Tin tức
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và những điều phụ huynh cần biết
- 26/07/2022 | Cúm A ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý
- 22/07/2022 | Tiểu đường ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa
- 27/07/2022 | Trẻ cúm A nên ăn gì và mẹo chăm sóc đúng cách để nhanh khỏi bệnh
- 23/07/2022 | Bật mí những phương pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
1. Tìm hiểu về tình trạng rối loạn tiêu hoá
Sự co thắt bất thường của bộ phận trong hệ tiêu hóa, cụ thể là cơ vòng dẫn đến nhiều hiện tượng khác nhau như đau bụng hay việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng nhiểu, được gọi chung là rối loạn tiêu hóa. Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ người già cho đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu bệnh này gặp phải ở trẻ em thì cần phải lưu ý vì rối loạn tiêu hóa thường xuyên và liên tục sẽ ảnh hưởng rất lớn không chỉ trong cuộc sống, sinh hoạt hàng này mà vô tình làm chậm quá trình phát triển và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Bạn đã có những kiến thức gì về rối loạn tiêu hóa?
Giai đoạn trẻ còn nhỏ là giai đoạn mà hệ tiêu hóa cần một nguồn dinh dưỡng ổn định để duy trì, phát triển và bảo vệ sức khỏe cho cơ thể. Nếu không may trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ lúc này bị thiếu hụt một lượng dinh dưỡng nhất định. Điều này có thể dẫn đến những trường hợp, hậu quả như: trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng và làm chậm sự phát triển của trẻ về thể chất, trí não hay thậm chí là suy giảm hệ miễn dịch.
2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và những kiến thức cơ bản cho phụ huynh
Rối loạn tiêu hóa được biết đến là căn bệnh dễ gặp phải ở trẻ em. Bệnh về đường tiêu hóa được biểu hiện thông qua nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Tìm hiểu về các dấu hiệu, triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất quan trọng giúp phụ huynh dễ dàng nhận biết để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.
Thông tin chung cần biết về rối loạn tiêu hóa
2.1. Tiêu chảy
Tiêu chảy là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ cơ bản nhất. Nếu trẻ đi ngoài thường xuyên, cụ thể trên 3 lần/ngày trong khoảng thời gian 2 tuần, đặc biệt chất phân khi đi đại tiện là phân lỏng; hoặc đi kèm với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi hay bị nôn đột ngột. Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị tiêu chảy mà phụ huynh cần biết để lưu ý.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ nhỏ, có thể kể đến một số nguyên nhân tiêu biểu như: trẻ đang bú bằng sữa mẹ nhưng mẹ bị tiêu chảy hoặc đang uống thuốc, sử dụng thức ăn nhuận tràng; trẻ bị dị ứng sữa hay khó hấp thụ chất dinh dưỡng trong sữa; hoặc có thể tiêu chảy là do trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Rối loạn tiêu hóa có thể làm trẻ bị suy dinh dưỡng, thậm chí nếu mất quá nhiều nước, điện giải hoặc nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường gặp
Xuất hiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ, chúng ta nên làm gì?
-
Thăm khám bác sĩ sớm để được điều trị sớm;
-
Cần bổ sung oresol cho trẻ. Nên cung cấp cho oresol cho trẻ từ từ, tránh để trẻ bị nôn, ói. Đây chính là cách để bù nước, bù điện giải cho cơ thể mà ba mẹ cần biết và chú trọng. Ngoài ra, cần phải đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
-
Cung cấp dưỡng chất cho trẻ thông qua các thực phẩm làm từ khoai tây, gạo, thịt gà, thịt lợn. dầu thực vật, sữa đậu nành, táo, chuối,...
2.2. Nôn trớ
Một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường gặp nhất không thể không nhắc đến chính là nôn trở. Triệu chứng này rất dễ nhận biết và dễ dàng phát hiện nhất. Nôn trở là các chất bị trào ra ngoài thông qua đường miệng do dạ dày trào ngược, đẩy ra ngoài hay do sự tác động, gắng sức của cơ thể.
Nôn trớ là triệu chứng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như: trẻ bú quá no hoặc các cữ bú quá sát nhau; có thể do đổi loại sữa mới; lỗ núm vú cao su có kích thước không vừa phải; hoặc thậm chí là do nằm bú không đúng tư thế.
Tiêu chảy, nôn là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Nôn trở thường hết sau 12 tháng tuổi, đây được gọi là nôn trớ sinh lý. Tuy nhiên, khi qua thời kỳ này nhưng vẫn xuất hiện triệu chứng nôn trớ, đây là có thể là nguyên nhân của các bệnh về đường tiêu hóa. Quan trọng, nếu xuất hiện tình trạng này cần phải đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, nếu không trẻ có thể bị tử vong.
Lưu ý, nếu trong quá trình mang thai, mẹ có tiền sử bị đa ối hay trẻ bị sùi bọt ngay sau khi sinh, nôn trớ ra dịch có màu xanh rêu hay bị trướng bụng, sau 48 giờ sau khi sinh không đi tiêu phân su thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2.3. Táo bón
Táo bón cũng là một trong những biểu hiện, triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Táo bón được thể hiện qua việc trẻ không đi ngoài thường xuyên mà phải 2 đến 3 ngày trẻ mới thể đi ngoài một lần.
Nhận biết trẻ có bị táo bón hay không thông qua tình trạng phân khi đi ngoài. Cụ thể phân nếu khô cứng như sỏi, khi đi đại tiện mang đến cảm giác đau, mót không thể đi được tức là trẻ đang bị táo bón. Táo bón mang đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như trẻ biếng ăn, đau bụng, hay nôn trớ, quấy khóc và chậm lớn, chậm phát triển.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ có thể do không hợp với sữa công thức, pha sữa không đúng hoặc chưa cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bé không ăn rau quả, bé ăn quá ít chất xơ hoặc mẹ cho bé bú nhưng mẹ đang bị táo bón,... Ngoài những nguyên nhân trên, yếu tố tâm lý cũng gây nên tình trạng táo bón.
Táo bón là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Ngoài ra, triệu chứng táo bón còn gặp ở những trẻ sinh non, sinh ngạt, bị nứt hậu môn, suy giáp, trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh,... Với những triệu chứng này gây ra sự ảnh hưởng, cản trở cho trẻ trong khi lớn lên về sức khỏe, về sự phát triển toàn diện của cơ thể. Một số cách xử lý ba mẹ cần biết khi trẻ bị táo bón:
-
Nên cho trẻ uống nhiều nước; Ăn nhiều rau xanh, quả chín, trong đó nên chọn loại rau củ quả tốt cho nhuận tràng như: rau mồng tơi, khoai, chuối tiêu, cam, bưởi,...
-
Tìm kiếm dòng sữa không gây táo bón và cho trẻ làm quen và sử dụng. Bên cạnh đó nên bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể, điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa và điều trị táo bón.
-
Nếu mẹ đang cho con bú bị tiêu chảy cần phải điều chỉnh chế độ ăn kịp thời để không làm ảnh hưởng đến trẻ.
-
Hình thành những thói quen đi đại tiện, tiểu tiện đúng giờ cho trẻ.
Rối loạn tiêu hóa là một trong bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Rối loạn tiêu hóa có nhiều mức độ khác nhau nhưng nếu nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nhận biết triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và những thông tin liên quan đến bệnh này rất quan trọng giúp phụ huynh có thể phát hiện và có những biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu có dấu hiệu bất thường, Quý khách hàng có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi đến số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!