất cứ ai cũng cần phải biết trước khi thực hiện. Nếu đang gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng, bạn có thể đến kiểm tra, thăm khám tại Hệ thống nha khoa MedDental thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC, hoặc gọi đến tổng đài 1900 400 066 để được tư vấn, đặt lịch.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!