Tin tức
Vị trí ép tim trong hồi sức tim phổi (CPR) - Hướng dẫn chi tiết cho người mới
- 12/10/2021 | Cách phục hồi sức khỏe cho người mắc Covid-19, ngăn ngừa tái nhiễm
- 15/07/2022 | Kinh nghiệm giúp bệnh nhân sớm phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật
- 11/12/2024 | Hồi sức tim phổi là gì? Quy trình và những lưu ý khi thực hiện
- 02/04/2025 | Vị trí ép tim trong hồi sức tim phổi (CPR) - Hướng dẫn chi tiết cho người mới
1.Hồi sức tim phổi (CPR) là gì?
Hồi sức tim phổi (CPR) là kỹ thuật cấp cứu quan trọng giúp duy trì tuần hoàn máu và cung cấp oxy cho não. Quy trình là sự kết hợp giữa ép tim trong lồng ngực và thổi ngạt (thông khí nhân tạo), sử dụng để cứu sống người suy hô hấp hoặc suy tuần hoàn. Vậy khi nào chúng ta thực hiện CPR cho nạn nhân?
Cần thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR) ngay lập tức nếu nạn nhân có các dấu hiệu sau:
- Mất ý thức, không phản ứng khi gọi hoặc kích thích đau.
- Không thở hoặc chỉ thở ngáp (agonal breathing).
- Không có dấu hiệu tuần hoàn hiệu quả (trong cấp cứu nâng cao có thể xác định bằng bắt mạch, nhưng trong cấp cứu cơ bản, chỉ cần xác định không thở là đủ để bắt đầu CPR).
Thực hiện CPR đúng cách giúp duy trì tuần hoàn tạm thời, cung cấp oxy cho não và tim, tăng cơ hội sống cho nạn nhân trước khi được cấp cứu chuyên sâu.
2.Tầm quan trọng của vị trí ép tim trong CPR
Ép tim đúng vị trí đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật hồi sức tim phổi (CPR), quyết định phần nhiều sự sống cũng như tình trạng sức khỏe sau này của nạn nhân. Khi ép tim đúng vị trí, lực nén có thể tạo áp lực đủ để duy trì lưu thông máu đến các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não và tim. Về cụ thể tầm quan trọng của vị trí ép tim trong CPR sẽ bao gồm:
- Tăng hiệu quả bơm máu: Ép tim đúng vị trí giúp máu được đẩy đi hiệu quả hơn, cung cấp oxy cho não hoạt động và hạn chế những tổn thương không đáng có.
- Giảm nguy cơ tổn thương: Khi ép tim đúng kỹ thuật sẽ tránh gây gãy xương sườn hoặc tổn thương nội tạng.
- Tăng cơ hội sống cho nạn nhân: Thực hiện đúng kỹ thuật ép tim trong CPR giúp duy trì tuần hoàn máu, kéo dài thời gian chờ cấp cứu đến. Nhờ vậy gia tăng cơ hội sống cho nạn nhân.
Ép tim đúng vị trí có vai trò quan trọng trong duy trì tuần hoàn máu và sự sống của nạn nhân. Trường hợp ép tim sai cách, có thể gây chấn thương và làm tổn thương phổi nghiêm trọng. Điều này gây nhiều trở ngại cho quá trình cấp cứu và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của nạn nhân.
Vị trí ép tim có vai trò quan trọng trong kỹ thuật hồi sức tim phổi CPR
3.Cách xác định vị trí ép tim
Dưới đây là chi tiết cách xác định vị trí ép tim trong hồi sức tim phổi (CPR):
Người lớn
Vị trí ép tim chính xác ở người lớn được xác định là phần dưới giữa xương ức, ngay trên đường nối 2 núm vú. Khi ép tim, đặt phần gốc bàn tay của một tay vào trung tâm xương ức (1/2 dưới xương ức), tay còn lại chồng lên trên, đan các ngón tay vào nhau. Giữ khuỷu tay thẳng, vai thẳng hàng với bàn tay, ép xuống theo hướng vuông góc với lồng ngực. Độ sâu ép khoảng 5 - 6 cm đối với người lớn và tần số ép tim từ 100 - 120 lần/phút.
Giữ khuỷu tay thẳng và vuông góc với lồng ngực nạn nhân
Trẻ từ 1 - 8 tuổi
- Tương tự như người lớn, vị trí ép tim ở trẻ 1 - 8 tuổi nằm ở phần dưới giữa xương ức.
- Sử dụng một tay để ép tim thay vì hai tay như người lớn.
- Giữ tay vuông góc với lồng ngực và sử dụng lực vừa phải.
- Độ sâu ép tim khoảng 4 - 5cm
- Tốc độ ép tim: 100 - 200 lần/phút.
Trẻ dưới 1 tuổi
Với trẻ em dưới 1 tuổi, vị trí ép tim nằm ở trên xương ức và giữa đường nối 2 núm vú. Về cách ép tim, chúng ta dùng 2 ngón tay (thường là ngón trỏ và ngón giữa) để ép tim cho trẻ. Khi ép tim, cần giữ các ngón tay vuông góc với lồng ngực với độ sâu khoảng 3 - 4cm và tốc độ 100 - 120 lần/phút.
4.Sai lầm phổ biến khi thực hiện ép tim
Dưới đây là một số sai lầm phổ biến khi thực hiện ép tim mà bạn cần chú ý:
- Lực ép tim quá mạnh hoặc quá nhẹ: Ép tim quá mạnh dễ gây gãy xương và tổn thương phổi nghiêm trọng. Trong khi đó, nếu ép quá nhẹ sẽ không đủ lực để đẩy máu đi và làm giảm hiệu quả của quá trình cấp cứu hồi sức tim phổi. Lực ép tim cần vừa phải, phù hợp với từng đối tượng nạn nhân mới mang lại hiệu quả cấp cứu tốt.
- Đặt tay sai vị trí: Đặt tay quá cao hoặc quá thấp cũng sẽ không đem lại tác dụng gì trong hồi sức tim phổi CPR.
- Tư thế ép sai: Khuỷu tay không đặt thẳng và vuông góc với lồng ngực khi ép tim sẽ làm giảm lực ép và hiệu quả của CPR. Đặt tay không chắc chắn cũng sẽ khiến lực ép bị phân tán và làm giảm áp lực lên tim. Khi đó hiệu quả của quá trình hồi sức tim phổi cũng sẽ không nhiều.
- Chỉ ép tim mà không kết hợp thổi ngạt: Trường hợp nạn nhân không thở, cần kết hợp ép tim và hô hấp nhân tạo. Như vậy sẽ gia tăng cơ hội sống cho nạn nhân.
- Tần suất giữa các nhịp ép tim và hô hấp nhân tạo quá lâu: Dừng ép tim quá lâu có thể làm gián đoạn lưu thông dòng máu, giảm cơ hội sống sót của nạn nhân.
Chỉ ép tim mà không thổi ngạt là sai lầm phổ biến khi thực hiện ép tim
Như vậy, việc xác định đúng vị trí ép tim trong hồi sức tim phổi (CPR) là vô cùng quan trọng, giúp duy trì tuần hoàn máu và gia tăng cơ hội sống cho nạn nhân. Với mỗi nhóm đối tượng sẽ có cách xác định vị trí ép và tần suất riêng. Hãy trang bị cho bản thân kiến thức đầy đủ về CPR ngay hôm nay để có thể hành động khi cần thiết. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào về kỹ thuật hồi sức tim phổi CPR cũng như xác định vị trí ép tim, hãy liên hệ trực tiếp Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
