Tin tức

Nguyên nhân sưng nướu răng trong cùng hàm dưới và cách điều trị bệnh

Ngày 16/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện khi nhai thức ăn, thậm chí để lâu ngày có thể dẫn tới mưng mủ, mất răng, thậm chí nhiễm trùng máu. Vậy nguyên nhân sưng nướu răng ở trong cùng của hàm dưới là gì và khắc phục tình trạng này bằng cách nào?

1. Vì sao sưng nướu răng trong cùng hàm dưới?

Hiện tượng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến là: 

Sưng nướu răng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Sưng nướu răng do nhiều nguyên nhân khác nhau

- Viêm lợi trùm: Răng khôn thường là chiếc răng mọc cuối cùng và mọc ở vị trí góc trong cùng của hàm. Lúc này, mô nướu đã phát triển dày và cứng chắc. Chính vì thế, phần lợi trùm thường bao phủ răng khôn đang nhú. Mỗi khi răng khôn nhú lên một chút thì lợi sẽ sưng đỏ và đau nhức. 

Tình trạng viêm lợi trùm vẫn có những khe hở và đây là nơi mà thức ăn, mảng bám có thể tích tụ lại khiến cho vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để xâm nhập và gây tổn thương nướu. Người bệnh không chỉ bị sưng nướu mà còn có thể bị hôi miệng và chảy mủ. 

Đối với những trường hợp răng khôn mọc thẳng thì cơn đau và sưng nướu có thể kết thúc sau 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, trường hợp răng khôn mọc lệch thì cơn đau sẽ lặp lại nhiều lần và thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời. 

- Viêm nướu: Tình trạng sưng nướu răng trong cùng còn có thể do bệnh viêm nướu hay viêm nha chu gây ra. Những trường hợp có thói quen vệ sinh răng miệng kém sẽ khiến hình thành các mảng bám và theo thời gian nó sẽ thành vôi răng cứng và bám chắc vào răng. Từ đó, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và gây sưng, đỏ nướu, thậm chí còn kèm theo hiện tượng mưng mủ. 

Nếu không phát hiện và điều trị sớm, viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu khiến cho cấu trúc nâng đỡ răng bị phá hủy. Điều này dẫn tới lung lay răng và cuối cùng dẫn đến mất răng. 

- Do thói quen vệ sinh răng không khoa học: Một số thói quen như xỉa răng bằng tăm, dùng bàn chải cứng đánh răng, đánh răng quá mạnh cũng có thể khiến nướu bị tổn thương và dẫn đến viêm, sưng đau. 

2. Triệu chứng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới thường xảy ra trong khoảng 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, một thời gian sau, tình trạng này có thể tái phát. Một số trường hợp sưng nướu cấp tính sẽ có thể diễn ra trong vòng 5 đến 7 ngày. 

Triệu chứng sưng nướu răng ở vị trí trong cùng hàm dưới ở mỗi người là khác nhau và tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến: 

- Nướu răng trong cùng bị viêm đỏ, thậm chí có thể chuyển hẳn sang màu đỏ thẫm hoặc tím. Trong khi đó, nướu răng khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt. 

- Đọng mủ và dịch ở dưới nướu răng: Khi nướu bị sưng và viêm, nó sẽ không còn bám chắc vào chân răng, thậm chí có thể kèm theo hiện tượng đọng mủ, ứ dịch, xung huyết. 

- Đau nhức răng bên cạnh: Khi nướu răng bị viêm, những vùng nướu xung quanh cũng có thể bị viêm, sưng vì nướu răng là mô liên kết mềm. Chính vì thế, những chiếc răng ở vị trí gần đó cũng có hiện tượng đau nhức, khó chịu, nhất là khi người bệnh ăn uống.

Sưng nướu răng có thể kèm theo biểu hiện hôi miệng

Sưng nướu răng có thể kèm theo biểu hiện hôi miệng

- Miệng có mùi hôi: Hiện tượng này sẽ xảy ra nếu vi khuẩn phát triển mạnh khiến cho mảng bám trên răng quá dày. 

3. Biến chứng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới 

Không chỉ gây đau nhức, khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp, hiện tượng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, trong đó có thể kể đến: 

- Áp xe và nhiễm trùng ở các mô xung quanh răng. Thậm chí, nhiễm trùng có thể lan đến vùng xương hàm, các mô mềm vùng cổ, mặt. Đáng lo ngại hơn ở một số trường hợp có thể dẫn tới viêm màng tim, viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm khuẩn huyết khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm và việc điều trị vô cùng khó khăn. 

- Nếu sưng nướu kéo dài sẽ có thể gây viêm nhiễm trong khoang miệng và vi khuẩn sẽ tấn công khiến cho vùng nhiễm trùng ngày càng lan rộng. Từ đó, hình thành các ổ áp xe, có thể gây hoại tử mô nướu và hoại tử chân răng. 

4. Điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Trước hết cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tùy theo từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ có hướng xử trí phù hợp. Trường hợp sưng và viêm nhẹ có thể xử trí giảm sưng tại nhà. 

Vệ sinh răng miệng tốt để cải thiện tình trạng sưng nướu

Vệ sinh răng miệng tốt để cải thiện tình trạng sưng nướu

Để điều trị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới, cần tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này. Khi có biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để được bác sĩ nha khoa hướng dẫn cách xử trí phù hợp. 

- Ở mức độ bệnh nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn một số cách giúp bạn giảm sưng và đau nướu ngay tại nhà, chẳng hạn như: 

+ Súc miệng bằng nước muối ấm để giảm sưng đau, phòng ngừa sâu răng và đẩy nhanh quá trình phục hồi nướu. Nên thực hiện 2 đến 3 lần mỗi ngày. 

+ Chườm ấm và chườm lạnh bên ngoài vết sưng cũng có thể giảm đau, giảm sưng hiệu quả. 

+ Vệ sinh răng miệng đúng cách và mỗi ngày cần thực hiện 2 đến 3 lần với kem đánh răng chứa flour kèm theo một số hợp chất kháng khuẩn. Đây là phương pháp rất hiệu quả để ngăn ngừa sưng nướu và phòng tránh hình thành mảng bám, tình trạng sâu răng. 

Dùng bàn chải lông nhỏ và mềm, đồng thời nên thay bàn chải sau khoảng 3 tháng sử dụng. Sau khi đánh răng có thể súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lấy cao răng định kỳ để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, thông thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi và phát triển. 

- Nếu sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là do sâu răng thì cần điều trị răng sâu bằng các phương pháp như trám răng, bọc sứ để phục hồi chức năng răng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ. 

- Cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn nếu nguyên nhân là do viêm lợi trùm, răng khôn mọc lệch. Phương pháp này không chỉ làm giảm đau nướu mà còn phòng tránh được một số biến chứng như áp xe răng, mất răng.

Nên đi khám răng ở cơ sở y tế uy tín

Nên đi khám răng ở cơ sở y tế uy tín

Trên đây là một số nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới. Nếu tình trạng viêm nướu răng kéo dài hơn 4 ngày, tái phát nhiều lần hoặc kèm theo nhiều biểu hiện bất thường như nổi hạch, mưng mủ,... thì bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời. 

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ