Tin tức
Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không và cách phòng ngừa bệnh
- 24/10/2022 | Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Một số điều cần lưu ý
- 27/02/2021 | Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không và cách khắc phục
1. Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bình thường, sau khi thức ăn được đưa qua miệng, cơ vòng sẽ mở cửa để thức ăn đi vào dạ dày và sau đó sẽ đóng lại. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản, cơ vòng lại không đóng kín khiến cho một phần dịch của dạ dày bị trào ngược lên phần thực quản khiến cho niêm mạc tại vùng này bị kích thích và gây ra một số triệu chứng như sau:
Trào ngược dạ dày là rối loạn tiêu hóa thường gặp
- Ợ hơi, ợ nóng hay ợ chua: Thường xảy ra sau khi ăn và vào ban đêm gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
- Buồn nôn: Triệu chứng này thường xảy ra khi người bệnh ăn quá no. Dịch vị trong dạ dày sẽ gây kích thích cổ họng và khiến người bệnh có thể bị buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn hay dịch vị. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chán ăn.
- Nghẹn, khó nuốt: Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy phần thực quản dẫn đến cảm giác vướng nghẹn hay khó nuốt ở cổ, rất khó chịu.
- Đắng miệng, nhất là khi người bệnh tiêu thụ các loại chất béo. Nguyên nhân gây đắng miệng là do dịch mật hòa tan với dịch tiết ra từ dạ dày và trào ngược lên thực quản.
Đau tức ngực có thể do bệnh trào ngược dạ dày
- Đau tức vùng thượng vị: Lượng axit trào ngược từ dạ dày gây kích thích những đầu mút sợi thần kinh ở niêm mạc thực quản khiến người bệnh có cảm giác đau tức ngực. Những cơn đau có thể lan rộng đến vùng lưng và cánh tay. Đây là dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tim mạch.
- Thường xuyên bị đau họng, khàn giọng và ho do lượng axit bị trào ngược lên gây tổn thương dây thanh quản.
- Tăng tiết nước bọt: Khi mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, độ pH ở vùng miệng cũng giảm xuống gây kích thích hoạt động của các cơ quan tiết nước bọt nhằm mục đích trung hòa lượng axit tại đây. Đó là lý do vì sao người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản lại tiết nhiều nước bọt hơn bình thường.
- Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải một số biểu hiện khác như khó thở, hen suyễn, hôi miệng, mòn men răng, mất ngủ,…
2. Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Với thắc mắc “trào ngược dạ dày có nguy hiểm không”, các chuyên gia giải đáp như sau:
- Đây là một dạng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến và nếu được nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm.
Bệnh có thể gây biến chứng ung thư thực quản
- Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:
+ Viêm, loét thực quản: Khi bị axit dạ dày tác động thường xuyên, thực quản của người bệnh có thể bị tổn thương, ăn mòn niêm mạc dẫn đến tình trạng viêm loét. Người bệnh sẽ có một số biểu hiện như khó nuốt, buồn nôn, đau ngực và chán ăn,… Tuy nhiên, nếu được điều trị, bệnh vẫn có thể được cải thiện hiệu quả.
+ Hẹp thực quản: Khi các vết loét ở thực quản phát triển lâu ngày và gây ra các mô sẹo, thực quản sẽ hẹp dần và gây khó nuốt, đau ngực.
+ Một số vấn đề về hô hấp: Trong tường hợp dịch axit từ dạ dày trào ngược lên đường hô hấp, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay tình trạng viêm phổi,… Một số biểu hiện bệnh có thể kể đến như chảy nước mũi thường xuyên, khàn giọng, ho nhiều, khò khè,…
+ Barrett thực quản: Tình trạng trào ngược axit dạ dày cũng có thể khiến cho các tế bào trong lớp mô lót thực quản bị đỏ và dày hơn, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Rất khó để nhận biết triệu chứng bệnh. Thông thường, bệnh nhân thường được chẩn đoán qua phương pháp nội soi và sinh thiết. Các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám sớm nếu xuất hiện một số biểu hiện như ợ nóng thường xuyên, đau ngực hay khó nuốt,…
+ Ung thư thực quản: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất và thường xảy ra ở nhóm đối tượng bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên. Biến chứng này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Hơn nữa, rất khó nhận biết biến chứng vì không gây ra những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng với một số dấu hiệu như chảy máu thực quản, đau xương ức, khàn tiếng, giảm cân không rõ nguyên nhân,…
3. Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản
Để phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Kiểm soát cân nặng: Việc duy trì mức cân nặng hợp lý có thể phòng ngừa nhiều loại bệnh tật khác nhau, trong đó bao gồm trào ngược dạ dày thực quản. Khi bị thừa cân, béo phì, áp lực lên vùng bụng sẽ tăng lên rất nhiều khiến dạ dày đẩy cao lên và tăng nguy cơ trào ngược axit lên thực quản. Do đó, nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, hãy giảm cân bằng một chế độ ăn lành mạnh và tập luyện khoa học.
Kiểm soát cân nặng để phòng tránh trào ngược dạ dày thực quản
- Bỏ thuốc lá: Những chất độc có trong khói thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh về phổi và tim mạch mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thắt thực quản và làm tăng nguy cơ bị trào ngược.
- Gối cao hơn hoặc nâng cao đầu giường để nâng cao phần cơ thể từ thắt lưng trở lên.
- Tuyệt đối không nằm ngay sau khi ăn. Bữa tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng.
- Khi ăn, nên ăn chậm và nhai kỹ. Đây là thói quen giúp giảm áp lực lên dạ dày và phòng tránh các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, trong đó bao gồm trào ngược dạ dày thực quản.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, các loại đồ uống có gas hay caffeine.
- Không nên mặc các bộ đồ bó sát để tránh gây áp lực lên thực quản.
Như vậy, với những thông tin trên bạn đã có thể tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc “trào ngược dạ dày có nguy hiểm không” cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!