Tin tức
Trẻ bị lác sữa là do đâu, nên xử trí thế nào?
- 02/10/2024 | Trẻ bị lác sữa (chàm sữa) có tự hết không? Cách giảm ngứa ngáy giúp trẻ ngủ ngon giấc
- 09/11/2022 | Bệnh chàm sữa là gì? Những điều quan trọng cha mẹ nên biết
- 01/03/2024 | Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: có cách nào giúp trẻ bớt khó chịu?
- 01/01/2024 | Bệnh chàm sữa ở trẻ và cách điều trị
1.
Nguyên nhân khiến trẻ bị lác sữa là gì?
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến trẻ bị lác sữa. Tuy nhiên, trẻ có cơ địa dị ứng thường gặp tình trạng này. Mặt khác, trẻ sinh ra bởi cha mẹ có tiền sử bị mề đay, dị ứng thời tiết, hen suyễn,... thì cũng dễ bị lác sữa. Đại đa số trẻ mắc phải tình trạng này thường cải thiện và khỏi hoàn toàn sau năm 1 tuổi.
Trẻ có cơ địa dị ứng rất dễ bị lác sữa
Ngoài ra, chất gây dị ứng kết hợp với cơ địa dị ứng cũng là yếu tố khiến cho trẻ bị lác sữa. Các chất gây dị ứng phổ biến nhất như: nấm mốc, khói bụi, lông thú nuôi, thực phẩm, rối loạn tiêu hóa,... Tình trạng lác sữa có thể trở nên trầm trọng hơn khi gặp các điều kiện: vải quần áo, khói thuốc, sữa tắm, thuốc tẩy, hanh khô,...
2. Nhận biết trẻ bị lác sữa qua những dấu hiệu nào?
Trẻ bị lác sữa thường xuất hiện tổn thương ở hai bên má, da mặt, chân tay,... nhưng chủ yếu ở vùng có nếp gấp. Khởi phát chàm sữa là các nốt mẩn đỏ sau đó chuyển thành mụn nước li ti, da nứt và rỉ nước sau đó đóng vảy và bong tróc. Tại những vùng da này sờ vào sẽ cảm giác khô ráp, căng, có vảy nhỏ.
Bên cạnh các dấu hiệu tổn thương da thì trẻ bị lác sữa cũng có thể mắc bệnh viêm mũi, hen suyễn. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt do lác sữa khiến trẻ ngủ không ngon, bú kém, hay quấy khóc,...
Việc trẻ gãi lên các vùng da bị lác sữa có thể khiến mụn nước vỡ ra và chảy dịch, rỉ máu. Nếu không đảm bảo vệ sinh ở vùng da này thì rất dễ bội nhiễm, điều trị gặp khó khăn, trẻ dễ có sẹo xấu về sau.
3. Điều trị và chăm sóc da cho trẻ bị lác sữa
3.1. Điều trị lác sữa ở trẻ nhỏ
Lác sữa ở trẻ nhỏ rất dễ tái phát theo điều kiện thời tiết, ăn uống. Việc điều trị cho trẻ bị lác sữa mục đích chính là làm ẩm, giúp da được bình thường trở lại và kéo dài thời gian tái phát, khó điều trị khỏi hẳn. Vì thế, trẻ bị lác sữa cần được hạn chế tiếp xúc tối đa với các tác nhân gây bệnh.
Cấp ẩm là nguyên tắc không được bỏ qua khi chăm sóc da trẻ bị lác sữa
Trong quá trình điều trị da cho trẻ bị lác sữa cần lưu ý:
- Không dùng kháng sinh liều cao nếu không có bội nhiễm. Việc sử dụng kháng sinh cần có sự thăm khám và chỉ định thuốc phù hợp của bác sĩ chuyên khoa.
- Vùng da nổi mụn nước đỏ hoặc có dịch tiết có thể bôi thuốc sát trùng.
- Vùng da đỏ, khô, bong vảy nếu được bác sĩ chỉ định có thể bôi thuốc chứa corticosteroid nồng độ thấp nhưng chỉ dùng trong khoảng 5 - 7 ngày, tuyệt đối không điều trị kéo dài.
- Không dùng corticosteroid hàm lượng cao của người lớn cho trẻ vì có thể gây mất màu da, teo da, thậm chí còn gây suy tuyến thượng thận.
3.2. Chăm sóc trẻ bị lác sữa
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho trẻ bị lác sữa cần hết sức cẩn thận, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để chọn được sản phẩm an toàn và hiệu quả đối với làn da của trẻ. Việc lựa chọn các bài thuốc chữa lác sữa dân gian cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến bệnh nặng hơn nên các bậc cha mẹ nên lưu ý.
Các loại thuốc chứa thành phần corticosteroid nếu sử dụng để điều trị lác sữa cho trẻ cần có chỉ định từ bác sĩ
Khi chăm sóc da cho trẻ bị lác sữa, cha mẹ cần lưu ý:
- Cố gắng giữ vệ sinh môi trường sống của trẻ sạch sẽ, không quá khô và không thay đổi nhiệt độ quá nhanh.
- Phòng ngủ của trẻ có điều hòa thì cần đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết.
- Da của trẻ bị lác sữa cần đảm bảo luôn được khô thoáng, tránh ẩm ướt, cần cho trẻ thay tã lót thường xuyên. Hàng ngày, sau khi tắm trẻ cần được bôi kem dưỡng ẩm toàn thân và cần dùng sữa tắm chuyên biệt dành cho trẻ có làn da nhạy cảm.
- Trẻ đã bước vào độ tuổi ăn dặm cần chú ý tránh loại thực phẩm dễ gây dị ứng để tránh trường hợp tạo điều kiện thúc đẩy tình trạng tràm sữa ở trẻ trở nên trầm trọng. Trong đó, đặc biệt chú ý kiêng các thực phẩm sau:
- Một số loại thực phẩm nên kiêng cho trẻ bị lác sữa:
+ Thức ăn giàu chất tanh: cá, cua, tôm,... có khả năng kích thích dị ứng nên khi trẻ ăn thức ăn từ nguồn thực phẩm này dễ bị bùng phát chàm sữa. Nếu trẻ đang bú mẹ thì mẹ cũng nên kiêng thực phẩm giàu chất tanh vì chúng có thể thông qua sữa mẹ vào cơ thể trẻ và kích hoạt chuỗi dị ứng.
+ Thức ăn giàu chất béo: đồ ăn chiên xào, thịt mỡ,... nếu ăn nhiều, ăn thường xuyên sẽ khiến cho các nốt lác sữa mọc nhiều hơn, không tốt cho làn da của trẻ.
+ Thức ăn cay nóng là loại gia vị kích thích tiêu hóa mạnh nhưng cũng dễ kích thích mồ hôi, gây ngứa, làm bùng phát triệu chứng lác sữa ở trẻ. Khi mẹ ăn nhiều các loại gia vị cay nóng thì sữa mẹ sẽ nóng hơn và trẻ bú sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng.
Trẻ bị lác sữa không phải là hiện tượng hiếm gặp và cần kiên trì điều trị, đặc biệt chú ý chăm sóc da đúng cách. Để việc chăm sóc và điều trị lác sữa cho trẻ đạt hiệu quả, an toàn với làn da thì tốt nhất cha mẹ nên cho con thăm khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán đúng và được hướng dẫn điều trị phù hợp, tránh tình trạng tự
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!