Tin tức
Từ điển Y khoa: Bệnh Crohn là gì và làm sao để phòng ngừa?
- 11/03/2021 | Bệnh Crohn: triệu chứng điển hình và phương pháp điều trị
- 21/09/2021 | Điều trị táo bón do bệnh Crohn như thế nào cho hiệu quả?
- 12/03/2021 | 3 nguyên nhân gây ra bệnh Crohn điển hình và thường gặp nhất
1. Bệnh Crohn là gì? Mắc Crohn là do đâu?
Crohn là một bệnh lý liên quan tới chứng viêm ruột với các biểu hiện như mệt mỏi, đau bụng, sút cân, tiêu chảy nghiêm trọng và suy dinh dưỡng. Những vùng viêm loét do bệnh Crohn gây nên có xu hướng lan sâu và ăn dần vào lớp mô ruột khiến cho người bệnh vừa bị đau đớn vừa bị suy nhược cơ thể. Khi tiến triển thành các biến chứng nặng, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Crohn hình thành và phát triển chủ yếu ở đoạn cuối của ruột non nhưng cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác trong đường tiêu hóa
Hiện nay vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Crohn. Một số giả thiết cho rằng yếu tố di truyền và hệ thống miễn dịch yếu có ảnh hưởng nhất định đối với việc phát triển căn bệnh này. Cụ thể:
-
Di truyền: thực tế cho thấy nhiều trường hợp người bị bệnh Crohn có liên quan tới tiền sử bệnh lý của thành viên trong gia đình cũng đã từng mắc bệnh này. Do đó, cũng không loại trừ khả năng gen có thể là nhân tố khiến cho thế hệ sau bị di truyền bệnh Crohn từ thế hệ trước;
-
Hệ thống miễn dịch: là khi có một số loại vi khuẩn hoặc virus đang xâm nhập vào cơ thể thì hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và chống lại sự xâm phạm “bất hợp pháp" này. Tuy nhiên sự phản kháng này lại gặp bất thường khi hệ miễn dịch không chỉ tấn công vi khuẩn mà còn tấn công sang cả các tế bào của hệ tiêu hóa.
Bên cạnh 2 nguyên nhân chính được đưa vào giả thiết gây ra bệnh Crohn nêu trên, không thể không nhắc tới một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn, đó là:
-
Độ tuổi: mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh Crohn, nhưng độ tuổi có nguy cơ bị bệnh cao nhất là 30;
-
Chủng tộc: người da trắng và những người gốc Đông Âu chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Tuy vậy ngày nay con số này đang gia tăng cả ở những người da đen sống tại Anh và khu vực Bắc Mỹ;
-
Thói quen hút thuốc lá;
-
Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid;
-
Yếu tố lối sống sinh hoạt: ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn hoặc tiêu thụ nhiều chất béo.
2. Các triệu chứng của bệnh Crohn là gì?
Biểu hiện của bệnh Crohn có thể là các dấu hiệu nặng hoặc nhẹ, phát triển dần dần, đôi khi xuất hiện đột ngột và không báo trước. Bệnh nhân sẽ có những lúc không thấy triệu chứng của bệnh và khiến họ nghĩ bệnh đã thuyên giảm.
Ở thể hoạt động, bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng sau:
-
Sốt;
-
Tiêu chảy;
-
Mệt mỏi;
-
Chuột rút;
-
Đau bụng;
-
Loét miệng;
-
Có máu trong phân (trường hợp bị Crohn đại tràng);
-
Chán ăn và sụt cân;
-
Bị đau xung quanh khu vực hậu môn.
Rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn
Ở giai đoạn nặng người bệnh sẽ biểu hiện ra các triệu chứng bao gồm:
-
Trẻ chậm lớn. Đến tuổi dậy thì sẽ chậm phát triển các đặc tính sinh dục;
-
Viêm gan, viêm đường ống mật;
-
Viêm mắt, viêm da, viêm khớp.
Nếu thường xuyên có những thay đổi bất thường trong thói quen đi đại tiện hoặc có các dấu hiệu dưới đây thì người bệnh cần đi khám ngay:
-
Máu lẫn trong phân;
-
Đau bụng;
-
Sốt không rõ nguyên nhân, thậm chí sốt kéo dài từ 1 - 2 ngày;
-
Liên tục đi ngoài và không đáp ứng với các thuốc tiêu chảy;
-
Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
Nguy hiểm hơn, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì bệnh Crohn sẽ gây ra các biến chứng như:
-
Tắc ruột: khi các vết viêm do bệnh Crohn gây ra trên thành ruột lành dần và để lại sẹo thì sẽ gây hẹp lòng ruột. Thức ăn khi đi qua những khúc này dễ bị chặn dòng di chuyển, gây tắc nghẽn. Bệnh nhân có thể phải thực hiện phẫu thuật nhằm cắt bỏ đoạn ruột gây ra sự tắc nghẽn này;
-
Loét: Crohn mạn tính sẽ làm lở loét bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa, bao gồm cả vùng miệng lẫn hậu môn;
-
Hình thành lỗ rò gần vùng hậu môn: đây là biến chứng hay gặp nhất;
-
Nứt hậu môn;
-
Tình trạng suy dinh dưỡng: là hệ quả của các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, chuột rút làm cho người bệnh kém ăn, chức năng hấp thu dưỡng chất của ruột bị suy giảm nên người bệnh dễ bị thiếu chất;
-
Loãng xương, thiếu máu, rối loạn dưỡng da, bệnh túi mật hoặc gan, viêm khớp;
-
Ung thư ruột kết: bệnh Crohn gây ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng đại tràng, gia tăng nguy cơ bị ung thư ruột kết. Do đó những người không mắc bệnh Crohn nên đi nội soi đại tràng định kỳ theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế;
-
Có những loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh Crohn còn gây ra tác dụng phụ đó là ức chế hệ miễn dịch làm tăng khả năng phát triển ung thư da và ung thư hạch.
3. Một số cách giúp phòng ngừa bệnh Crohn
Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mỗi người nên tự tạo cho mình một nếp sống văn minh, lành mạnh và vận động hợp lý. Một số phương pháp sau có thể giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh Crohn:
-
Không nên tiêu thụ quá nhiều các chế phẩm từ sữa;
-
Ăn ít thực phẩm chứa nhiều chất béo;
-
Nếu chất xơ chứa trong các loại trái cây, rau quả tươi hoặc ngũ cốc khiến cho triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn, ví dụ như ăn rau sống và trái cây khiến cho bạn bị khó chịu thì hãy thử chế biến khác đi như hầm, nướng hoặc hấp chúng lên;
-
Tránh tiêu thụ các thực phẩm có tính chất cay, caffeine và rượu;
-
Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày;
-
Cố gắng bổ sung đủ nước hàng ngày như nước lọc, nước trái cây, không nên sử dụng nước ngọt có gas, hạn chế đồ uống có khả năng kích thích niêm mạc ruột;
-
Từ bỏ thuốc lá;
-
Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và tràn đầy tích cực.
Bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết
Bài viết trên đây đã giúp chúng ta định nghĩa được bệnh Crohn là gì cũng như mức độ nguy hiểm do bệnh gây nên đối với cơ thể. Chính vì thế, mỗi người nên thăm khám sức khỏe, đặc biệt là kiểm tra hệ tiêu hóa định kỳ để phát hiện bệnh ngay từ khi còn sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.
Chuyên khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn được trang bị máy móc hiện đại kết hợp với Trung tâm Xét nghiệm đạt 2 chứng chỉ uy tín là ISO 15189:2012 được cấp bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, gần đây nhất là chứng chỉ CAP (College of American Pathologists) do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ công nhận.
Đáng lưu ý, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC chính là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn CAP - chứng chỉ dành riêng cho những cơ sở y tế có năng lực xét nghiệm xuất sắc trên phạm vi toàn cầu. Đây là một tiêu chí hết sức quan trọng mang tính quốc tế, bởi vì các kết quả xét nghiệm tại MEDLATEC sẽ có hiệu lực và được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia khác nếu khách hàng thực hiện thăm khám, chữa bệnh tại nước ngoài. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, công sức và thời gian nhưng đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị của khách hàng tại các nước khác.
Để được tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ khám bệnh và xét nghiệm tại MEDLATEC, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56 của chúng tôi ngay hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!