Tin tức

Tư vấn: CEA là xét nghiệm gì và được thực hiện như thế nào?

Ngày 26/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hiện nay, xét nghiệm các dấu ấn ung thư cũng là một trong những xét nghiệm quan trọng trong kế hoạch tầm soát ung thư sớm. Có rất nhiều cách chỉ điểm dấu ấn ung thư, trong đó có xét nghiệm CEA. Vậy, xét nghiệm CEA là gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu sau đây.

1. Xét nghiệm CEA là gì?

Trước khi tìm hiểu xét nghiệm CEA là gì, bạn nên biết về chỉ số CEA. CEA là từ viết tắt của Carcinoembryonic antigen - một loại kháng nguyên tồn tại trong tế bào ruột của thai nhi và có nồng độ rất thấp ở trong máu khi trưởng thành. 

Các nhà khoa học đã lần đầu tiên phát hiện ra CEA vào năm 1965 khi họ phân lập một phân tử glycoprotein từ các mẫu bệnh phẩm ung thư ruột kết ở người và do đó phát hiện ra “kháng nguyên khối u” đầu tiên, sau đó được xác định là kháng nguyên phôi sinh ung thư (CEA).

Nồng độ CEA trong thai nhi cao và giảm mạnh khi em bé sinh ra Nồng độ CEA trong thai nhi cao và giảm mạnh khi em bé sinh ra

Mô đường tiêu hóa là cơ quan chủ yếu có nhiệm vụ sản sinh CEA. Sau khi em bé chào đời, CEA sẽ bị suy giảm mạnh và có nồng độ rất thấp trong máu ở người trưởng thành. Tuy nhiên, với bệnh nhân mắc ung thư, đặc biệt các ung thư đại trực tràng, nồng độ CEA tăng rất cao. Ngoài ra, các ung thư dạ dày, phổi, tuyến tụy,... cũng có thể tăng CEA. 

Đây chính là căn nguyên khiến cho tumor marker CEA trở thành một trong những xét nghiệm được sử dụng trong việc tầm soát ung thư sớm ở đại trực tràng, cũng như theo dõi sự tái phát của bệnh.

Thông thường, xét nghiệm CEA được chỉ định cho những người đã được chẩn đoán mắc một số bệnh ung thư như: dạ dày, đại trực tràng, phổi, buồng trứng tuyến tụy,... hoặc một số người có nghi ngờ ung thư nhưng chưa được chẩn đoán xác định.

Không phải tất cả các loại ung thư đều được chỉ định thực hiện xét nghiệm này bởi tùy từng bệnh mà nồng độ CEA mới tăng lên. Cùng với đó, với những người mắc một số bệnh không phải ung thư thì nồng độ này cũng có thể tăng. 

Nhìn chung, khi CEA tăng cao không đồng nghĩa với việc bạn bị ung thư và khi CEA thấp cũng không có nghĩa là bạn không bị bệnh.

Nói cách khác, xét nghiệm này có giá trị hơn trong việc định hướng chẩn đoán và đánh giá quá trình điều trị, góp phần theo dõi tiến trình trị bệnh. Đặc biệt với các đối tượng lúc ban đầu, được chẩn đoán mắc một số loại ung thư và nồng độ CEA cao, sau một thời gian, việc xét nghiệm chỉ số này có thể giúp đánh giá, phát hiện khả năng bệnh giảm hay di căn hoặc tái phát.

2. Xét nghiệm CEA được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm này thông thường được thực hiện với mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch của bạn. Sau đó, các chuyên gia tại phòng thí nghiệm sẽ tiến hành phân tích để xác định nồng độ CEA.

Một số ít trường hợp, mẫu bệnh phẩm có thể là dịch màng bụng, dịch màng phổi hoặc tủy sống, giúp xác định xem ung thư đã xâm lấn lan rộng đến một khoang cơ thể.

Việc lấy mẫu thực hiện xét nghiệm thường diễn ra với thời gian nhanh chóng và an toàn. Chính vì vậy, sau khi thực hiện xong, bạn có thể thực hiện các hoạt động như bình thường. Một số người có khả năng xuất hiện cảm giác hơi châm chích tại nơi lấy mẫu xong điều này sẽ nhanh chóng qua đi.

Đa số trường hợp được lấy máu tĩnh mạch để xét nghiệm

Đa số trường hợp được lấy máu tĩnh mạch để xét nghiệm

Với xét nghiệm này, nhìn chung, bạn sẽ không cần sự chuẩn bị gì đặc biệt. Tuy nhiên, những trường hợp đang mang bầu, hút thuốc hoặc có sử dụng bất kỳ loại thuốc để điều trị bệnh gì, dù là thuốc bổ, không cần kê đơn, đặc biệt là aspirin hoặc thuốc chống đông máu thì cần cho bác sĩ được biết.

3. Kết quả của xét nghiệm CEA có ý nghĩa gì?

Sau khi đã xác định được xét nghiệm CEA là xét nghiệm gì, hẳn bạn đang băn khoăn rằng ý nghĩa của chúng được nhìn nhận như thế nào. Trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng, CEA có độ nhạy là 50%, độ đặc hiệu là 90%. Chính vì vậy mà CEA được coi như một chất chỉ điểm “vàng” trong chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng.

Tiên lượng bệnh trước và sau phẫu thuật

Với việc tiên lượng và xác định giai đoạn của khối u trước phẫu thuật, cũng như tiên lượng và phát hiện khối u còn sót lại sau phẫu thuật.

  • Trước phẫu thuật: các khối u có giá trị CEA cao tiên lượng rất xấu.

  • Sau phẫu thuật ung thư đại trực tràng, nồng độ CEA sẽ giảm xuống dần và trở về mức bình thường trong 4 đến 6 tuần lễ. 

Trong việc theo dõi xem cơ thể đáp ứng với điều trị ở mức nào

Nếu như trong một khoảng thời gian nhất định bệnh nhân được thực hiện việc điều trị mà CEA giảm dần, chứng tỏ cơ thể có đáp ứng tốt. Nếu CEA không giảm mà còn tăng lên thì có thể bệnh tái phát.

Theo dõi di căn

Nếu như CEA tìm thấy trong dịch của bộ phận khác trên cơ thể ngoài máu thì có thể tế bào ung thư đã tấn công và lây lan rộng hơn.

Vậy thì kết quả xét nghiệm CEA như thế nào là bình thường và như thế nào là bất thường?

CEA thường được báo cáo bằng nanogam trên mililit (ng/mL). Trong đó:

Đối với xét nghiệm máu

  • Người không hút thuốc, sức khỏe bình thường thì CEA nằm trong khoảng từ 0 - 2.5 ng/mL.

  • Có hút thuốc, sức khỏe bình thường thì CEA có thể dưới 5 ng/mL.

  • Khi CEA lớn hơn 5 ng/mL và dưới 10 ng/mL thì  có thể là bệnh lành tính.

Với xét nghiệm là dịch thuộc các bộ phận khác trên cơ thể

Dịch màng bụng dưới 46 ng/mL, dịch não tủy ừ 1,53 đến 0,388 ng/mL và dịch màng phổi khoảng 2,4 ng/mL ở người không bị ung thư được coi là bình thường.

Nhìn chung, khi CEA dưới 5 ng/mL là bình thường, cao hơn mức này là bất thường song không nhất thiết là ung thư..

Kể cả khi test lần đầu cho thấy nồng độ CEA cao cũng không có nghĩa bạn bị ung thư

Kể cả khi test lần đầu cho thấy nồng độ CEA cao cũng không có nghĩa bạn bị ung thư

Có thể nói, nếu chỉ dựa vào chỉ số CEA thì không thể đánh giá được chính xác căn bệnh bạn có thể đang mắc. Việc chẩn đoán cần thực hiện kết hợp với nhiều phương pháp khác như: nội soi đại trực tràng, sinh thiết,...

Vì thế, nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám cụ thể. 

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang triển khai chương trình khuyến mại với dịch vụ xét nghiệm CEA và nội soi tiêu hóa. Cụ thể như sau:

- Nội dung chương trình: miễn phí xét nghiệm CEA và giảm 30% phí nội soi tiêu hóa.

- Thời gian thực hiện: từ 15/9 đến hết 15/10/2022.

- Địa điểm áp dụng: Với khách hàng thực hiện các dịch vụ này trực tiếp tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC và cả dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi ở Hà Nội.

- Đối tượng áp dụng: khách hàng đăng ký trước, xuất trình mã ưu đãi khi thực hiện dịch vụ.

- Một số lưu ý:

  • Không áp dụng đồng thời với các chương trình ưu đãi khác. 

  • Không áp dụng đối với khách hàng do bác sĩ ngoài MEDLATEC chỉ định.

  • Với khách hàng thực hiện nội soi tiêu hóa tại viện, MEDLATEC sẽ MIỄN PHÍ GIAO THUỐC làm sạch đại tràng tại nhà trước khi đến nội soi ở viện.

  • Ưu đãi 30% phí nội soi tiêu hóa chỉ áp dụng cho dịch vụ nội soi, chưa bao gồm chi phí gây mê, thuốc và các dịch vụ đi kèm khác.

Nội soi tiêu hóa với chi phí ưu đãi tại MEDLATEC

Nội soi tiêu hóa với chi phí ưu đãi tại MEDLATEC

Hy vọng với những chia sẻ trên, quý khách đã biết được CEA là xét nghiệm gì và thực hiện thế nào. Để đăng ký tham gia chương trình ưu đãi cho dịch vụ xét nghiệm CEA hoặc nội soi tiêu hóa tại MEDLATEC, quý vị vui lòng gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 của  MEDLATEC để được hỗ trợ.

Từ khoá: ung thư nội soi

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ