Tin tức

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Cách giảm đau an toàn

Ngày 01/08/2023
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Từ khóa chính: uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Cách giảm đau an toàn

Nhiều chị em gặp phải tình trạng đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như những hoạt động trong những ngày đó và buộc phải uống thuốc để làm dịu cơn đau. Nhưng liệu rằng uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không và có cách nào khác an toàn hơn không, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của MEDLATEC.

1. Đau bụng kinh và những thông tin bạn cần biết

Đau bụng kinh là tình trạng phổ biến ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, đau nhiều ở vùng bụng dưới với các mức độ khác nhau. Cơn đau bụng kinh sẽ xuất hiện một vài ngày trước kỳ kinh nguyệt và dần thuyên giảm sau 2 - 3 ngày hành kinh, hoặc chỉ xuất hiện ngày đầu tiên có kinh sau đó tự hết, nhưng cũng có trường hợp đau bụng kinh kéo dài dai dẳng trong cả chu kỳ kinh, một số triệu chứng đi kèm là: đau lưng dưới, bụng chướng, cơ thể mệt mỏi…

Đau bụng kinh gồm hai dạng: nguyên phát và thứ phát.

Đau bụng kinh gồm hai dạng, nguyên phát và thứ phát. Tình trạng đau bụng kinh nguyên phát xuất hiện khi tử cung co thắt để đẩy niêm mạc tử cung bong ra. Trong khi đó, đau bụng kinh thứ phát thường gặp ở phụ nữ mắc một số bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng chậu,… Trường hợp này người bệnh cần đi khám và điều trị dứt điểm, tránh để bệnh diễn biến phức tạp hơn, gây biến chứng.

Uống thuốc là một trong số nhiều cách giúp giảm đau bụng kinh được chị em lựa chọn vì cho hiệu quả nhanh, tiện lợi. Nhưng liệu việc uống thuốc đau bụng kinh có hại không?

2. Thuốc giảm đau bụng kinh hoạt động theo cơ chế nào?

Để giải đáp được thắc mắc: uống thuốc đau bụng kinh có hại không, trước tiên chúng ta cần hiểu được cơ chế hoạt động của loại thuốc này.

Một số nhóm thuốc có khả năng làm giãn cơ tử cung, từ đó kiểm soát cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, có nhóm thuốc khác lại giúp ức chế tổng hợp Prostaglandin, tác nhân gây co thắt tử cung trong kỳ kinh nguyệt.

Thuốc giảm đau bụng kinh có hiệu quả tốt nhưng cần lưu ý khi dùng

Các nhóm thuốc giảm đau kể trên chỉ có tác dụng đối với trường hợp đau bụng kinh nguyên phát. Còn với đau bụng kinh thứ phát thì nên đi thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ mới có thể kiểm soát cơn đau bụng kinh, cải thiện tình hình sức khỏe.

3. Một số thuốc giảm đau bụng kinh được nhiều người dùng (trong đau bụng kinh nguyên phát)

Một số loại thuốc giảm đau bụng kinh thường dùng là: nhóm thuốc NSAIDs, thuốc có tác dụng giảm đau hoặc thuốc tránh thai, thuốc chống co thắt…

Cụ thể, nhóm thuốc NSAIDs gồm các thành phần như: ibuprofen, diclofenac hoặc acid mefenamic… Các thành phần trong thuốc có tác dụng ức chế sản xuất prostaglandin trong cơ thể, hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên, người đã và đang bị tổn thương dạ dày hoặc cơ thể dị ứng với Aspirin không nên sử dụng nhóm thuốc này để giảm đau bụng kinh.

Một loại thuốc giảm đau khác cũng rất phổ biến là paracetamol. Loại thuốc này tương đối an toàn hơn so với nhóm NSAIDs, tuy nhiên những người có tổn thương gan, thận hoặc dị ứng với thành phần thuốc cũng cần cẩn trọng khi sử dụng.

Dùng paracetamol giảm đau bụng kinh khá an toàn.

Thuốc tránh thai cũng có thể sử dụng để giảm đau bụng kinh cho chị em phụ nữ. Bởi vì thuốc có tác dụng ức chế sản sinh prostaglandin, một chất gây nên co thắt tử cung. Ngoài ra, thuốc chống co thắt tử cung cũng được dùng để giảm đau bụng kinh khá hiệu quả.

Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Câu trả lời cho thắc mắc uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Nếu sử dụng thuốc đúng cách, đảm bảo liều lượng vừa đủ thì chị em sẽ hạn chế được các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Ngược lại, nếu bạn lạm dụng thuốc thì sức khỏe sẽ chịu ảnh hưởng.

Một số chị em sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh liên tục và trở nên phụ thuộc vào thuốc. Khi ngừng sử dụng thuốc, cơn đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn, mọi sinh hoạt đều bị gián đoạn.

Thậm chí, dùng thuốc liên tục cũng gây hại cho các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận,... Các thành phần trong thuốc có thể gây rối loạn chức năng gan, thận, thậm chí gây suy gan hoặc suy thận và có thể khiến kích ứng dạ dày.

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không là thắc mắc của nhiều chị em

Như vậy, lạm dụng thuốc đau bụng kinh là điều không nên làm, nếu sử dụng thuốc bừa bãi, quá liều thì sức khỏe của người phụ nữ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

5. Gợi ý một số cách giảm đau bụng kinh an toàn khác

Thay vì phải uống thuốc giảm đau bụng kinh, chúng ta nên chủ động tham khảo, áp dụng các liệu pháp giảm đau tự nhiên.

Những cách giảm đau bụng kinh an toàn

- Chị em phụ nữ có thể chườm ấm vùng bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt để tăng lưu thông máu, giúp giảm đau.

- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B1, B6, vitamin E và khoáng chất như magie sẽ hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả.

- Việc duy trì tâm lý vui vẻ, thoải mái, rèn luyện thể thao cũng là biện pháp giảm đau bụng kinh khá tốt.

Nếu các biện pháp trên không hỗ trợ giảm đau bụng kinh, chị em mới dùng tới thuốc giảm đau. Khi sử dụng bạn nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ và đảm bảo dùng thuốc với liều lượng vừa đủ, tránh lạm dụng, uống quá nhiều thuốc.

Hy vọng rằng bài viết này đã hỗ trợ chị em giải đáp thắc mắc: uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Tốt nhất, khi bị đau bụng kinh dữ dội và kéo dài, các bạn nên tới cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Sản - Phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám và điều trị. MEDLATEC đơn vị y tế có bề dày lịch sử gần 30 năm và là nơi quy tụ của nhiều chuyên gia, bác sĩ cùng đội ngũ nhân viên y tế giỏi, giàu kinh nghiệm.

Chị em bị đau bụng kinh dữ dội nên tới MEDLATEC thăm khám và điều trị.

Đặc biệt, cơ sở vật chất tại MEDLATEC hiện đại, các máy móc chẩn đoán hình ảnh như: máy chụp X - quang, chụp CT, MRI, nội soi, siêu âm,… đều được nhập khẩu từ quốc gia phát triển (Mỹ, Đức và Thụy Sỹ). Bên cạnh đó, MEDLATEC còn có trung tâm xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP từ Hội Bệnh Học Hoa Kỳ. Nhờ vậy kết quả xét nghiệm và các dịch vụ y tế khác tại MEDLATEC luôn đảm bảo độ chính xác cao, được mọi khách hàng hài lòng. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết.

BS Vân đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ