Tin tức
Vai trò của sức khỏe tinh thần và những phương pháp giúp cải thiện tinh thần
- 20/02/2021 | Bí quyết để có tinh thần phấn chấn đi làm những ngày đầu năm mới
- 20/07/2021 | Phương pháp thư giãn giúp quản lý căng thẳng cải thiện tinh thần
- 03/10/2021 | “Vaccine tinh thần” - Yếu tố quan trọng làm nên thành công của MEDLATEC trong quý III
- 29/12/2022 | Mẹo chăm sóc sức khỏe tinh thần dịp Tết để ngày đầu xuân thêm trọn vẹn
- 22/05/2023 | Tầm quan trọng của việc điều trị tinh thần bệnh nhân ung thư
1. Sức khỏe tinh thần là gì?
Theo WHO, sức khỏe tinh thần là trạng thái nhận thức và kiểm soát bản thân của mỗi người để có thể đối phó với những căng thẳng của cuộc sống, đồng thời có thể làm việc hiệu quả và góp phần xây dựng cộng đồng.
Sức khỏe tinh thần tốt sẽ giúp con người có suy nghĩ tích cực, lạc quan, điều chỉnh cảm xúc và hành vi tốt, đồng thời có ý chí mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn, thử thách.
Mỗi người cần nắm được sức khỏe tinh thần là gì để có biện pháp cải thiện phù hợp
2. Biểu hiện của những người gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần
Người có vấn đề về sức khỏe tinh thần thường có những biểu hiện như:
- Có cảm giác mệt mỏi và không muốn bước xuống giường khi bắt đầu một ngày mới.
- Mất sự hào hứng trong mọi việc.
- Luôn bị căng thẳng do áp lực của cuộc sống và công việc.
- Dễ cảm thấy buồn chán, hay nổi nóng vì những chuyện nhỏ.
- Dù không mắc bệnh gì nhưng cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Dễ mắc các bệnh về tâm lý thần kinh hơn.
Người có sức khỏe tinh thần không tốt thường có cảm giác chán nản, buồn chán
3. Liệt kê một vài tình trạng rối loạn tinh thần phổ biến
Ở phần trên bạn đã biết sức khỏe tinh thần là gì. Sức khỏe tinh thần nếu có sự bất ổn kéo dài sẽ gây nên các bệnh về sức khỏe tâm thần. Thực tế cho thấy có nhiều chứng bệnh tinh thần khác nhau như:
- Rối loạn trầm cảm: Người bị rối loạn trầm cảm thường hay có cảm giác chán nản, buồn bã, dễ mất tập trung, dễ nổi nóng vô cớ. Nghiêm trọng hơn, những người bị bệnh này có thể có ý nghĩ muốn tự sát hoặc đã có hành vi tự sát.
- Rối loạn lo âu: Những người này thường suy nghĩ và lo lắng quá mức, kèm theo đó là các triệu chứng đau đầu, rối loạn tiêu hóa kéo dài,...
- Rối loạn lo âu xã hội: Đây là chứng sợ xã hội, sợ đám đông và không muốn giao tiếp với người khác.
- Rối loạn lưỡng cực: Triệu chứng dễ nhận là có cảm xúc buồn vui thất thường.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Họ thường bị ám ảnh quá mức về một vấn đề nào đó, ví dụ như dằn vặt bởi các mối quan hệ, sự kiện xảy ra trong cuộc sống hay có biểu hiện kỹ càng sạch sẽ quá mức có thể gây nên các phiền toái cho chính bản thân họ hoặc người xung quanh.
- Rối loạn tâm lý sau chấn thương: Sau chấn thương hay sau tai nạn, người bệnh có thể bị ảnh hưởng về thể chất và dẫn đến tổn thương tâm lý.
- Tâm thần phân liệt: Người bệnh thường bị ảo tưởng, nóng nảy và có hành vi bạo lực.
Rối loạn tinh thần là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các bệnh lý tâm thần kinh
4. Các biện pháp nâng cao sức khỏe tinh thần là gì?
Việc nâng cao sức khỏe tinh thần có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe toàn diện của con người. Sức khỏe tinh thần tốt giúp bạn luôn cảm thấy lạc quan, vững vàng, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách và kiểm soát tốt mọi việc. Để nâng cao sức khỏe tinh thần, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như:
4.1. Xây dựng lối sống lành mạnh
Xây dựng lối sống lành mạnh bao gồm việc luyện tập, ăn uống, nghỉ ngơi. Đây là những yếu tố quan trọng để chống lại và khắc phục các rối loạn về tinh thần.
- Ăn uống: Bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, đặc biệt là các thực phẩm tốt cho sức khỏe tinh thần như rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên cám,... Bạn nên hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ ăn ngọt và nên ưu tiên tự nấu ăn tại nhà.
- Luyện tập thể thao: Bạn nên tập những bài tập thể thao tại nhà. Đặc biệt có thể tập yoga và ngồi thiền để cân bằng cảm xúc và ổn định tâm trạng. Nên tập ít nhất 5 buổi/tuần.
- Nghỉ ngơi: Hãy sắp xếp và dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Chú ý đi ngủ đúng giờ và ngủ từ 7 - 8 tiếng/ngày để hồi phục năng lượng cho cơ thể.
Nên tập luyện thể dục để cân bằng cảm xúc
4.2. Dùng thuốc điều trị
Nếu thấy sức khỏe tinh thần có biểu hiện không tốt, bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Tùy theo tình trạng, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn phù hợp và có thể chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc điều trị (nếu cần thiết). Các loại thuốc điều trị rối loạn tinh thần có thể gây nên tác dụng phụ nên các bạn tuyệt đối không tự ý mua dùng mà cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
4.3. Áp dụng phương pháp tâm lý trị liệu
Có thể có khá nhiều người chưa hiểu rõ tâm lý trị liệu sức khỏe tinh thần là gì? Thực tế, đây là các biệt pháp tâm lý dưới sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý và gia đình. Theo đó, các chuyên gia sẽ trò chuyện, tâm sự với người bệnh để họ trải lòng về cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm. Từ đó giúp người bệnh có thể giải tỏa tâm lý, cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.
Các buổi trò chuyện thường sẽ rất nhẹ nhàng, các chuyên gia tâm lý sẽ có phương pháp giúp người bệnh có thể dễ dàng chia sẻ. Qua đó, người bệnh sẽ được gợi mở các giải pháp để vượt qua những thử thách đang gặp phải.
Trường hợp, người bệnh không muốn trị liệu với người lạ thì những người thân trong gia đình, hoặc bạn bè, đồng nghiệp thân thiết mà người bệnh tin tưởng có thể hỗ trợ để giúp người bệnh vượt qua những khó khăn về tâm lý.
Người bệnh nên trò chuyện với các chuyên gia tâm lý để cảm thấy thoải mái hơn
Với những chia sẻ ở trên bạn đã hiểu sức khỏe tinh thần là gì và có những biện pháp nào để chăm sóc, nâng cao sức khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần tốt sẽ mang đến cho bạn cuộc sống vui vẻ và ý nghĩa. Vì thế nếu thấy có những bất ổn về tâm lý, bạn đừng ngần ngại đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Một địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo và lựa chọn là chuyên khoa Thần kinh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tâm lý có nhiều năm kinh nghiệm sẽ đồng hành để giúp bạn cải chăm sóc khỏe tinh thần tốt nhất. Quý khách có thể liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để đặt lịch khám và được tư vấn thêm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!