Tin tức
Trẻ bị ốm khi nào nên uống thuốc kháng sinh? Cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả cho bé
- 28/10/2021 | Bác sĩ Nhi khoa tư vấn: khi nào dùng thuốc kháng sinh cho trẻ?
- 03/02/2021 | Tìm hiểu về cơ chế tác dụng của kháng sinh
- 01/10/2021 | Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị ốm mùa dịch Covid-19
1. Vì sao cần phải cẩn trọng khi dùng kháng sinh?
Trẻ bị ốm khi nào nên uống thuốc kháng sinh? Trước khi đi vào nội dung này bạn cần hiểu rõ về thuốc kháng sinh, cũng như vì sao phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng nó. Thuốc kháng sinh là các loại dược liệu trải qua quá trình tổng hợp hoặc chiết tách từ các vi sinh vật, có tác dụng kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt chúng một cách đặc hiệu.
Mặc dù đem lại hiệu quả nhanh, nhưng thuốc kháng sinh vẫn có những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là cơ thể non nớt của trẻ. Ngoài ra, các loại vi khuẩn đang dần tiến hóa và thích nghi với các loại thuốc kháng sinh với tốc độ nhanh chóng, trong khi sự phát triển của y học vẫn chưa thể bắt kịp và tìm ra phương thuốc có động lực mạnh hơn, cùng với hiện tượng lạm dụng thuốc kháng sinh với cả con người và động vật. Từ đó khiến cho tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Vấn đề chăm sóc trẻ khi bị ốm luôn khiến mọi bậc phụ huynh bận tâm và lo lắng
2. Trẻ bị ốm khi nào nên uống thuốc kháng sinh?
Để biết chắc rằng trẻ bị ốm khi nào nên uống thuốc kháng sinh, đảm bảo việc dùng thuốc phát huy công dụng tốt và ngăn ngừa những phản ứng không mong muốn xảy đến, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Những yếu tố quyết định liệu trẻ có phải dùng kháng sinh hay không thường là:
Tình trạng sức khỏe hiện tại
Trẻ sẽ được kiểm tra tổng quát và làm một vài xét nghiệm để xem xét tình trạng sức khỏe và một số vấn đề xung quanh có thể kể đến như:
-
Các chỉ số sức khỏe tổng quát: dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim), chiều cao, cân nặng,… trẻ có bị suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì,…
-
Tình trạng bệnh: triệu chứng của trẻ có mức độ nặng hay nhẹ? (Ví dụ: nôn sau ăn hay nôn bất cứ thứ gì, trẻ quấy khóc hay li bì…).
-
Thời gian trẻ phát bệnh đã được bao lâu.
-
Những loại thuốc trẻ đã được cho dùng trước đó gồm những gì.
-
Trẻ đã có tiền sử về bệnh lý liên quan không.
-
Tiền sử thai sản về trẻ: trẻ được sinh mổ hay thường, đủ tháng hay non tháng,...
-
Kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu, kháng sinh đồ,…
-
Một số yếu tố khác: dị tật bẩm sinh, bệnh lý đang mắc (nếu có), yếu tố di truyền,…
Trẻ bị ốm khi nào nên uống thuốc kháng sinh và khi nào không nên uống?
Công hiệu của thuốc đối với yếu tố gây hại
Một loại kháng sinh có thể tác dụng lên một hay nhiều loại vi khuẩn, nhưng với hiện tượng kháng kháng sinh, loại thuốc ngày thường được áp dụng có thể đã không còn công hiệu như trước hoặc thậm chí vô hiệu, cần phải cân nhắc các biện pháp thay thế khác. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh không có tác dụng tình trạng nhiễm khuẩn do virus. Cho nên, để biết được trẻ bị ốm khi nào nên uống thuốc kháng sinh cần phải qua quá trình thăm khám kỹ lưỡng mới có thể xác định rõ.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số người lầm tưởng chỉ cần dùng thuốc của người lớn giảm một nửa liều thì có thể cho trẻ sử dụng. Đây là quan niệm sai lầm và có thể khiến sức khỏe của bé bị tổn hại nặng nề. Mọi loại thuốc kháng sinh đều đi kèm theo những phản ứng không mong muốn, ngoài việc tiêu diệt hại khuẩn còn gây ảnh hưởng đến hệ thống lợi khuẩn trong cơ thể. Những tác dụng phụ thường gặp như trẻ buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn,…
Để giảm thiểu tối đa những tác động của nó, liều lượng sử dụng thuốc luôn cần được cân nhắc kỹ lưỡng, không thể áp dụng tùy tiện cho trẻ. Đồng thời còn phải kết hợp với chế độ bổ sung dinh dưỡng thích hợp trong suốt quá trình điều trị.
Sự mẫn cảm với các thành phần thuốc
Thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng dị ứng hoặc sốc phản vệ. Nếu trẻ có cơ địa mẫn cảm và không được kiểm tra kỹ càng, việc dùng thuốc bừa bãi có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí đe dọa tính mạng trẻ.
Trẻ bị ốm khi nào nên uống thuốc kháng sinh cần phải qua quá trình thăm khám để có câu trả lời chính xác
3. Một số lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho trẻ
-
Dùng thuốc theo đúng chỉ định: dùng thuốc cho trẻ phải tuân thủ theo đúng với liều lượng đã được kê đơn, tuyệt đối không được tự ý thêm liều hoặc giảm bớt, ngừng thuốc sớm hay kéo dài thời gian dùng thuốc. Nhất là không được áp dụng đơn thuốc của người khác cho trẻ.
-
Bổ sung dinh dưỡng: việc tăng cường sức đề kháng sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất cho trẻ có vai trò rất quan trọng. Bố mẹ nên cho trẻ ăn các món dạng lỏng như cháo, súp, sinh tố,… và chia nhỏ bữa ăn để hệ thống tiêu hóa dễ dàng hấp thu hơn.
-
Ghi nhớ kỹ mọi lời dặn dò của bác sĩ trong quá trình chăm sóc trẻ, ví dụ như thời gian dùng thuốc, nhóm chất nên chú trọng bổ sung, những biểu hiện do tác dụng phụ của thuốc gây ra,… và hỏi lại nếu có thắc mắc. Đồng thời nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc cần báo lại ngay để được xử trí kịp thời.
-
Một số lưu ý trong việc chăm sóc khác: đảm bảo vệ sinh thân thể giúp trẻ phòng tránh nguy cơ bội nhiễm, nơi nghỉ ngơi được thông thoáng và sạch sẽ, chế độ ăn đầy đủ và cân đối các nhóm chất,…
Quá trình chăm sóc trẻ mang yếu tố quyết định với hiệu quả điều trị
Trẻ bị ốm khi nào nên uống thuốc kháng sinh cần câu trả lời từ các bác sĩ chuyên khoa và dày dặn kinh nghiệm. Vì vậy, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để trẻ được thăm khám cẩn thận và áp dụng biện pháp điều trị thích hợp nhất. Mọi thông tin liên quan cần được giải đáp xin liên lạc qua đường dây nóng 1900.56.56.56 - Tổng đài chăm sóc khách hàng hoạt động 24/7 và hoàn toàn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!