Tin tức

Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh lành?

Ngày 17/11/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thường tái phát nhiều lần và gây khó chịu cho bé. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, ngoài việc chăm sóc thì phụ huynh cũng cần quan tâm đến khẩu phần ăn của trẻ, đặc biệt là tìm hiểu trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì để đưa vào thực đơn cho bé.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp tơ là tình trạng ở các vị trí xung quanh miệng như môi, lưới, má, nướu xuất hiện các vết lở loét gây đau rát và khó chịu. Nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống của các bé, dẫn tới biếng ăn, chán ăn. Ngoài ra, khi bị nhiệt miệng một số bé có thể bị sốt cao.

Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì được nhiều cha mẹ tìm kiếm để giúp con thoát khỏi đau đớn và khó chịu

Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì được nhiều cha mẹ tìm kiếm để giúp con thoát khỏi đau đớn và khó chịu

Hiện nay, chưa thể khẳng định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nhiệt miệng này. Nhưng theo nhiều nhà khoa học suy đoán nhiệt miệng có thể do nhiều yếu tố sau gây nên:

  • Thường xuyên ăn đồ cay nóng, thiếu nước.

  • Thiếu các chất dinh dưỡng như: vitamin B, sắt, kẽm,...

  • Đối với phụ nữ có thể do rối loạn nội tiết tố nữ khi đến tháng hoặc mang thai.

  • Cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.

  • Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.

  • Khoang miệng bị nhiễm khuẩn.

  • Đang trong quá trình niềng răng.

  • Mắc các bệnh lý liên quan đến răng, miệng.

2. Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi

Để tình trạng nhiệt miệng suy giảm, một giải pháp hiệu quả mà bạn nên áp dụng là lựa chọn những thực phẩm tốt cho việc điều trị nhiệt miệng.

Các loại rau củ, trái cây

Bạn nên bổ sung các loại rau xanh vào bữa ăn của gia đình để hạn chế tình trạng nhiệt miệng. Bởi đây là nhóm thực phẩm chứa các yếu tố vi lượng dồi dào như: các loại vitamin nhóm B, vitamin C, các khoáng chất như sắt, kẽm. Những chất này sẽ ngắn ngừa được các thương tổn lên niêm mạc và các vùng da xung quanh miệng.

Nước ép cà chua có tác dụng làm <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/cach-xu-ly-vet-thuong-cho-tung-truong-hop-khoa-hoc-nhat-s195-n20296'  title ='vết thương'>vết thương</a> nhanh lành

Nước ép cà chua có tác dụng làm vết thương nhanh lành

Trong đó, có thể nói cà chua và cà rốt không những là thực phẩm thơm ngon mà còn là vị thuốc quý. Cà chua có tính bình, vị chua rất thích hợp cho việc thanh nhiệt, giải độc, điều trị nhiệt miệng. Trong khi cà rốt có chứa hàm lượng Beta-Carotene, đây là tiền chất của Vitamin A có tác dụng đào thải gốc tự do và chống oxy hoá, nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài việc chế biến thành các món ăn, bạn cũng có thể sử dụng cà chua hoặc cà rốt để làm nước ép cho bé.

Uống nhiều nước

Như đã đề cập ở trên, cơ thể thiếu nước là yếu tố gây nên tình trạng nhiệt miệng. Vì thế, việc trẻ bổ sung nước đầy đủ nước mỗi ngày là vô cùng cần thiết. Các bé nên bổ sung ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.

Thực phẩm giàu sắt

Sắt được biết đến với vai trò quan trọng trong việc sản xuất máu nuôi cơ thể. Ngoài ra, sắt còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình lành vết thương như nhiệt miệng. Trong trứng gà, thịt bò, các loại hạt, súp lơ,... có chứa hàm lượng cao chất sắt. Bạn nên bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn của bé nhé.

Sữa chua

Sưa chua là thực phẩm vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng, trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có tác dụng chống lại các vi khuẩn có hại trong miệng, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Ngoài ra, ăn sữa chua cũng là cách giúp bạn xoa dịu cảm giác khó chịu do nhiệt miệng gây ra.

Uống nước rau má

Từ lâu, rau má đã được biết đến là bài thuốc dân gian có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến răng miệng. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, trong rau má có chứa thành phần Triterpenoids, đây là hoạt chất có tác dụng hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Chỉ cần uống nước rau má trong vài ngày, bạn sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt.

Rau má là bài thuốc thanh nhiệt, giải độc hiệu quả

Rau má là bài thuốc thanh nhiệt, giải độc hiệu quả

3. Trẻ em bị nhiệt miệng không nên ăn gì

Ngoài sử dụng các thực phẩm để nhiệt miệng nhanh lành, bạn cũng nên kiêng dùng các thực phẩm sau cho bé, tránh tình trạng tái phát.

Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ

Có thể nói, đồ ăn chiên rán là món mà tất cả các bạn nhỏ đều yêu thích. Tuy nhiên, nên hạn chế các bé ăn những loại đồ ăn này. Đồ ăn chiên rán thường rất cứng và giòn khi ăn rất dễ va vào các vết thương và khiến nó càng nghiêm trọng. Hơn nữa, các món ăn này rất háo nước, dễ gây tình trạng khô miệng cũng làm nhiệt miệng nặng hơn, lâu lành.

Thực phẩm quá nhiều đường

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên hạn chế cho bé ăn các loại đồ ăn, bánh kẹo chứa quá nhiều đường. Việc này sẽ gây ra tình trạng sâu răng giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển, khiến cho các vết thương nhiễm khuẩn, lâu lành. Ngoài ra, việc ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến cơ thể bị nóng cũng khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm cay, nóng

Khi bé bị nhiệt miệng, khi chế biến thức ăn bạn không nên bỏ các loại gia vị cay nóng như: gừng, tiêu, ớt, tỏi vào món ăn của bé. Điều này thực sự không tốt cho quá trình hồi phục vết thương, đồng thời cũng khiến bé có cảm giác khó chịu khi ăn.

Hạn chế dùng các gia vị cay nóng khi nêm nếm món ăn của bé

Hạn chế dùng các gia vị cay nóng khi nêm nếm món ăn của bé

Đồ ăn mặn

Kể cả bé không bị nhiệt miệng thì bạn cũng không nên cho trẻ ăn mặn vì rất có hại cho sức khỏe. Khi bị nhiệt miệng, muối trong đồ ăn sẽ khiến bé cảm thấy đau xót, khó khăn hơn trong ăn uống, vết thương nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà bạn hạn chế muối vào trong bữa ăn mà nên nêm nếm vừa phải.

Đồ ăn chua

Trong các loại đồ ăn chua có chứa nhiều axit citric, đây là loại axit làm cho các vết thương bị viêm loét sẽ nghiêm trọng và lây lan ra rộng hơn. Hơn nữa, đồ ăn chua cũng làm tăng cảm giác đau xót hơn cho bé. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm hoặc trái cây chua.

Có thể thấy rằng, nhiệt miệng là tình trạng thường gặp ở khá nhiều trẻ nhỏ, điều này khiến bé đau đớn, khó chịu, chán ăn, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì là quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Bố mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm có tính thanh nhiệt, giải độc, hạn chế ăn các đồ ăn cay, nóng,... Có như thế thì tình trạng nhiệt miệng mới thuyên giảm và hạn chế nguy cơ tái phát.

Nếu bé yêu còn bất kỳ vấn đề nào khác về sức khỏe răng miệng, cha mẹ có thể đưa bé đến chuyên khoa Nhi - Bệnh viện MEDLATEC để được các bác sĩ tại đây kiểm tra và chữa trị. Tổng đài đặt lịch khám nhanh nhất: 1900565656.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.