Tin tức

Ung thư phổi có lây không? Mắc ung thư phổi sống được bao lâu?

Ngày 28/08/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Theo Tổ chức Ung thư Toàn cầu, mắc ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư. Vậy sống cùng người mắc bệnh có bị lây ung thư phổi không, và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phổi ra sao? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi không phải là bệnh lây nhiễm, nó không thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc gần, nước bọt hay giọt bắn. Đây là một loại ung thư phát sinh từ sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào bất thường trong phổi, vì thế bệnh ung thư phổi không lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc hay qua không khí.

Bệnh ung thư phổi không lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc hay qua không khí.

Bệnh ung thư phổi không lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc hay qua không khí.

Ung thư phổi được xếp vào một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất có tỷ lệ tử vong cao. Theo báo cáo năm 2022 của Tổ chức Ung thư Quốc tế (Globocan), ung thư phổi xếp thứ hai trong số các loại ung thư gây tử vong nhiều nhất, chỉ đứng sau ung thư gan tại Việt Nam. Hàng năm, có hơn 24.000 ca mắc mới và gần 25.000 ca tử vong vì bệnh này.

Những nguyên nhân tăng nguy cơ ung thư phổi

  • Hút thuốc lá: Hầu hết những người mắc ung thư phổi đều có tiền sử hút thuốc lá lâu năm. Tại Hoa Kỳ, 85% trường hợp mắc bệnh Ung thư phổi là bởi hút thuốc lá (Theo American Cancer Society). 
  • Ô nhiễm không khí: Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn và khí thải từ xe cộ, đã được xác định là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư phổi. 
  • Tiếp xúc với chất độc hại: Tiếp xúc với radon, kim loại nặng được sử dụng trong quá trình nấu chảy kim loại và amiăng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư phổi. Radon được biết đến là nguyên nhân cướp đi sinh mạng 1.100 người do mắc ung thư phổi mỗi năm ở Anh.

2. Dấu hiệu mắc ung thư phổi

Dấu hiệu mắc ung thư phổi thường khá mơ hồ. Một số trường hợp mắc ung thư phổi gặp tình trạng đau nhói ngực, ho ra máu hoặc chất nhầy, khó nuốt hoặc khó nói, khó thở. Cũng có những người mất cảm giác thèm ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân, có dấu hiệu sưng phù mặt hoặc vùng cổ. Ung thư phổi giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng phẫu thuật với tỷ lệ sống sót cao; tuy nhiên, hầu hết các trường hợp được phát hiện ở giai đoạn muộn khi khối u đã di căn và không thể phẫu thuật.

Các dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi thường mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác

Các dấu hiệu ban đầu của ung thư phổi thường mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

3. Người bệnh ung thư phổi có thể sống bao lâu?

Người bệnh ung thư phổi có thể sống bao lâu tùy thuộc vào bệnh đã ở giai đoạn nào, bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ hay không tế bào nhỏ, cũng như tình trạng sức khỏe.

Có 2 loại ung thư phổi chủ yếu như sau:

Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): Bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ thường có thời gian sống sót thêm thấp do các tế bào ung thư thường lây lan rất nhanh sang các cơ quan lân cận.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC): Bao gồm các loại chính như ung thư tế bào vảy, ung thư tế bào tuyến, và ung thư tế bào lớn. NSCLC có tiên lượng tốt hơn khi bệnh mới phát triển và được điều trị tích cực.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm theo loại NSCLC

Loại NSCLC

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm

Ung thư biểu mô phổi

20,6%

Ung thư biểu mô tế bào vảy phổi

17,6%

Ung thư phổi tế bào lớn

13,2%

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Quản lý Ung thư

Giai đoạn ung thư phổi

Giai đoạn 0: Ung thư biểu mô tại chỗ
Giai đoạn 0 là giai đoạn sớm nhất khi tế bào ung thư vì các tế bào bất thường chỉ tồn tại trong đường dẫn khí mà chưa xâm lấn vào các mô lân cận. Tiên lượng sống sót ở giai đoạn này rất tốt do ung thư chưa lan rộng và có thể được điều trị hiệu quả.

Giai đoạn I: Ung thư phổi kích thước nhỏ

Theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, trong giai đoạn I, khối u thường nhỏ hơn 4 cm và chỉ nằm trong phổi, không xâm lấn các mô lân cận hoặc hạch bạch huyết gần đó. Đây là giai đoạn sớm hơn, với tỷ lệ sống sót 5 năm sau khi được chẩn đoán cao, dao động từ 70-92% nếu được điều trị kịp thời ( Số liệu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ).

Bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn I tỷ lệ sống sót 5 năm sau khi được chẩn đoán cao

Bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn I tỷ lệ sống sót 5 năm sau khi được chẩn đoán cao

Giai đoạn II: Ung thư phổi kích thước từ 3 - 5 cm
Giai đoạn II bao gồm các khối u lớn hơn 3cm nhưng dưới 5cm, có thể đã xâm lấn vào màng phổi tạng hoặc phế quản gốc. 

Giai đoạn III: Ung thư phổi tiến triển tại vùng
Giai đoạn III được đặc trưng bởi các khối u lớn hơn hoặc có xâm lấn vào các cấu trúc như thành ngực, cơ hoành, hoặc hạch bạch huyết trung thất cùng bên. Có thể có sự hiện diện của nốt di căn trong cùng thùy phổi hoặc hạch bạch huyết dưới carina.

Giai đoạn IV: Giai đoạn di căn
Giai đoạn IV là giai đoạn ung thư đã lan ra ngoài phổi, bao gồm các thùy phổi đối bên, màng phổi, tràn dịch màng phổi, hoặc các ổ di căn ngoài lồng ngực. 

Quá trình phát triển bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ được chia thành hai giai đoạn:

  • Giai đoạn khu trú: Bệnh chỉ tồn tại trong một bên của lồng ngực và có thể được điều trị bằng xạ trị ở một trường chiếu xạ. Các hạch vùng bao gồm hạch trung thất và hạch thượng đòn cùng bên cũng có thể bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn di căn: Khi ung thư lan rộng ra ngoài phạm vi của một trường chiếu xạ, ảnh hưởng đến nhiều khu vực hơn và khó khăn hơn trong việc điều trị.

Ở giai đoạn càng nặng, tỷ lệ sống sau 5 năm điều trị của người mắc bệnh càng giảm như sau:

Bảng tỷ lệ sống sót sau ung thư phổi theo Dịch vụ Y tế Quốc gia chính phủ Anh:

Ung thư phổi không tế bào nhỏ

Tỷ lệ sống 5 năm khi điều trị

Giai đoạn I

65%

Giai đoạn II

40%

Giai đoạn III

15%

Giai đoạn IV

5%

4. Biện pháp phòng ngừa ung thư phổi

Tránh xa khói thuốc lá

Các chuyên gia Hệ thống liên kết các bệnh viện toàn cầu của Cleveland Clinic (Cleveland Clinic Connected) cho biết có khoảng 80% ca tử vong do ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh ung thư phổi, các chuyên gia khuyến cáo người dân không hút thuốc lá.

 Các chuyên gia ước tính rằng 80% ca tử vong do ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc.

Các chuyên gia ước tính rằng 80% ca tử vong do ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc.

Nếu có thói quen hút thuốc, bạn cần tập bỏ thói quen này. Cho dù bạn đã hút thuốc nhiều năm, việc bỏ thuốc cũng làm giảm các thương tổn ở phổi, từ đó giảm khả năng mắc ung thư.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể ngăn ngừa nguy cơ ung thư phổi. Không nên tiêu thụ quá nhiều nhiều thịt đỏ, dầu mỡ, đồ ăn nhanh.

Tầm soát ung thư phổi định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư và tăng cơ hội chữa khỏi. Các bác sĩ khuyến cáo nên tầm soát ung thư phổi hằng năm, với những trường hợp có nguy cơ cao nên đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh.

Tầm soát ung thư phổi giúp chẩn đoán sớm căn bệnh này

Tầm soát ung thư phổi giúp chẩn đoán sớm căn bệnh này

Để tầm soát ung thư phổi, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín. Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ tin cậy giúp bạn yên tâm khám chữa bệnh. Quy trình tầm soát ung thư phổi tại MEDLATEC bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, hỏi về triệu chứng hiện tại, tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ để lập kế hoạch thăm khám và điều trị phù hợp.
  • Nội soi phế quản: cho phép quan sát trực tiếp khu vực bên trong phổi. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô để thực hiện sinh thiết nhằm xác định liệu có dấu hiệu ung thư hay không.
  • Sinh thiết phổi: Được chỉ định khi bác sĩ phát hiện điểm bất thường mà không tìm được nguyên nhân, sinh thiết giúp định rõ bản chất tổn thương là gì.
  • Chụp X-quang phổi: Giúp tìm ra các khối u hoặc bất thường ở đây.
  • CT Scan phổi: Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn so với X-quang, giúp phát hiện các tổn thương nhỏ và xác định giai đoạn của bệnh nếu có.
  • Xét nghiệm đặc hiệu: Các xét nghiệm chuyên sâu có thể được thực hiện để phân tích các chỉ số liên quan đến ung thư phổi, bao gồm định lượng SCC, Cyfra 21-1, CEA, NSE, Pro-GRP.

Để đặt lịch tầm soát ung thư phổi, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.