Tin tức
Tràn khí màng phổi áp lực là gì và các thông tin liên quan
- 10/09/2020 | Tràn dịch màng phổi ác tính có chữa được không?
- 30/12/2020 | Tràn khí màng phổi - những biến chứng không thể chủ quan
- 24/12/2020 | Lao màng phổi có lây không và cách phòng tránh như thế nào?
1. Tổng quan về chứng tràn khí màng phổi áp lực
Màng phổi gồm 2 lớp bao quanh phổi, giữa chúng chỉ là lớp dịch nhầy giảm ma sát và tạo áp lực âm giúp phổi di động dễ dàng hơn, máu cũng được vận chuyển đều đặn hơn. Tuy nhiên do nguyên do nào đó, màng phổi có thể bị rách khiến khí tràn vào trong, làm tăng áp lực trong khoang màng phổi. Trung thất vì thế bị đẩy về phía đối diện, cản trở máu tĩnh mạch đưa về tim.
Tràn khí màng phổi áp lực cần được điều trị đúng cách, tránh tổn thương phổi
Tràn khí màng phổi áp lực dẫn đến sự mất ổn định hô hấp và tuần hoàn, dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan nội tạng khác. Đa phần các trường hợp bệnh nhân do chấn thương ngực và phổi. Cần cẩn thận với trường hợp chấn thương ngực kín, đồng thời gây tràn khí và tràn máu màng phổi.
Tràn khí màng phổi quá nhiều còn dẫn đến tình trạng tràn khí dưới da, tràn khí lan ra toàn bộ ngực - bụng và cơ quan phía trên của cơ thể. Các chấn thương gây rách nhu mô phổi hoặc phế quản lớn thường gây ra biến chứng này. Đây là biến chứng hô hấp nặng, có thể tiến triển nhanh, khiến bệnh nhân tử vong trong thời gian ngắn do suy hô hấp và tuần hoàn.
Triệu chứng tràn khí màng phổi thường khá rầm rộ
Triệu chứng của tràn khí màng phổi thường khá rầm rộ, chỉ có số ít trường hợp triệu chứng âm thầm thì tiên lượng cũng thường tốt hơn. Người bệnh thường khởi phát với cơn đau ngực dữ dội và đột ngột kèm theo chứng khó thở, cảm giác ngột ngạt. Lượng khí tràn trong khoang màng phổi càng nhiều thì mức độ khó thở càng tăng, ngoài ra còn phụ thuộc vào bệnh lý ở phổi trước đó.
Ngoài triệu chứng hô hấp, tràn khí màng phổi còn có thể gây triệu chứng toàn thân như sốt, hạ huyết áp, mạch nhanh, nhịp thở nhanh,… Cần cẩn thận nếu bệnh nhân có triệu chứng trụy tim mạch, ngừng tim,… nghĩa là tình trạng tràn khí nghiêm trọng cần cấp cứu sớm.
2. Chẩn đoán tràn khí màng phổi áp lực thế nào?
Tràn khí màng phổi áp lực sẽ được chẩn đoán dựa trên dấu hiệu, triệu chứng thực thể và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Trong đó, ảnh chụp X-quang và chụp CT có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán xác định bệnh và mức độ tràn khí màng phổi.
2.1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định tràn khí màng phổi thường không gặp nhiều khó khăn, nhất là với các trường hợp triệu chứng bệnh rầm rộ, rõ ràng. Hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng bản thân gặp phải như: đau ngực, khó thở, suy hô hấp (vã mồ hôi, khó thở, thở nhanh, người tím tái,…), choáng (tụt huyết áp, tay chân lạnh, mất ý thức,…).
Chụp X-quang là kĩ thuật chẩn đoán chủ yếu tràn khí màng phổi áp lực
Chẩn đoán xác định tràn khí màng phổi chủ yếu dựa trên kết quả chụp X-quang phổi. Tuy nhiên các thể bệnh khu trú, ảnh chụp X-quang có thể không rõ ràng, bác sĩ sẽ dựa trên các bệnh lý hô hấp, tiền sử bệnh khác để chẩn đoán chính xác.
2.2. Chẩn đoán nguyên nhân
Nguyên nhân tràn khí màng phổi có thể là thứ phát, nghĩa là dựa trên bệnh lý phổi trước đó, do chấn thương hoặc tự phát không rõ nguyên nhân. Tỉ lệ mắc tràn khí màng phổi tự phát là khá lớn, đặc biệt là ở giới trẻ, vì thế không dễ dàng để chẩn đoán tìm nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, hút thuốc làm hiện nay đã tăng tỉ lệ tràn khí màng phổi lên tới 9 lần.
Để chẩn đoán nguyên nhân tràn khí màng phổi, cần dựa trên nhiều thông tin như: tiền sử, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm,… Khó khăn để xác định nguyên nhân chính xác song cần phân biệt rõ ràng tràn khí màng phổi tự phát hay thứ phát để định hướng theo dõi và điều trị tốt hơn.
Yếu tố kích thích thường là thuốc lá, stress, gắng sức, ho mạnh hoặc do cơn hen phế quản. Chấn thương lồng ngực thường gây tràn khí màng phổi là gãy xương sườn, trong trường hợp này cần chẩn đoán đánh giá chấn thương cẩn thận.
Một số trường hợp để chẩn đoán nguyên nhân, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu như: chọc dịch màng phổi, soi phế quản, sinh thiết phổi, sinh thiết gan, châm cứu,…
2.3. Chẩn đoán phân biệt
Tràn dịch màng phổi có thể bị nhầm lẫn với các chứng bệnh có triệu chứng tương tự khác như:
Tràn khí màng phổi dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý phổi khác
Kén phổi
Triệu chứng khó thở, ho và khám lâm sàng khá giống nhau, tuy nhiên có thể phân biệt bằng ảnh chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính.
Bóng khí thũng
Nếu khi tràn khí màng phổi thường xảy ra ở 1 bên phổi, hiếm khi lan sang bên còn lại thì bóng khí thũng thường gặp ở cả 2 bên phổi. Để chẩn đoán phân biệt, chụp X-quang cũng có giá trị cao, ngoài ra còn dựa trên triệu chứng như: suy hô hấp mạn, triệu chứng cơ năng cấp tính,…
Hang phổi
Để phân biệt tràn khí màng phổi và hang phổi, bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử, bệnh sử và kết quả chụp X-quang.
3. Tràn khí màng phổi áp lực có bắt buộc phẫu thuật không?
Để điều trị tràn khí màng phổi áp lực, việc dẫn khí ra khỏi màng phổi là bắt buộc để màng phổi có thể phục hồi cấu trúc, áp lực và giúp chức năng phổi trở lại bình thường. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp đều phải phẫu thuật để dẫn khí màng phổi.
Đa phần trường hợp tràn khí màng phổi tự phát, thể tích khí nhỏ hơn 10% thể tích bên phổi bị ảnh hưởng thì bệnh nhân sẽ được theo dõi thoát khí tự nhiên. Trong trường hợp cần thiết sẽ được thở oxy để hỗ trợ thoát khí, sau khi triệu chứng bệnh sẽ biến mất và bệnh nhân được phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên cần theo dõi bằng chụp X-quang để xác định khí đã được thoát ra hoàn toàn hay chưa.
Phẫu thuật dẫn lưu khí được thực hiện nếu tràn khí màng phổi nặng
Nếu tràn khí màng phổi nặng, thể tích khí vượt quá 20% hoặc bệnh nhân có sức khỏe yếu, mắc bệnh phổi trước đó thì sẽ cần làm 1 số phẫu thuật đơn giản để dẫn khí. Dẫn lưu khí bằng kim, catheter hay phẫu thuật thắt buộc bóng khí, khâu lỗ thủng màng phổi sẽ được chỉ định tùy vào từng trường hợp cụ thể. Các phẫu thuật này thường khá đơn giản, người bệnh sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi khí được dẫn thoát dần dần ra khỏi màng phổi.
Ngoài ra, sau điều trị cần chăm sóc, theo dõi và dự phòng tái phát bởi theo thống kê, hơn 30% trường hợp tràn khí màng phổi áp lực tái phát bệnh trong vòng 3 năm sau đó. Mức độ nghiêm trọng nếu tái phát thường tăng lên, vì thế theo dõi và phòng ngừa chủ động bệnh tái phát được ưu tiên.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!