Tin tức
Tư vấn dinh dưỡng: Thiếu vitamin E có nguy hiểm không?
- 17/05/2020 | Mách bạn cách uống vitamin E an toàn và hiệu quả
- 30/09/2020 | Những công dụng của vitamin E không phải ai cũng biết
- 25/06/2020 | Vai trò của vitamin E với cơ thể và thực phẩm nào giàu vitamin này nhất?
1. Vai trò đối với cơ thể
Vitamin E là một hoạt chất sinh học có hai nhóm chính là Tocopherol và Tocotrienol. Trong đó hợp chất Tocopherol có hoạt tính mạnh hơn và cũng giữ vai trò quan trọng nhất trong số các loại vitamin E. Vitamin E có khả năng tan tốt trong dầu và cồn, không tan trong nước, chịu được nhiệt độ cao, không bị phân hủy trong quá trình chế biến.
Vitamin E giữ vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nó tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa, bảo vệ cơ thể. Dưới đây là một số vai trò của vitamin E có thể được kể đến:
Chống oxy hóa: Vitamin E ngăn cản quá trình oxy hóa bên trong tế bào và quá trình tạo thành các sản phẩm oxy hóa độc hại cho cơ thể.
Vitamin E là chất chống lão hóa tuyệt vời
Hấp thu vitamin A: Vitamin E có vai trò quan trọng trong hấp thu vitamin A, giúp bảo vệ vitamin A khỏi sự phân hủy, tăng hấp thu vitamin A, điều hòa khi cơ thể dư thừa vitamin A.
Tạo máu: Vitamin E giúp cho quá trình sản sinh hồng cầu diễn ra thuận lợi nhờ đặc tính chống oxy hóa của chúng.
Ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch: Vitamin E có tác dụng làm giảm cholesterol có hại trong máu, do đó có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Tốt cho mắt: Vitamin E ngăn ngừa lão hóa mắt, đề phòng đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác.
Giảm sa sút trí tuệ: Ở các bệnh nhân mắc chứng Alzheimer, bổ sung vitamin E đúng cách có thể làm chậm quá trình mất trí nhớ và tiến triển chung của bệnh, giúp bệnh nhân kéo dài thời gian tự chăm sóc bản thân.
Tăng sức đề kháng của cơ thể.
Vitamin E có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nếu cơ thể thiếu vitamin E sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Cùng đọc tiếp bài viết để tìm hiểu về những biểu hiện khi cơ thể thiếu loại vitamin này.
2. Thiếu vitamin E gây ra bệnh gì?
Thiếu vitamin E có thể gây rối loạn các hoạt động của cơ thể như: cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm, suy giảm thị lực,… Vậy thiếu vitamin E gây ra bệnh gì? Có thể kể đến một số dấu hiệu thiếu vitamin E với tình trạng cơ thể như sau:
Giảm trương lực cơ: vitamin E đảm nhận vai trò liên quan đến sức mạnh của cơ bắp. Nếu không bổ sung đủ vitamin E rất đau cơ hoặc mắc các bệnh về cơ bắp. Theo nghiên cứu cho thấy nếu thiếu vitamin E, màng sinh chất của tế bào rất dễ bị rách và không thể hồi phục đúng cách, đây là một vấn đề lớn đối với tế bào và toàn cơ thể.
Suy giảm thị lực: thiếu hụt vitamin E có thể khiến võng mạc bị thoái hóa nhanh, suy yếu võng mạc, dẫn đến mờ mắt, quáng gà, suy giảm thị giác.
Thiếu máu: Giảm số lượng hồng cầu trong máu do sự phân hủy bất thường của hồng cầu sẽ gây nên bệnh thiếu máu tán huyết.
Thiếu hụt vitamin E là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu
Rối loạn thần kinh: thiếu hụt vitamin E làm tăng thoái hóa và tổn thương các tế bào thần kinh, đặc biệt ở bàn tay, bàn chân. Điều này ảnh hưởng đến phản xạ cơ thể, mất thăng bằng, vận động thiếu phối hợp.
Gây sảy thai: Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai nếu không được bổ sung đầy đủ vitamin E sẽ có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi những sản phụ được bổ sung đầy đủ vitamin này. Chính vì thế, bổ sung vitamin E cho bà bầu là một việc quan trọng và cần được lưu ý.
3. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu vitamin E?
Thông thường rất hiếm khi gặp trường hợp thiếu vitamin E. Những người có chế độ ăn bình thường sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin E của cơ thể mà không cần phải sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin E.
Vậy tại sao thiếu vitamin E? Nhiều trường hợp thiếu hụt vitamin E là do chế độ ăn không thích hợp hoặc mắc một số bệnh liên quan đến hấp thu và chuyển hóa vitamin E. Có thể nói đến những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vitamin E như sau:
- Khẩu phần ăn thiếu vitamin E: Khi bạn không thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin E cho cơ thể, lâu dần cơ thể sẽ thiếu hụt vitamin E. Vì thế hãy chú ý cân bằng khẩu phần hàng ngày và bổ sung thường xuyên những thực phẩm giàu vitamin E.
- Trẻ sinh thiếu tháng: trẻ sinh non thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm cả vấn đề về hấp thu và chuyển hóa vitamin E.
- Các bệnh lý xơ nang tuyến tụy, teo ống dẫn mật: Vitamin E là vitamin tan trong dầu. Các bệnh lý này liên quan đến hấp thu và chuyển hóa chất béo, vì thế mà gián tiếp ảnh hưởng đến hấp thu vitamin E.
Trẻ sinh non thường gặp các vấn đề thiếu hụt vitamin E
4. Cách bổ sung vitamin E hiệu quả cho cơ thể
Bạn có thể bổ sung vitamin E theo nhiều cách khác nhau, có thể theo đường ăn uống, bôi ngoài da hoặc đường tiêm. Có rất nhiều thực phẩm giàu vitamin E mà bạn nên bổ sung hàng ngày như: các loại rau củ quả (củ cải, rau chân vịt, bông cải xanh, khoai môn, cà chua,…), trái cây (kiwi, đu đủ, xoài,…), các loại hạt nảy mầm, giá đỗ,…
Các thực phẩm giàu vitamin E
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có rất nhiều chế phẩm bổ sung vitamin E như viên uống, dung dịch uống, kem bôi da,… Mỗi sản phẩm đều có ghi thành phần và liều lượng sử dụng thích hợp. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng các sản phẩm này với liều lượng thích hợp nhất.
Dưới đây là liều khuyến cáo và liều giới hạn sử dụng vitamin E mỗi ngày:
Đối tượng |
Liều khuyến cáo |
Liều tối đa |
1 - 3 tuổi |
5 - 7 mg |
200 mg |
4 - 8 tuổi |
7 mg |
300 mg |
9 - 12 tuổi |
11 mg |
600 mg |
13 - 18 tuổi |
12 - 15 mg |
800 mg |
Trên 19 tuổi |
15 mg |
1000 mg |
Phụ nữ có thai và cho con bú |
> 19 mg |
Chưa có định mức |
Vitamin E rất quan trọng đối với cơ thể. Thiếu vitamin E có thể dẫn đến nhiều rối loạn bệnh lý cho cơ thể. Vì thế, cần bổ sung vitamin E đầy đủ và đúng cách để giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật. Mọi thông tin sức khỏe cần tham vấn, quý khách có thể liên hệ qua hotline của MEDLATEC để được giải đáp tận tình: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!