Tin tức
Triệu chứng thoát vị bẹn và phương pháp chẩn đoán, điều trị
- 28/07/2021 | Thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến sinh sản không và các thông tin liên quan
- 24/07/2021 | Cập nhật phương pháp và chi phí mổ thoát vị bẹn mới nhất
- 28/07/2021 | Nguyên nhân thoát vị bẹn và các biến chứng có thể gặp sau điều trị
1. Tìm hiểu về thoát vị bẹn
Trước khi nhận biết những triệu chứng thoát vị bẹn, hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này.
Thoát vị là tình trạng những tạng ở trong ổ bụng chui qua ống bẹn hoặc chui qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng vùng trên nếp bẹn, xuống dưới da hoặc xuống vùng bìu.
Nam giới là đối tượng dễ bị thoát vị bẹn nhất, và nó có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Bởi vì phần bẹn của nam giới thường rất yếu. Có thể bị thoát vị bẹn ở hai hoặc một bên.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị bẹn là do tăng áp lực xảy ra tại vị trí thoát vị kết hợp với vùng cơ bẹn bị yếu.
Thoát vị bẹn rất nguy hiểm nếu không được kịp thời phát hiện. Theo thời gian khối thoát vị bẹn sẽ to dần lên, đặc biệt là những người lao động hoặc đi lại nhiều. Thoát vị bẹn sẽ đặc biệt nguy hiểm khi phần ruột sa xuống và chèn ép các cơ quan trong khoang bụng và gây hoại tử ruột cho người bệnh.
Vì vậy để kịp thời điều trị, thì việc nhận biết triệu chứng thoát vị bẹn rất quan trọng.
Thoát vị bẹn là căn bệnh nguy hiểm, gây biến chứng nếu người bệnh không kịp thời phát hiện
2. Triệu chứng thoát vị bẹn
Triệu chứng thoát vị bẹn thường không rõ ràng. Bệnh nhân có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh.
-
Có những trường hợp triệu chứng thoát vị bẹn là cảm thấy vùng bẹn căng tức hoặc đau.
-
Khi bị bệnh, do ruột dồn xuống vì vậy một bên bìu sẽ to lên thành khối phồng và người bệnh thấy nặng nề hơn. Vùng bìu này sẽ ngày càng to hơn theo thời gian khi bạn làm việc nặng hoặc chạy nhảy hoặc sẽ giảm khi nằm nghỉ ngơi.
-
Đối với trẻ em, triệu chứng thoát vị bẹn có thể là buồn nôn do khối u không thể di chuyển trong ổ bụng và bị nghẹt, gây ra tình trạng sưng đau.
-
Ngoài ra một số triệu chứng khác có thể nhận biết bệnh như viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn,...
-
Lúc đầu bệnh nhân có thể đẩy khối thoát vị lên ổ bụng một cách dễ dàng. Nhưng về sau, nếu có biến chứng kẹt và nghẹt thì khối thoát vị không thể đẩy lên ổ bụng được nữa.
Người bệnh có thể cảm thấy căng tức hoặc đau vùng bẹn
Nếu những triệu chứng thoát vị bẹn không được phát hiện sớm, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm đặc biệt như thoát vị bẹn nghẹt và thoát vị kẹt.
-
Thoát vị bẹn nghẹt là tình trạng nguy hiểm nhất của bệnh lý này mà người bệnh có thể gặp phải. Khi thoát vị bị nghẹt, các mô trong túi thoát vị sẽ xoắn lại, không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết và dẫn tới hoại tử, có thể gây tử vong cho người bệnh.
-
Thoát vị kẹt có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với thoát vị bẹn nghẹt. Khi bị thoát vị kẹt các tạng có thể bị kẹt lại trong túi thoát vị tạo thành khối gây vướng víu và dễ bị chấn thương hơn.
Khối thoát vị bẹn có thể lớn dần lên, nhanh hay chậm còn phụ thuộc ở mỗi người. Tuy nhiên điều quan trọng là bệnh lý này không thể tự khỏi nếu không được điều trị, có sự can thiệp của bác sĩ.
3. Chẩn đoán và điều trị thoát vị bẹn
Khi thấy có những triệu chứng thoát vị bẹn, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời
Các phương pháp chẩn đoán thoát vị bẹn
- Phương pháp lâm sàng: được áp dụng đối với những bệnh nhân có triệu chứng bẹn bìu đau tức hoặc có khối phồng. Ngoài ra người bệnh đi kèm với các dấu hiệu bị trĩ, đi tiểu và đại tiện khó khăn.
- Phương pháp xét nghiệm: bao gồm siêu âm và nội soi ổ bụng. Trong đó, siêu âm được sử dụng nhiều để chẩn đoán bệnh lý này. Hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy quai ruột hoặc mạc nối trong khối phồng ở vùng thoát vị bẹn. Còn phương pháp nội soi ở bụng sẽ giúp bác sĩ thấy được thoát vị chui qua lỗ bẹn sâu.
Phương pháp siêu âm trong chẩn đoán thoát vị bẹn
Các phương pháp điều trị thoát vị bẹn
Để điều trị thoát vị bẹn, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên phương pháp này không phải áp dụng cho tất cả các bệnh nhân thoát vị bẹn. Bác sĩ còn phải kiểm tra, chẩn đoán tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể để từ đó đưa ra phác đồ điều trị và xem xét có cần sử dụng phương pháp can thiệp ngoại khoa hay không.
4. Thói quen giúp hạn chế tình trạng tiến triển của thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn có thể nặng hơn hoặc giảm nhẹ do thói quen của người bệnh. Chính vì vậy để giảm thiểu sự tiến triển của bệnh, bạn nên rèn cho mình thói quen sinh hoạt. Dưới đây là những thói quen sinh hoạt bạn có thể áp dụng để làm hạn chế diễn tiến của bệnh:
-
Nếu bác sĩ kê thuốc giảm đau, hãy sử dụng theo đúng chỉ dẫn.
-
Không nên làm việc quá sức, nếu bác sĩ khuyên đi dạo và leo cầu thang thì bạn có thể thực hiện ở cường độ vừa phải.
-
Ăn uống bổ sung chất xơ và nước để tránh bị táo bón. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để giúp việc tiêu hóa tốt hơn, tránh bị táo bón.
-
Chỉ quan hệ tình dục khi bác sĩ cho phép.
-
Với những người mắc bệnh thoát vị bẹn bị thừa cân thì hãy chủ động giảm cân.
-
Nếu có triệu chứng dị ứng hoặc ho kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ.
-
Người bệnh không nên hút thuốc để tránh những cơn ho mãn tính.
-
Hạn chế mang vác vật nặng khiến cho vùng thoát vị phồng to hơn.
-
Nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát những nguy cơ dẫn tới mắc bệnh.
Có thể đi dạo hoặc leo cầu thang theo lời khuyên của bác sĩ
Trên đây là những thông tin về triệu chứng thoát vị bẹn. Nắm được triệu chứng giúp bạn phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm không mong muốn. Nếu còn thắc hoặc cần hỗ trợ về sức khỏe, hãy nhấc máy gọi cho tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!