Tin tức
Ung thư nướu răng là bệnh gì? Tiên lượng sống và phương pháp điều trị
- 06/01/2022 | 6 cách khắc phục chảy máu nướu răng tại nhà đơn giản
- 30/03/2022 | Cảnh báo một số triệu chứng sớm của bệnh ung thư nướu răng
- 22/03/2022 | Nướu răng bị đỏ, sưng đau và chảy máu - dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng!
- 20/07/2022 | Viêm nướu răng khôn gây ra biến chứng nguy hiểm như thế nào?
- 16/07/2024 | Nguyên nhân sưng nướu răng trong cùng hàm dưới và cách điều trị bệnh
1. Ung thư nướu răng là bệnh gì?
Ung thư nướu răng là một dạng ung thư khoang miệng có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, trong đó tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới có xu hướng cao hơn nữ giới. Bệnh lý này khởi phát khi tế bào niêm mạc miệng nhân lên một cách mất kiểm soát. Nếu không kịp thời điều trị, các tế bào ác tính sẽ xâm lấn đến phần mô lân cận và di căn đến các hệ cơ quan khác theo đường bạch huyết.
Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ bị ung thư nướu răng
2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Nguyên nhân dẫn đến ung thư nướu răng hiện vẫn chưa được xác định rõ nhưng có một số yếu tố làm tăng rủi ro mắc bệnh như:
- Nướu bị kích thích mạn tính: Người hay có thói quen tác động vào nướu như nghiến răng, sử dụng răng giả không đúng kích thước và không đúng cách thường dễ bị ung thư nướu răng hơn đối tượng khác.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Ít vệ sinh răng miệng, chải răng sai cách có thể khiến khoang miệng tích tụ nhiều loại vi khuẩn. Chúng có khả năng tấn công niêm mạc miệng, dẫn đến viêm nhiễm,... làm tổn thương niêm mạc miệng, từ đó tăng nguy cơ mắc ung thư răng miệng và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
- Lạm dụng thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc: Người thường xuyên sử dụng thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý về răng miệng như ung thư nướu răng.
- Sử dụng rượu bia: Bên cạnh thuốc lá, rượu bia cũng là tác nhân gây ung thư khoang miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
- Tác nhân từ môi trường: Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làm việc trong môi trường không đảm bảo, không cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể thúc đẩy ung thư nướu răng khởi phát.
Khi hiểu rõ một vài tác nhân, yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh, bạn có thể phần nào chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.
Sử dụng thuốc lá thường xuyên dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
3. Dấu hiệu bệnh lý
Ung thư nướu răng dễ bị người bệnh nhầm lẫn với bệnh lý răng miệng thông thường khác, từ đó phát hiện muộn và làm suy giảm hiệu quả điều trị. Trong đó, những nhóm dấu hiệu phổ biến phải kể đến là:
- Xuất hiện tổn thương lâu lành tại vùng nướu răng: Nếu nhận thấy tình trạng lở loét, khó lành trong khoang miệng (kéo dài từ 2 tuần trở lên), bạn nên thận trọng theo dõi và đi khám kịp thời. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư nướu răng.
- Có khối u tại vùng nướu: Các tế bào tăng sinh mất kiểm soát sẽ dẫn đến sự hình thành của khối u. Trong đó, khối u có xu hướng xuất hiện tại vùng nướu kèm theo đó là triệu chứng đau, màu sắc nướu thay đổi, chảy máu.
- Răng bị lung lay: Tổn thương nướu thường kéo theo tình trạng chân răng lung lay. Trong nhiều trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm nha chu, viêm chân răng,... Nếu không điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm sẽ ngày càng diễn biến nghiêm trọng.
- Lở loét lưỡi: Không chỉ ảnh hưởng đến vùng nướu, tế bào gây bệnh còn có khả năng xâm lấn vùng lưỡi gây tình trạng lở loét, đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Khó nhai, khó nói chuyện: Tình trạng này thường xảy ra khi vùng nướu bị tổn thương dẫn đến chảy máu, gây đau nhức khó chịu.
- Các triệu chứng khác: Chẳng hạn như chảy máu trong khoang miệng, đau mỗi khi nhai, hạch bạch huyết góc hàm, cổ sưng đau, cân nặng giảm không rõ nguyên nhân.
Răng bị lung lay là một trong số những triệu chứng cảnh báo ung thư nướu răng
4. Tiên lượng sống
Theo American Cancer Society, tỷ lệ sống sót thêm ít nhất 5 năm ở người bị ung thư khoang miệng trong giai đoạn đầu dao động từ 72% đến 95%. Với ung thư nướu răng, nếu phát hiện và can thiệp kịp thời, tỷ lệ điều trị thành công cũng khá cao.
Càng về giai đoạn cuối, hiệu quả điều trị lại càng giảm. Do đó, nếu nhận thấy triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần chủ động đi khám tầm soát để được kiểm tra, hướng dẫn điều trị từ sớm giúp tối ưu hiệu quả.
5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Cách chẩn đoán và điều trị ung thư nướu răng chắc hẳn là mối quan tâm của khá nhiều người. Sau đây sẽ là phần khái quát những phương pháp chẩn đoán và điều trị phổ biến.
5.1. Chẩn đoán
Ngoài dựa vào triệu chứng lâm sàng, kiểm tra tình trạng răng miệng, bác sĩ thường phải dựa vào một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu khác như:
- Sinh thiết mẫu mô lấy từ khối u trong khoang miệng.
- Nội soi vùng tai mũi họng.
- Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ để quan sát hàm trên và hàm dưới, kiểm tra dấu hiệu bất thường tại vùng nướu răng.
- Siêu âm cổ để kiểm tra các hạch.
- Làm xạ hình xương.
Bác sĩ tiến hành kiểm tra nướu răng
5.2. Điều trị
Tương tự như phần lớn những loại ung thư khác, ung thư nướu răng có thể được điều trị bằng các phương pháp phổ biến sau đây.
5.2.1. Phẫu thuật
Khối u và phần mô lân cận bị tổn thương cần được loại bỏ bằng cách phẫu thuật. Trong đó, khối u nhỏ trong khoang miệng thường được loại bỏ bằng cách phẫu thuật mở nhỏ. Trường hợp khối u đã lớn, bác sĩ cần mở rộng khu vực phẫu thuật.
Bên cạnh loại bỏ khối u, bác sĩ có thể tiến hành nạo hạch bạch huyết xung quanh, nhằm hạn chế tình trạng di căn, phòng ngừa tái phát. Sau ca phẫu thuật cắt bỏ khối u, mô lân cận, người bệnh có thể tiếp tục phẫu thuật chỉnh hình lại một số khu vực trong khoang miệng.
5.2.2. Xạ trị
Đây là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng tia xạ chứa nguồn năng lượng cao để tác động cục bộ vào từng khu vực để tiêu diệt tế bào ác tính. Xạ trị đặc biệt hiệu quả khi bệnh lý mới tiến triển trong giai đoạn đầu, kích thước khối u chưa lớn. Bên cạnh xạ trị đơn lẻ, bác sĩ đôi khi còn kết hợp hóa trị.
5.2.3. Hóa trị
Tế bào ung thư bị tiêu diệt bởi hóa chất truyền vào cơ thể theo đường tĩnh mạch hoặc sử dụng theo đường uống. Hóa trị thường được chỉ định đơn hoặc kết hợp với một số phương pháp điều trị khác.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kết hợp những phương pháp điều trị, nhằm tối ưu hiệu quả điều trị, giảm nhẹ tác dụng phụ.
Bệnh nhân ung thư đang được truyền hóa chất
6. Có thể phòng ngừa ung thư nướu răng không?
Do nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng nên việc phòng ngừa chủ yếu dựa theo các yếu tố nguy cơ. Cụ thể như:
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh xa khu vực có khói thuốc.
- Hạn chế sử dụng rượu bia.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đúng cách.
- Điều trị dứt điểm bệnh lý về khoang miệng.
Ung thư nướu răng có khả năng được điều trị thành công tương đối cao nếu phát hiện trong giai đoạn đầu. Do đó, bạn hãy chú ý khám Nha khoa hàng năm hoặc khám khi nhận thấy khoang miệng hay cơ thể biểu hiện dấu hiệu bất thường. Một địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
