Tin tức

Triệu chứng xơ phổi là gì? Bệnh xơ phổi có nguy hiểm không?

Ngày 14/10/2022
Xơ phổi là một bệnh lý gây xơ hóa, vôi hóa và hình thành sẹo ở các mô phổi. Căn bệnh này có thể khiến người bệnh khó thở và dẫn đến nhiều biến chứng nguy cơ khác. Vậy triệu chứng xơ phổi thường gặp là gì? Có những biện pháp chữa bệnh xơ phổi nào? Hãy chủ động cùng tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan đến bệnh lý này để có được phương pháp phòng ngừa. 

1. Bệnh xơ phổi là gì?

Xơ phổi là căn bệnh mà các mô phổi trở nên dày, cứng, bị tổn thương và mất đi sự đàn hồi, dẫn đến sẹo ở phổi. Chính những vết sẹo này đã cản trở và ngăn chặn quá trình hít thở của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh này còn dẫn đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng khác, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến mạng sống.

Xơ phổi hiện được phân thành  3 loại chính:

  • Xơ phổi thứ phát: Hình thành sau khi phổi chịu các thương tổn như: nhồi máu phổi, mắc bệnh viêm phổi, bệnh lao phổi.

  • Xơ phổi khu trú: Bệnh xuất hiện khi người bệnh hít phải một số chất độc hại như: silica, bụi than,...

  • Xơ phổi vô căn: bệnh phổi mô kẽ lan tỏa, hay còn được biết đến với cái tên là bệnh viêm phổi tăng cảm.

Xơ hóa phổi sẽ hình thành các vết sẹo ở mô phổi

Xơ hóa phổi sẽ hình thành các vết sẹo ở mô phổi

2. Nguyên nhân gây bệnh xơ phổi

Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến căn bệnh xơ phổi, tuy nhiên các lý do dưới đây được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể gồm:

  • Hút nhiều thuốc: Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người hút nhiều thuốc lá có khả năng bị bệnh xơ hóa phổi cao hơn những người chưa từng hút thuốc.

  • Viêm phổi do một số loại virus: Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy chứng xơ phổi do một vài loại virus gây nên như: epstein-barr, herpes, virus gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân,…

  • Thường xuyên sống và làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, không khí bị ô nhiễm.

  • Việc sử dụng quá nhiều một vài loại thuốc khi không có sự kê đơn của bác sĩ có thể khiến phổi bị tổn hại. Nhất là các loại thuốc hóa trị, thuốc chữa các vấn đề về bệnh tim mạch, thuốc kháng sinh.

  • Di truyền: Một vài bệnh nhân mắc bệnh xơ hóa phổi do gia đình có tiền sử mắc bệnh, tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.

  • Bệnh dạ dày trào ngược thực quản (GERD): Đây là hiện tượng axit ở dạ dày trào ngược lên cổ họng người bệnh. Một vài bệnh nhân bị xơ hóa phổi do hít phải dịch vị dạ dày bị trào ngược vào phổi, điều này khiến phổi bị thương tổn.

Hút thuốc quá nhiều sẽ gây ra bệnh xơ hóa phổi

Hút thuốc quá nhiều sẽ gây ra bệnh xơ hóa phổi

3. Triệu chứng xơ phổi

Một số triệu chứng xơ phổi thường gặp có thể kể đến như: cơ khớp đau nhức, mệt mỏi, khó thở, ho khan, ho ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân,.. Trong đó khó thở là triệu chứng xơ phổi đặc trưng nhất, thường xuất hiện sau khi hoạt động mạnh.

Khi nhận thấy dấu hiệu này nghĩa là bệnh xơ hóa phổi đang ở giai đoạn nặng và khó có thể phục hồi tình trạng phổi bị thương tổn về ban đầu, mặc dù các dấu hiệu có thể đã suy giảm. Bên cạnh đó, việc hít thở khó khăn sẽ dần trầm trọng hơn, ngay cả khi sinh hoạt bình thường.

Tùy vào thể trạng và sức khỏe của từng người mà triệu chứng xơ phổi và tiến triển bệnh sẽ có sự khác nhau. Đôi khi bạn có thể xuất hiện các biểu hiện khác không được nêu trên. Do đó, nếu có bất kỳ câu hỏi nào về các triệu chứng xơ phổi thì hãy hỏi ý kiến từ chuyên gia.

4. Bệnh xơ phổi có nguy hiểm không?

Xơ hóa phổi bệnh căn bệnh phát triển theo thời gian. Các triệu chứng xơ phổi có thể thuyên giảm và được kiểm soát, nhưng không thể chữa lành các sẹo phổi, cũng như phục hồi các thương tổn ở phổi. Bên cạnh việc bị ngăn cản trong quá trình hít thở, người bệnh có nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm khác khi bị xơ hóa phổi, như:

4.1. Nồng độ oxy trong máu giảm thấp

Hoạt động hít thở sẽ trở nên khó khăn hơn khi xuất hiện các sẹo ở phổi, làm lượng oxy đi vào máu suy giảm. Các hoạt động khác của cơ thể sẽ bị tác động nghiêm trọng khi cơ thể bị thiếu oxy, thậm chí tính mạng của bệnh nhân có thể bị đe dọa.

4.2. Huyết áp động mạch phổi tăng cao

Động mạch và mao mạch phổi bị tác động nghiêm trọng bởi các mô sẹo ở phổi, làm huyết áp ở động mạch phổi gia tăng. Có thể gây ra biến chứng tâm phế mạn, suy tim phải nếu tình trạng này kéo dài.

4.3. Viêm phổi, suy hô hấp, thuyên tắc phổi

Đây là sự ảnh hưởng nghiêm trọng có thể diễn ra vào giai đoạn xơ hóa phổi mạn tính. Khi nồng độ oxy trong máu của người bệnh bị suy giảm ở mức thấp có thể gây ra tình trạng suy hô hấp cấp trên nền mạn tính, nhịp tim rối loạn. Đối với các trường hợp này cần can thiệp cấp cứu y khoa và có nguy cơ tử vong cao.

Ở những người khoảng 50 tuổi - 70 tuổi, xơ phổi là căn bệnh thường bắt gặp nhất. Vì bệnh tác động trầm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân nên tiên lượng của bệnh chỉ dao động từ 3 - 5 năm. Tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi hiện tại mắc bệnh, mức độ triệu chứng xơ phổi nặng hay nhẹ và tiến triển của bệnh mà tiên lượng sẽ có sự khác nhau.

Viêm phổi là một trong biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ hóa phổi

Viêm phổi là một trong biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ hóa phổi

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh xơ phổi

Triệu chứng xơ phổi diễn ra khá chậm và có phần tương tự với một số bệnh phổi khác, vì vậy rất khó để chẩn đoán chính xác và kịp thời. Bệnh xơ phổi có thể phân biệt với các bệnh khác và chẩn đoán nhanh qua các biện pháp sau:

  • Chụp X-quang hay chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.

  • Các xét nghiệm máu đặc hiệu.

  • Sinh thiết phổi.

  • Đo chức năng hô hấp hay đo TLC.

  • Xét nghiệm khí máu động mạch.

  • Một vài bài tập kiểm tra.

Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp chữa trị bệnh xơ hóa phổi triệt để, cũng như giúp hồi phục chức năng của phổi hoàn toàn. Người bệnh chủ yếu được chữa trị để làm suy giảm các biểu hiện bệnh, để giảm và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh viêm phổi. Đồng thời bảo vệ các mô phổi và bảo vệ chức năng của cơ quan này, giúp bệnh nhân có thể dễ dàng hít thở hơn.

Phương pháp điều trị làm thuyên giảm các triệu chứng xơ phổi bao gồm: liệu pháp oxy để giúp bệnh nhân hít thở, sử dụng thuốc giảm viêm để hạn chế các sẹo phổi hình thành, ghép phổi. Bệnh xơ hóa phổi có thể dẫn đến các biến chứng làm sức khỏe và tính mạnh của bệnh nhân bị ảnh hưởng, do đó, bệnh cần được điều trị và phát hiện sớm.

6. Lối sống lành mạnh cho bệnh nhân xơ phổi

Dù bệnh xơ hóa phổi đang ở giai đoạn nào thì bệnh nhân cũng không được chủ quan không kiểm soát và chữa bệnh, vì căn bệnh này phát triển khá nhanh. Để tăng cường hoạt động của phổi và hỗ trợ chữa bệnh, các bệnh nhân mắc bệnh xơ hóa phổi cần lưu ý một số điều sau:

6.1. Ngừng hút thuốc 

Việc làm này vô cùng cần thiết, người bệnh xơ hóa phổi bắt buộc phải từ bỏ việc hút thuốc lá ngay lập tức để ngăn ngừa tình trạng phổi tiếp tục bị thương tổn và xơ hóa. 

6.2. Vận động phù hợp

Có chế độ hoạt động thể chất hợp lý, đặc biệt là các bài tập hít thở có công dụng vô cùng tốt cho lá phổi hoạt động. Hãy nói chuyện với bác sĩ về chế độ tập luyện thích hợp hơn khi chức năng của phổi bắt đầu suy giảm. 

6.3. Thường xuyên tái khám 

Để đánh giá tình trạng tiến triển của xơ phổi, các nguy cơ biến chứng và các bệnh đồng mắc,... Đồng thời để điều chỉnh lối sống và phương pháp chữa bệnh phù hợp, người bệnh cần tái khám thường xuyên và đúng hẹn. 

6.4. Chế độ ăn thích hợp

Người bệnh nên chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày thành nhiều bữa bên cạnh việc thiết lập chế độ ăn đủ dinh dưỡng.

Chế độ ăn uống dinh dưỡng giúp người bệnh xơ phổi phục hồi nhanh hơn

Chế độ ăn uống dinh dưỡng giúp người bệnh xơ phổi phục hồi nhanh hơn

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn làm rõ các triệu chứng xơ phổi thường gặp cũng như các biện pháp chữa bệnh phổi biến hiện nay. Mong rằng những nội dung được chia sẻ hôm nay có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh xơ hóa phổi này, từ đó có giải pháp ngăn ngừa bệnh thích hợp. Để thăm khám xơ phổi, Quý khách hãy đến chuyên khoa Hô hấp Bệnh viện MEDLATEC hoặc đặt lịch khám trước thông qua số hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ