Tin tức
Trả lời thắc mắc: duỗi tóc có hại không?
Trả lời thắc mắc: duỗi tóc có hại không?
Một mái tóc óng ả, mềm mượt là điều mong muốn của số đông phái đẹp. Vì thế, đã từ lâu, nhiều người đã chọn phương pháp duỗi tóc để làm đẹp mái tóc của mình. Vậy bên cạnh hiệu quả thẩm mỹ đạt được, liệu duỗi tóc có hại không? Câu trả lời sẽ có ngay trong những chia sẻ sau đây.
1. Duỗi tóc là như thế nào?
Duỗi tóc là phương pháp tạo kiểu cho tóc bằng các loại hóa chất chuyên dụng và các công cụ nhiệt giúp làm cho tóc trở nên thẳng và phẳng. Sau quá trình này, mái tóc trở nên suôn mượt và vào nếp hơn.
Duỗi tóc giúp tóc vào nếp và bóng mượt hơn
Hiện, phương pháp duỗi tóc sẽ được chia thành 2 loại:
- Duỗi tóc tạm thời
Đây là giải pháp dùng công cụ tạo nhiệt đơn giản, không cần hóa chất nhưng vẫn có thể duỗi làm thẳng tóc. Tuy nhiên, duỗi tóc theo cách này chỉ duy trì hiệu quả trong 1 - 2 ngày hoặc đến lần gội đầu kế sau. Sau khoảng thời gian đó, tóc sẽ trở lại như ban đầu. Phương pháp duỗi tóc tạm thời được áp dụng cho các trường hợp làm tóc để tham gia sự kiện, làm tóc cho cô dâu,...
Quá trình duỗi tóc tạm thời không quá phức tạp và có thể tự làm tại nhà. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp này thì cần tránh độ ẩm và nước để giữ được mái tóc thẳng.
- Duỗi tóc vĩnh viễn
Phương pháp duỗi tóc vĩnh viễn cần có sự hỗ trợ của các loại hóa chất và công
cụ tạo nhiệt. Sau mỗi lần duỗi tóc, hiệu quả có thể duy trì khoảng 3 - 6 tháng và nếu giữ gìn tốt có thể lên đến 1 năm. Khi đã duỗi tóc vĩnh viễn thì cần tránh cột búi tóc để tránh tạo nếp, làm gãy tóc.
2. Duỗi tóc có hại không?
Mặc dù đây là phương pháp đem lại hiệu quả làm đẹp cao cho vẻ đẹp bên ngoài của mái tóc nhưng không ít vẫn băn khoăn duỗi tóc có hại không. Để trả lời câu hỏi này thì bạn cần biết đến những nhược điểm nhất định của kỹ thuật duỗi tóc:
Duỗi tóc có hại không là băn khoăn của nhiều bạn gái trước khi làm đẹp tóc
2.1. Tóc bị khô
Quá trình duỗi tóc bằng máy với nhiệt độ cao làm cho chất dưỡng ẩm tự nhiên trong tóc bị mất đi. Thêm vào đó, các hóa chất làm thẳng tóc cũng khiến cho tóc trở nên khô, dễ bị gãy rụng, thiếu sức sống.
Đây cũng chính là khía cạnh đầu tiên trả lời cho băn khoăn duỗi tóc có hại không để bạn cân nhắc về quyết định làm đẹp của mình. Nếu vẫn quyết định duỗi tóc thì bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng ẩm cho tóc và nên giữ khoảng cách xa tối đa giữa các lần duỗi tóc.
2.2. Tóc dễ bị rụng
Duỗi tóc bằng các loại hóa chất dễ khiến cho cấu trúc của các sợi tóc bị thay đổi, nang tóc bị tổn thương và chân tóc yếu hơn. Kết quả của hiện tượng này là rụng tóc kéo dài, nang tóc bị hư tổn nặng nên tóc không thể mọc trở lại. Nếu phát hiện tóc rụng nhiều sau khi duỗi, bạn hãy dừng việc duỗi tóc trong lần kế tiếp để thực hiện các biện pháp chăm sóc, cải thiện sức sống cho tóc.
2.3. Tóc bị chẻ ngọn
Sự kết hợp của nhiệt độ cao và hóa chất trong các lần duỗi tóc sẽ khiến cho ngọn tóc ngày càng xơ, thiếu dưỡng chất. Kết quả là tóc duỗi ngày càng dễ bị chẻ ngọn, mái tóc thiếu sức sống hơn nhiều.
Để xử lý tóc chẻ ngọn bạn cần cắt tỉa bớt đuôi tóc nhưng cũng cần dưỡng tóc đều đặn và che chắn tóc cẩn thận khi ra nắng.
Hư hỏng nang tóc do duỗi tóc có thể gây nên ngứa da đầu
2.4. Ngứa da đầu
Nang tóc bị hư tổn sẽ không còn khả năng sản xuất ra các loại dầu dưỡng ẩm cho tóc và da đầu. Vì thế, da đầu dễ bị khô, bong tróc, ngứa ngáy. Đây cũng là câu trả lời cho vấn đề duỗi tóc có hại không để bạn cân nhắc về việc làm đẹp của mình. Để giảm thiểu tình trạng ngứa da đầu sau khi duỗi tóc bạn nên gội đầu thường xuyên và đội mũ khi đi ra ngoài để giữ gìn tóc sạch sẽ.
2.5. Tóc phát triển chậm
Duỗi tóc nhiều lần nhưng không chăm sóc tốt có thể làm cho lớp biểu bì tóc bị hư hại vĩnh viễn nên tóc mọc ít và chậm hơn.
2.6. Nguy cơ dị ứng da
Nếu quá trình duỗi tóc sử dụng hóa chất không an toàn thì có thể gây dị ứng da với các biểu hiện ửng đỏ, nổi mụn, phát ban trên da đầu. Nếu các dấu hiệu dị ứng ngày càng tăng hoặc không có dấu hiệu giảm bớt thì nên khám bác sĩ da liễu để có biện pháp điều trị kịp thời.
3. Làm cách nào để giảm thiểu tác hại của duỗi tóc?
Như vậy có thể thấy rằng, duỗi tóc không chỉ làm tóc yếu hơn mà còn gây nên nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, những hệ lụy đó vẫn có thể khắc phục được phần nào bằng cách:
- Dùng hoạt chất chống nhiệt: sử dụng hoạt chất chống nhiệt trước khi duỗi tóc giúp giảm thiểu nguy cơ xơ rối, gãy tóc do máy ép nhiệt.
- Không kẹp tóc quá nhiều: mỗi tuần không nên kẹp tóc quá 2 lần để tránh gây hư hại cho tóc. Có thể lựa chọn các hỗn hợp chăm sóc tóc bằng nguyên liệu tự nhiên như giấm táo, mật ong, dầu oliu,... làm mặt nạ ủ tóc.
- Không kẹp tóc khi tóc ướt: tóc ướt là thời điểm yếu và dễ gãy nhất nên hãy tránh kẹp tóc vào thời điểm này.
- Kết hợp dầu gội và dầu xả: mỗi lần gội đầu hãy dùng kết hợp dầu xả và dầu gội, nếu có thể, hãy hấp dầu tóc định kỳ 2 tuần/lần để giúp tóc có thêm độ ẩm và sức sống.
- Sau khi duỗi tóc không nên nhuộm tóc: việc làm này sẽ khiến tóc bị hư tổn nặng hơn nên hãy cố gắng nhuộm tóc sau khi duỗi vài tuần để tóc có thời gian hồi phục.
Thực tế là duỗi tóc giúp mái tóc của bạn thêm óng ả và mượt mà hơn nhưng bạn cũng nên biết duỗi tóc có hại không để tìm cách chăm sóc tóc tốt nhất khi lựa chọn giải pháp làm đẹp này. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ giảm thiểu tối đa hư hại cho tóc để giữ được mái tóc suôn mượt trong một thời gian dài.
BS Vân đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!