Tin tức
Ù tai là bệnh gì và cách phòng ngừa chứng ù tai hiệu quả
- 15/09/2021 | Chia sẻ từ chuyên gia: Ù tai kéo dài có nguy hiểm không
- 19/04/2021 | Ù tai kéo dài và những cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe
- 09/10/2020 | Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng tránh bệnh ù tai
1. Thắc mắc thường gặp: ù tai là bệnh gì?
Ù tai là tình trạng trong tai xuất hiện những tiếng kêu không có thực ở môi trường, nguồn gốc đến từ hệ thống thính giác hoặc những cơ quan lân cận. Chỉ riêng người bệnh nghe thấy âm thanh của tiếng ù tai, đa phần là đơn âm không phức tạp song nhiều trường hợp xuất hiện âm phức như: tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng chuông reo, tiếng nước chảy,...
Triệu chứng ù tai gây nhiều khó chịu cho người bệnh
Ù tai có thể chỉ là triệu chứng bệnh lý hoặc do chấn thương tai, mất thính lực hoặc tổn thương thần kinh tai tạm thời, song nếu là bệnh lý sẽ cần điều trị. Ù tai gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh song hầu hết không quá nghiêm trọng với sức khỏe, cần tìm được nguyên nhân và điều trị thì triệu chứng này sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Triệu chứng ù tai được chia thành 2 nhóm chính bao gồm ù tai chủ quan và ù tai khách quan. Trong đó ù tai chủ quan là phổ biến nhất, nguyên nhân do vấn đề ở tai giữa, tai bên hoặc tai ngoài. Còn ù tai khách quan khá hiếm gặp, nguyên nhân thường nghiêm trọng hơn xuất phát từ mạch máu, co thắt cơ bắp, vấn đề xương tai giữa hoặc tổn thương thần kinh.
Cụ thể ù tai là bệnh gì? Bệnh nhân cần đi khám để chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý cụ thể, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.
Ù tai có thể do ráy tai nhiều không được vệ sinh tốt
1.1. Ù tai do ráy tai
Ráy tai có tác dụng bảo vệ ống tai, giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Song cần thường xuyên vệ sinh ráy tai để tránh chúng tích tụ cản trở đến khả năng nghe và vấn đề vệ sinh trong tai. Nhiều trường hợp do vệ sinh ráy tai không tốt, chúng tích tụ nhiều trong tai dẫn đến mất thính giác, gây ù tai thường xuyên.
1.2. Ù tai sau khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn
Khi tai đột ngột hoặc thường xuyên nghe phải những âm thanh có cường độ quá lớn, bộ phận tiếp nhận âm thanh có thể bị tổn thương. Dần dần người bệnh sẽ bị mất dần thính lực và gặp phải triệu chứng ù tai.
Do vậy, ô nhiễm tiếng ồn cũng là vấn đề cần được quan tâm để bảo vệ sức khỏe của tai lâu dài, bên cạnh đó cũng nên hạn chế dùng tai nghe với âm lượng quá lớn trong thời gian dài.
1.3. Ù tai do chấn thương
Sau chấn thương vùng đầu, dây thần kinh thính giác hoặc vùng não liên quan đến chức năng thính giác bị tổn thương có thể dẫn đến giảm khả năng nghe và ù tai.
1.4. Ù tai do rối loạn mạch máu liên quan
Ù tai có thể liên quan đến nhiều chứng bệnh rối loạn mạch máu như: huyết áp cao, xơ vữa động mạch, hẹp mạch máu cấp cho vùng đầu mặt cổ, khối u ở đầu và cổ, dị tật mạch máu,...
1.5. Ù tai do rối loạn chức năng ống Eustachian
Ống Eustachian trong tai được mở rộng để nối giữa cổ họng trên và tai giữa, khi ống này bị tổn thương do viêm nhiễm hoặc nguyên nhân khác có thể dẫn đến ù tai.
Rối loạn chức năng ống Eustachian gây ù tai
1.6. Ù tai do u thần kinh âm thanh
Khối u lành tính phát triển trên hoặc ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ sẽ ảnh hưởng đến tai trong cũng như làm rối loạn cân bằng và thính giác. Chứng bệnh này còn gọi là schwannoma tiền đình, sẽ gây ù ở một bên tai.
1.7. Ù tai do ảnh hưởng của một số thuốc điều trị
Một số loại thuốc điều trị sử dụng trong thời gian dài với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng tới thính giác gây ù tai như: kháng sinh, aspirin dùng liều cao, thuốc quinine, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị ung thư,...
Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ù tai và gây tổn thương phức tạp. Cần xác định nguyên nhân và điều trị mới có thể giảm triệu chứng ù tai cũng như bảo vệ thính lực tốt.
2. Ù tai gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Triệu chứng ù tai thường không gây nguy hại nhiều tới sức khỏe của người bệnh, song gây ra không ít cảm giác khó chịu, lo lắng dẫn đến mất ngủ, suy nhược cơ thể,... Đặc biệt nếu triệu chứng này liên tục xuất hiện với mức độ nghiêm trọng thì cần sớm điều trị để bảo vệ sức khỏe của tai và thính giác.
Ù tai thoáng qua sẽ cần tiếp tục theo dõi
Nếu ù tai thoáng qua do nghe âm thanh lớn hoặc hỗn tạp trong thời gian ngắn, hãy nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi triệu chứng. Ngược lại, nếu triệu chứng kéo dài đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác như khả năng nghe kém, bệnh lý tai trong, đau đầu, đau tai giữa, chóng mặt,... thì nên sớm đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
Ù tai và nghe kém xuất hiện đột ngột thì cần điều trị càng sớm càng tốt, nếu không tổn thương có thể gây giảm thính lực vĩnh viễn.
3. Cách phòng ngừa chứng ù tai?
Ù tai do nhiều nguyên nhân, song các biện pháp bảo vệ tai và thính lực sau sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của tai, tránh ù tai và nhiều triệu chứng khác.
3.1. Làm sạch ráy tai đúng cách
Để loại bỏ ráy tai, hãy sử dụng gạc bông mềm để không làm tổn thương niêm mạc da trong tai, tránh cọ xát vào màng nhĩ dẫn đến ù tai. Các dụng cụ lấy ráy tai cứng cần dùng khéo léo, cẩn thận, tránh đưa vào quá sâu trong tai hoặc ma sát mạnh khi vệ sinh trong tai.
3.2. Dùng đồ bảo vệ tai
Khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn quá lớn, hãy mang đồ bảo vệ tai để giảm âm lượng âm thanh đến tai. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng ù tai và giảm thính lực sau này.
3.3. Hạn chế dùng tai nghe âm lượng lớn trong thời gian dài
Không dùng tai nghe trong nhiều giờ với âm lượng quá lớn sẽ gây tổn thương trong tai và gây ra ù tai.
Tránh dùng tai nghe âm thanh lớn trong thời gian dài gây ù tai
3.4. Hạn chế chất kích thích
Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,... có thể làm giảm lưu thông máu đến tai và dẫn đến chứng ù tai, ngoài ra có thể gây ra nhiều bệnh lý về mạch máu nguy hiểm khác.
Ù tai gây ra nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe tinh thần, thể chất của bạn, do vậy hãy có biện pháp phòng tránh, bảo vệ tai thích hợp. Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn khi có vấn đề sức khỏe về tai mũi họng.
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, được bài bản trong và ngoài nước cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ chẩn đoán bệnh hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!