Tin tức
Tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng có bị ảnh hưởng không?
- 16/08/2024 | Người phụ nữ 46 tuổi phát hiện mắc ung thư cổ tử cung từ dấu hiệu tưởng chừng bệnh phụ khoa...
- 21/08/2024 | Sàng lọc ung thư cổ tử cung như thế nào và cách phòng ngừa bệnh
- 22/08/2024 | Xét nghiệm PAP - Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả hiện nay
- 22/08/2024 | Có nên áp dụng các mẹo dân gian trị sa tử cung không?
1. Vai trò của tử cung và buồng trứng đối với phụ nữ
Tử cung (hay còn gọi là dạ con) là một phần trong hệ sinh dục của nữ giới, nằm ở vị trí sau bàng quang, trước trực tràng và liên kết với âm đạo qua phần cổ tử cung. Đối với nữ giới, tử cung có vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai, phát triển thai nhi hỗ trợ điều chỉnh lưu lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt,...
Tử cung và buồng trứng có nhiệm vụ quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ
Thông thường, trong cơ thể người phụ nữ gồm hai buồng trứng nằm ở hai bên tử cung và sau vòi tử cung. Cơ quan này có chức năng sản xuất và giữ trứng, ngoài ra còn có nhiệm vụ giải phóng trứng để tạo điều kiện tiếp xúc với tinh trùng trong quá trình thụ tinh. Đây cũng là bộ phận sản sinh hai hormone gồm estrogen và progesterone giúp điều hoà kinh nguyệt cũng như tác động đến các cơ quan khác như vú, xương, làn da,...
2. Khi nào chỉ định cắt tử cung và buồng trứng?
Chỉ định cắt tử cung thường được đề xuất trong các trường hợp:
- Ung thư cổ tử cung.
- U xơ tử cung có kích thước lớn hoặc có nguy cơ u ác tính.
- Tử cung ở tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc chảy máu kéo dài.
- Vỡ tử cung trong thai kỳ hoặc trong quá trình sinh con, đặc biệt đối với phụ nữ sinh trên vết mổ cũ trước đó.
- Tình trạng lạc nội mạc tử cung không cải thiện sau quá trình điều trị bằng thuốc.
- Sa tử cung nặng có nguy cơ làm suy giảm chức của các cơ quan khác.
- Chấn thương vùng chậu gây dập nát tử cung.
- Phụ nữ có nhu cầu cắt bỏ tử cung khi không có mong muốn mang thai, tuy nhiên điều này không được bác sĩ, chuyên gia khuyến khích thực hiện.
Đối với phẫu thuật cắt buồng trứng được chỉ định khi:
- Ung thư buồng trứng.
- Ung thư cổ tử cung có dấu hiệu di căn buồng trứng.
- U nang buồng trứng kích thước lớn.
- Lạc nội mạc buồng trứng.
- Áp xe, nhiễm trùng buồng trứng do biến chứng viêm nhiễm đường sinh dục nữ.
- Xoắn buồng trứng.
- Ngăn chặn nguy cơ ung thư buồng trứng đối với phụ nữ có tiền sử ung thư vú, cổ tử cung.
Tuỳ thuộc vào thể trạng và tình hình bệnh lý, bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung, buồng trứng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.
3. Tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng có bị ảnh hưởng không?
Tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng là vấn đề khiến nhiều chị em phụ nữ băn khoăn, lo lắng khi có chỉ định từ bác sĩ. Nhìn chung cắt tử cung, buồng trứng được đánh giá mức độ an toàn, nhưng không loại trừ nguy cơ phụ nữ giảm tuổi thọ do các ảnh hướng sức khỏe sau phẫu thuật. Bởi vì sau khi loại bỏ các bộ phận này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý như: chứng suy giảm nhận thức, giảm trí nhớ, parkinson, bệnh đột quỵ, tinh thần căng thẳng thường xuyên dễ dẫn đến trầm cảm, suy giảm nội tiết tố ảnh hưởng đến xương khớp,...
Tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng có thể bị ảnh hưởng
Đối với bệnh nhân cắt tử cung, buồng trứng do ung thư ở giai đoạn đã có dấu hiệu di căn thì có nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật cao, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
4. Những thay đổi sau khi cắt tử cung, buồng trứng
Bên cạnh việc tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng có tỷ lệ bị ảnh hưởng tuỳ thuộc vào thể trạng, sức khỏe sau phẫu thuật thì bệnh nhân còn có thể gặp các thay đổi về sức khoẻ khác như:
4.1. Không còn khả năng mang thai
Thực tế đối với phụ nữ cắt tử cung một phần hoặc toàn phần đều mất khả năng mang thai vì tử cung là nơi giúp giữ và nuôi dưỡng bào thai. Còn đối với người phẫu thuật 1 trong 2 buồng trứng và không cắt tử cung vẫn có khả năng mang thai tuy nhiên tỷ lệ đậu thai ở trường hợp này thấp hơn so với bình thường.
Cắt tử cung làm mất khả năng mang thai của phụ nữ
4.2. Mất kinh nguyệt
Trường hợp cắt tử cung nhưng không cắt buồng trứng thì có thể gây ra tình trạng mất kinh nguyệt mặc dù vẫn có hormone. Điều này được giải thích do kinh nguyệt là kết quả của quá trình bong tróc nội mạc tử cung khi không có sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Vì thế, nếu cắt tử cung sẽ dẫn đến tình trạng không có kinh nguyệt hoặc có nhưng rất ít. Ngược lại, nếu trường hợp cắt một bên buồng trứng thì quá trình rụng trứng vẫn diễn ra và người phụ nữ vẫn hành kinh mỗi tháng.
4.3. Mất cân bằng nội tiết tố
Khi cắt một hoặc hai buồng trứng đều có nguy cơ gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Điều này dẫn đến một số tình trạng như: bốc hỏa, thay đổi tâm trạng thất thường, rối loạn giấc ngủ, hay quên, cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt,... Đồng thời đối với người sau khi phẫu thuật cắt buồng trứng thường có tỷ lệ loãng xương cao hơn do thiếu hụt hormone gây ảnh hưởng đến mật độ xương.
Mất cân bằng nội tiết sau phẫu thuật gây ảnh hưởng tâm lý, tinh thần
4.4. Giảm ham muốn tình dục
Buồng trứng là nơi sản sinh hormone khoái cảm giúp phụ nữ có cảm giác ham muốn tình dục cũng như đạt đến sự thỏa mãn khi quan hệ. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật phụ nữ có thể rơi vào trạng thái giảm ham muốn tình dục kèm theo một số triệu chứng như khô âm đạo gây khó khăn khi quan hệ, cảm xúc thay đổi đột ngột,...
5. Chăm sóc phụ nữ sau cắt tử cung, buồng trứng
Phụ nữ sau khi trải qua quá trình phẫu thuật cắt tử cung, buồng trứng không chỉ cần chăm sóc về mặt thể chất mà cần được quan tâm về tinh thần. Một số lưu ý khi chăm sóc phụ nữ sau phẫu thuật như:
Chăm sóc sức khỏe, tinh thần của phụ nữ sau phẫu thuật
- Thường xuyên kiểm tra vết mổ sau phẫu thuật để tránh viêm nhiễm.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, dễ tiêu hoá như cháo, canh súp,...
- Vận động nhẹ nhàng.
- Vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn bác sĩ.
- Đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường như chảy máu, đau nhức dữ dội, sốt,...
- Người thân nên quan tâm, chia sẻ với bệnh nhân để tránh ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần sau phẫu thuật.
- Có thể quan hệ tình dục sau 3 - 4 tháng phẫu thuật.
- Sau 3 - 4 tuần duy trì tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày để tránh nguy cơ tăng cân đồng thời giúp thư giãn tinh thần.
- Có thể bổ sung các loại thuốc hỗ trợ tăng cường hormone nữ tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Thực tế, tuổi thọ của người cắt tử cung và buồng trứng có thể bị ảnh hưởng sau khi thực hiện phẫu thuật và tăng nguy cơ hình thành một số bệnh lý. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe tối ưu sau phẫu thuật, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra sức khoẻ tổng 6 tháng/ lần. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng là cách tốt nhất để bạn bảo vệ chính mình. Nếu bạn đang băn khoăn, chưa lựa chọn được cơ sở y tế uy tín thì một địa chỉ bạn có thể thăm khám là Hệ thống Y tế MEDLATEC với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn cụ thể hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!