Tin tức
Uống nước dừa có sảy thai không và một số lưu ý về chế độ ăn cho mẹ bầu
- 11/04/2025 | Những dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung và cách phòng ngừa
- 12/04/2025 | Sảy thai sinh hóa là gì? Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa
- 17/04/2025 | Máu kinh khác máu sảy thai như thế nào và cách chăm sóc người mới bị sảy thai
- 22/04/2025 | Nguyên nhân và dấu hiệu băng huyết sau sảy thai cần lưu ý
- 25/04/2025 | Tìm hiểu sảy thai tự nhiên ra máu trong bao lâu và cách xử lý
1. Yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai
Một số yếu tố bên trong cơ thể người mẹ, thai nhi hoặc tác nhân từ bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Cụ thể:
1.1. Yếu tố bên trong cơ thể người mẹ hoặc thai nhi
Các vấn đề bất thường bên trong cơ thể người mẹ hoặc thai nhi dẫn đến sảy thai phải kể đến là:
- Tuổi tác: Phụ nữ mang thai sau độ tuổi 35 có nguy cơ bị sảy thai cao hơn phụ nữ mang thai trước tuổi 35. Về cơ bản, mang thai khi càng có tuổi, rủi ro sảy thai càng cao. Bởi khi có tuổi, tiết tố trong cơ thể chị em không còn duy trì trạng thái lý tưởng cho việc mang thai như giai đoạn trước.
- Sự bất thường của các NST: NST của phôi thai không bình thường là một trong những nguyên nhân khiến quá trình phát triển của phôi thai bị gián đoạn, tăng nguy cơ sảy thai.
- Vấn đề bất thường tại tử cung của người mẹ: Tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung có khối u như u xơ tử cung,... có thể là nguyên nhân gia tăng nguy cơ sảy thai sớm.
- Bệnh lý nhiễm trùng khi mang thai như: Mẹ bị nhiễm rubella, toxoplasma,...
- Rối loạn hệ miễn dịch: Nếu hệ miễn dịch của thai phụ bị rối loạn, nhiều loại vi khuẩn, virus sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công, khiến thai nhi khó phát triển bình thường.
- Ảnh hưởng của bệnh lý: Mẹ mắc các bệnh lý toàn thân như tăng HA, lupus ban đỏ, suy giáp, tiểu đường,...
Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai có nguy cơ bị sảy thai cao hơn đối tượng khác
1.2. Yếu tố từ bên ngoài
Bên cạnh những yếu tố từ bên trong, nhiều tác nhân khác từ bên ngoài cũng có thể dẫn đến sảy thai.
- Dùng thuốc trong thai kỳ: Nhiều thai phụ mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý về miễn dịch,... cần điều trị bằng nhiều loại thuốc. Tuy vậy, trong một số trường hợp, thuốc lại gây tác dụng phụ không mong muốn như tăng nguy cơ sảy thai.
- Ngộ độc thực phẩm: Nhiễm độc thức ăn do ăn phải các thức ăn bị nhiễm khuẩn như nhiễm Listeriosis, nhiễm Toxoplasmosis, Salmonella,... cũng làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Sử dụng chất kích thích: Những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... đều không tốt cho mẹ bầu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Tác dụng phụ của nhiều loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi
2. Mức độ nguy hiểm của tình trạng sảy thai tự nhiên
Tâm sinh lý, thể chất của phụ nữ sau khi bị sảy thai thường ít nhiều bị ảnh hưởng. Theo các bác sĩ, nếu tình trạng hư thai không được phát hiện và can thiệp kịp thời, chị em có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết: Nếu hiện tượng xuất huyết diễn biến nặng, tính mạng của chị em có nguy cơ bị đe dọa.
- Tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp: Nếu không xác định rõ nguyên nhân, nhiều chị em có thể phải đối mặt với tình trạng sảy thai liên tiếp. Vì vậy, ngay trong lần sảy thai đầu tiên, bạn cần thăm khám kỹ lưỡng, xác định nguyên nhân để bảo vệ cơ thể và thai nhi trong những lần mang thai tiếp theo.
- Sót thai sau sảy thai: Dẫn đến biến chứng viêm nhiễm, băng huyết, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh nhân không được can thiệp y tế kịp thời.
Thai phụ bị sảy thai có nguy cơ phải đối mặt với biến chứng xuất huyết
3. Uống nước dừa có sảy thai không?
Nước dừa là loại thức uống giàu dưỡng chất như đạm, chất xơ, Carbohydrate, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó, hương vị của nước dừa rất thơm ngon, dễ uống. Đây là loại thức uống yêu thích của nhiều chị em mang bầu. Tuy nhiên, gần đây có ý kiến cho rằng uống nước dừa sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, vậy liệu uống nước dừa có sảy thai không?
Uống nước dừa có sảy thai không là thắc mắc của nhiều người
Cho đến nay, chưa hề có nghiên cứu nào chứng minh uống nước dừa là nguyên nhân gây sảy thai. Mặc dù vậy, chị em cũng không nên quá lạm dụng loại nước này. Bởi nếu uống quá nhiều nước dừa, thai phụ có thể bị tụt huyết áp, khiến triệu chứng ốm nghén trầm trọng hơn trong 3 tháng đầu.
Nói chung, nước dừa không phải đồ uống cấm kỵ với phụ nữ mang thai. Tuy vậy, chị em chỉ không nên uống nhiều hơn 1 trái dừa mỗi ngày liên tục trong thời gian dài. Để đảm bảo an toàn, thai phụ hãy uống nước dừa tươi thay vì nước dừa đóng hộp và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
4. Cách phòng ngừa sảy thai thông qua chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ. Nếu áp dụng chế độ ăn uống khoa học, chị em cũng có thể phòng ngừa phần nào nguy cơ sảy thai. Theo đó, mẹ bầu cần lưu ý:
- Ăn uống đủ chất: Đặc biệt là thực phẩm giàu Canxi, Choline, DHA, Axit folic, vitamin và những khoáng chất cần thiết khác. Để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ theo từng thời kỳ, chị em hãy tham khảo áp dụng tháp dinh dưỡng theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Chẳng hạn như đồ ngọt, hải sản đóng hộp, hàu sống, thịt hun khói, thịt nướng, gan động vật, đồ muối chua, đồ ăn quá mặn.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn: Chị em bổ sung một số loại vitamin, khoáng chất có nguy cơ bị thiếu hụt trong thời kỳ mang thai theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không ăn kiêng, giảm cân khi mang bầu: Khi ăn kiêng, giảm cân trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể bị thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng giúp ích cho sự phát triển của thai nhi, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Thay vào đó, chị em cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể chất hàng ngày để duy trì hình thể cân đối nhưng vẫn đảm bảo thai nhi phát triển thai nhi.
- Ăn thành nhiều bữa: Khi thai nhi lớn dần sẽ gây chèn ép đường tiêu hóa, chị em thường không thể ăn nhiều trong cùng một bữa như trước. Lúc này, bạn hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để đảm bảo cơ thể vẫn hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng.
- Ăn uống từ tốn: Trong thời kỳ mang thai, đường tiêu hóa thường hoạt động chậm hơn trước. Do đó, chị em hãy cố gắng ăn uống từ tốn, nhai chậm và kỹ.
- Không sử dụng đồ uống dễ gây kích thích: Chẳng hạn như rượu, bia, cà phê,...
Khi mang thai, chị em nên tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều thủy ngân như hải sản đóng hộp
Mong rằng thông qua một vài chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể biết chính xác uống nước dừa có sảy thai không. Thực tế, chưa hề có nghiên cứu nào chứng minh uống nước dừa là nguyên nhân dẫn đến sảy thai. Loại nước này khá giàu dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai. Mặc dù vậy, chị em không nên uống quá nhiều và uống liên tục trong thời gian dài.
Để được tư vấn kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa sảy thai, chị em hãy đi khám thai thường xuyên tại cơ sở y tế uy tín. Một trong những địa chỉ y tế chất lượng bạn có thể tham khảo và lựa chọn là chuyên khoa Sản khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
