Tin tức
Trẻ em sốt về đêm - Dấu hiệu nhận biết bệnh không thể coi thường!
- 21/12/2020 | Sốt kéo dài ở người lớn là bị bệnh gì?
- 15/12/2020 | Sốt phát ban ở người lớn - Triệu chứng nhận diện, nguyên nhân và biến chứng
- 23/11/2020 | Tìm hiểu về bệnh sốt thương hàn và cách phòng ngừa
1. Tình trạng sốt ở trẻ em có nguy hiểm không?
Sốt là gì?
Nhiệt độ cơ thể người thông thường sẽ xoay quanh 36.5 đến 37 độ (thân nhiệt trẻ em thường sẽ cao hơn người trưởng thành một chút), nhưng có thể do một số vấn đề nào đó khiến cho thân nhiệt chúng ta tăng lên một cách bất thường, hiện tượng này được gọi là sốt.
Tình trạng trẻ em sốt về đêm?
Rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng về hiện tượng sốt ở trẻ em, đặc biệt là khi trẻ em sốt về đêm khá thường xuyên ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi. Các bé sinh hoạt bình thường vào ban ngày, thậm chí là vui chơi, ăn uống rất tốt nhưng khi đêm đến thì lại có biểu hiện sốt cao khiến ba mẹ vô cùng bối rối.
Tình trạng này xảy ra rất nhiều và gây ra không ít phiền toái cho cả gia đình và sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, ba mẹ không được chủ quan mà cứ để kệ bé như vậy vì thấy con vẫn khỏe mạnh vào sáng hôm sau. Gia đình không nên chủ quan và cần theo dõi sát trẻ, nếu có triệu chứng bất thường cần cho trẻ đi khám ngay.
Tình trạng trẻ em sốt về đêm hay xảy ra ở các bé từ 1 đến 2 tuổi
2. Nguyên nhân trẻ em bị sốt về đêm?
Nguyên nhân bệnh lý: Tình trạng trẻ em sốt về đêm có khả năng cao là do trẻ đã mắc một số chứng bệnh như:
-
Bệnh sốt virus: Trẻ em sốt về đêm được xem là dấu hiệu của bệnh sốt virus, thân nhiệt bé có thể sẽ tăng tới 38,5 đến 39 độ thậm chí lên tới 41 độ C. Bên cạnh đó, sốt virus sẽ kèm theo các triệu chứng khác như: Đau đầu (đôi lúc sẽ đau toàn thân), sổ mũi, họng sưng tấy đỏ, nôn mửa,...
-
Một số căn bệnh nguy hiểm liên quan đến rối loạn hệ thần kinh trung ương điều nhiệt.
Sốt virus có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em sốt về đêm
Nguyên nhân khách quan: Ngoài các nguyên nhân do mắc phải các căn bệnh nguy hiểm thì cũng có thể là do yếu tố bên ngoài tác động.
-
Thời tiết thay đổi thất thường nhưng sức đề kháng của trẻ em lại khá yếu nên không kịp thích ứng với môi trường mới được, việc này dẫn tới tình trạng trẻ bị sốt, đặc biệt là sốt về chiều tối và đêm.
-
Trẻ chơi đùa nhiều, mồ hôi tiết ra nhiều, các lỗ chân lông giãn to ra nhưng lại tắm rửa ngay sau đó khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, khí lạnh sẽ ngấm dần vào cơ thể cho đến đêm thì phát sốt.
3. Nên làm gì khi trẻ em bị sốt về đêm?
Tình trạng trẻ sốt càng cao, càng kéo dài thì hậu quả sẽ càng khôn lường. Chính vì vậy, ba mẹ khi phát hiện trẻ bị sốt phải lập tức tìm cách hạ sốt cho bé trước sau đó hãy tìm hiểu xem nguyên nhân gây ra cơn sốt của trẻ là gì để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt, cao dán hạ sốt các bậc phụ huynh cũng nên thực hiện những việc làm sau:
-
Đo thân nhiệt của bé thường xuyên, cứ 15 phút một lần vào ban đêm và 30 phút một lần vào ban ngày trong trường hợp bé sốt cao trên 39 độ. Việc theo dõi nhiệt độ cơ thể bé sẽ giúp ba mẹ biết cách hạ sốt cho trẻ đúng lúc, đúng liều lượng.
-
Có thể chỉ cần dùng khăn ấm chườm cho trẻ để hạ sốt nếu nhiệt độ cơ thể bé không quá cao (khoảng 37, 38 độ).
-
Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ tăng quá cao, phụ huynh có thể vừa sử dụng thuốc uống hoặc thuốc nhét hậu môn để hạ sốt kèm theo việc lau người cho trẻ bằng khăn ấm sẽ góp phần giúp quá trình hạ sốt của bé hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không được sử dụng nước lạnh hoặc đá để chườm cho bé, việc làm này không những thân nhiệt bé không giảm mà còn có thể khiến bé bị cảm lạnh, viêm phế quản,...
-
Cho trẻ mặc đồ thoáng mát giúp việc tiết mồ hôi được diễn ra tốt hơn.
-
Nên giữ trẻ trong phòng thông thoáng, không bí bách.
-
Ba mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin, khoáng chất. Ngay cả khi trẻ sốt vào ban đêm cũng nên cấp thêm nước cho trẻ vì khi sốt tình trạng mất nước trong cơ thể sẽ xuất hiện khiến bé luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, quấy khóc,...
-
Không được cho trẻ uống các loại thuốc hạ sốt không rõ nguồn gốc hoặc không rõ liều lượng. Ba mẹ nên hỏi ý kiến các bác sĩ để có thể chọn cho bé loại thuốc phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe.
Không cho trẻ uống thuốc hạ sốt không rõ nguồn gốc và không rõ liều lượng
-
Trường hợp trẻ em sốt về đêm dù không sốt cao nhưng lại xuất hiện liên tục trong nhiều ngày (từ 3 ngày trở lên) thì ba mẹ cần đưa bé tới gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay, tuyệt đối không chủ quan.
-
Trong nhiều trường hợp trẻ sốt cao kèm theo cơn co giật thì phải lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để tránh nguy cơ ảnh hưởng thần kinh. Ba mẹ cũng tuyệt đối không được vỗ lưng trẻ khi trẻ bị co giật.
Ngoài việc thực hiện các biện pháp giúp trẻ hạ sốt, các bậc phụ huynh cần làm một điều vô cùng quan trọng nữa để đảm bảo sức khỏe của các con đó chính là xác định nguyên nhân gây ra sốt ở trẻ. Một cơ sở y tế uy tín, những bác sĩ có chuyên môn cao, cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ BHYT, bảo hiểm bảo lãnh,... tất cả các yếu tố trên đều cần được tìm hiểu trước khi bé có những triệu chứng không mong muốn xảy ra.
Chúng tôi xin giới thiệu với quý bạn đọc một bệnh viện đã có thâm niên gần 25 năm trong ngành y và hiện đang là một trong những bệnh viện được Bộ Y Tế đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, đó chính là bệnh viện MEDLATEC. Gia đình bạn hoàn toàn có thể đặt trọn niềm tin vào cơ sở y tế chất lượng này qua 2 cơ sở chính tại Hà Nội là BVĐK MEDLATEC - số 42 Nghĩa Dũng và PKĐK MEDLATEC Tây Hồ - Số 99 Trích Sài. Với việc liên hệ qua tổng đài của bệnh viện (1900565656) gia đình bạn có thể đặt lịch khám bệnh một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!