Tin tức

Từ điển Y khoa: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại biên

Ngày 05/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh lý thần kinh ngoại biên sẽ gây nên các biểu hiện ở ngoại biên như tê, yếu và đau như bàn chân, bàn tay, thậm chí là ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể như hệ tuần hoàn và hệ thống đường tiêu hóa. 

1. Định nghĩa bệnh lý thần kinh ngoại biên 

Hệ thần kinh ngoại biên thuộc hệ thống thần kinh, được cấu tạo từ các nhân và dây thần kinh sọ, dây thần kinh ngoại biên, đám rối thần kinh, các nhánh và rễ thần kinh sống, tế bào sừng trước tủy sống, hạch thần kinh ở ngoài ống sống và sọ não,... Hệ thần kinh ngoại biên đảm nhận chức năng chính là liên kết các chi và các cơ quan với hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên khác với hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên không được hộp sọ, xương sống hoặc hàng rào máu não bảo vệ, do đó nó dễ dàng bị tổn thương và độc tố xâm nhập.

Hệ thần kinh ngoại biên đảm nhận chức năng chính là liên kết các chi và các cơ quan với hệ thần kinh trung ương

Hệ thần kinh ngoại biên đảm nhận chức năng chính là liên kết các chi và các cơ quan với hệ thần kinh trung ương

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là một thuật ngữ dùng để chỉ chung các dạng bệnh lý xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên của cơ thể gặp tổn thương. Có 2 thành phần cấu tạo nên hệ thống thần kinh trong cơ thể chúng ta đó là:

  • Hệ thần kinh trung ương: gồm có não và tủy sống;

  • Hệ thần kinh ngoại biên: giúp liên kết các dây thần kinh đi từ não, tủy sống đến các bộ phận còn lại trên cơ thể như chi trên (bàn tay, cẳng tay, cánh tay), chi dưới (bàn chân, cẳng chân, đùi), cơ quan nội tạng, mắt, mũi, miệng, tai, da và các khớp.

Khi mắc phải bệnh lý thần kinh ngoại biên, các dây thần kinh sẽ bị tổn thương hoặc phá hủy làm gián đoạn quá trình truyền tải dữ liệu, thông tin từ não và tủy sống tới các cơ quan trong cơ thể và ngược lại.

2. Biểu hiện của bệnh lý thần kinh ngoại biên 

Trong hệ thống thần kinh ngoại biên, từng dây thần kinh sẽ đảm nhận một chức năng riêng biệt. Do đó phụ thuộc vào loại dây thần kinh bị tổn thương mà triệu chứng biểu hiện ra sẽ khác nhau. Dưới đây là phân loại của các dây thần kinh:

  • Dây thần kinh vận động: giúp kiểm soát hoạt động và chuyển động của các cơ;

  • Dây thần kinh cảm giác: tiếp nhận cảm giác từ da ví dụ như rung hoặc chạm, các cơn đau, nhiệt độ,...;

  • Dây thần kinh thực vật điều khiển một số chức năng như tiết mồ hôi, huyết áp, tiêu hóa, nhịp tim và bàng quang;

  • Dây thần kinh hỗn hợp kiêm nhiệm cả hai vai trò là vừa chi phối vận động vừa kiểm soát cảm giác. 

Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý thần kinh ngoại biên bao gồm:

  • Cảm giác đau buốt hoặc bỏng rát;

  • Cảm giác như đang mang tất dưới chân hoặc đang đeo găng tay;

  • Yếu cơ;

  • Đau chân, mỏi chân dẫn tới khó ngủ;

  • Đau hoặc nhức nhối giống khi bị điện giật khi vùng da gặp kích thích;

  • Khó khăn trong việc phối hợp động tác và mất thăng bằng cơ thể;

  • Đổ mồ hôi bất thường;

  • Gặp trở ngại khi cử động cánh tay hoặc khi đi bộ;

  • Da xanh nhợt, khô hơn;

  • Co giật hoặc co cứng cơ;

  • Mạch nhanh chậm và bất thường trong huyết áp.

3. Nguyên nhân hoặc các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể là bắt nguồn từ các bệnh lý khác nhau, điển hình như:

  • Bệnh tiểu đường: tiểu đường có thể khiến 50% số bệnh nhân mắc thêm biến chứng bệnh lý thần kinh ngoại biên. Người bệnh khi bị song song hai bệnh lý này sẽ phải đối diện với nguy cơ loét bàn chân, đoạn chi dưới;

  • Bệnh lý tự miễn: gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh Lupus, hội chứng Sjogren, viêm mạch máu, hội chứng Guillain-Barre, bệnh viêm đa dây thần kinh khử men mạn tính;

  • Nhiễm trùng: gồm các bệnh nhiễm trùng do nhiễm vi khuẩn hoặc virus như bệnh zona, bệnh Lyme, viêm gan B và C, virus Epstein-Barr, bệnh bạch cầu, bệnh phong và HIV;

  • Sự xuất hiện của các khối u: bao gồm cả u lành tính và ác tính đều có khả năng xâm lấn và chèn ép lên các dây thần kinh. Không chỉ có vậy, bệnh viêm đa dây thần kinh có thể hình thành do bệnh nhân mắc ung thư liên quan tới hệ miễn dịch. Đây còn được gọi là hội chứng paraneoplastic (một dạng rối loạn thoái hóa); 

  • Rối loạn di truyền: mắc loại bệnh di truyền về thần kinh như bệnh Charcot-Marie-Tooth;

  • Rối loạn tủy xương: ung thư xương, xuất hiện một loại protein bất thường trong máu, bệnh amyloidosis (hiếm gặp) hay ung thư hạch bạch huyết;

  • Các bệnh lý khác: bệnh gan, bệnh thận, suy thận, rối loạn liên kết mô,...;

  • Nguyên nhân khác: nghiện rượu nặng, thường xuyên tiếp xúc nhiều với hóa chất công nghiệp, phản ứng phụ của các thuốc hóa trị hoặc thuốc chữa HIV/AIDS, thiếu vitamin nhóm B (B1, B6, B12), thiếu vitamin E và niacin, dây thần kinh bị chèn ép hoặc tổn thương (do tai nạn xe, chấn thương thể thao, ngã, áp lực do dùng nạng hoặc bó bột,...).

Nhiễm các loại virus, vi khuẩn là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý thần kinh ngoại biên

Nhiễm các loại virus, vi khuẩn là nguyên nhân dẫn tới bệnh lý thần kinh ngoại biên

Tuy nhiên vẫn có những trường hợp không thể lý giải được nguyên nhân mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên là do đâu. Vì vậy những trường hợp này sẽ được xếp vào nhóm bệnh thần kinh vô căn.

4. Chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên 

Bác sĩ sẽ kết hợp giữa chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân cũng như kiểm tra mức độ bệnh. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: có tác dụng xác định lượng đường huyết, nồng độ vitamin và kiểm tra chức năng tuyến giáp của bệnh nhân. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác như: chức năng gan, tuyến giáp, thận; đánh giá viêm mạch; đo hàm lượng folate và vitamin B12; HIV/AIDS; Gen di truyền; viêm gan B và C,...;

  • Đo điện thần kinh - cơ: biện pháp này giúp giải mã các tín hiệu thần kinh khi di chuyển tới các cơ. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt một cây kim nhỏ vào vị trí cơ của bệnh nhân, tiếp theo người bệnh cần thực hiện động tác vận động cơ một cách nhẹ nhàng. Thông qua đầu dò kim, lượng điện khi di chuyển qua cơ sẽ được đo đạc giúp xác định các tổn thương thần kinh, nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương là bao nhiêu;

  • Chọc dò tủy sống: điện cực sẽ được đặt trên da bệnh nhân, chúng sẽ phát xung một lượng điện vô cùng nhỏ đến các dây thần kinh trong cơ thể để kiểm tra khả năng truyền đạt tín hiệu của các dây thần kinh có được vận hành đúng cách không;

  • Sinh thiết dây thần kinh: một lượng nhỏ mô thần kinh sẽ được lấy ra để soi dưới kính hiển vi;

  • Chụp MRI: giúp kiểm tra, phát hiện khả năng dây thần kinh bị chèn ép bởi khối u hoặc thoát vị đĩa đệm.

Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên

Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên

Nhìn chung bệnh nhân mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên có nguy cơ cao gặp phải biến chứng nguy hiểm, không những làm ảnh hưởng lâu dài đến yếu tố thẩm mỹ mà còn tác động tiêu cực tới sức khỏe người bệnh. Nếu điều trị đúng cách, kịp thời thì bệnh nhân có thể bảo tồn được các cơ quan và duy trì chức năng vốn có của chúng.

Chuyên khoa Thần kinh thuộc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chuyên nhận thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý về thần kinh, trong đó có bệnh lý thần kinh ngoại biên. Để được hỗ trợ đặt lịch khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 ngay hôm nay!

Từ khoá: ung thư tuyến giáp

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.