Tin tức
Viêm khớp cùng chậu: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
1. Những triệu chứng của viêm khớp cùng chậu
Khớp cùng chậu nằm ở phần cuối hình tam giác của cột sốt, nối xương sống và một phần xương chậu ở gần hông. Tình trạng viêm ở một hoặc cả hai khớp xương cùng chậu được gọi là viêm khớp cùng chậu.
Viêm khớp cùng thường gặp ở người già
Khi bị viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân thường gặp phải những cơn đau ở vùng cột sốt thắt lưng, lưng dưới và mông. Một số ít trường hợp bệnh nhân bị đau háng, đau cẳng chân và bàn chân. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số dấu hiệu điển hình như sau:
- Bệnh nhân bị đau khi phải đứng trong thời gian dài, bước dài, bước lên cầu thang, dồn trọng lực sang một bên chân, hay xoay hông,…
- Tê chân khi phải ngồi hoặc đứng trong suốt một thời gian dài.
- Người bệnh rất khó khăn khi thực hiện một số động tác như co, gập duỗi, khoanh chân,…
- Do bị đau nên người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, dẫn đến thay đổi dáng đi.
- Tại vùng khớp bị viêm, có biểu hiện sưng bóng, đỏ và đau buốt.
- Với những trường hợp phụ nữ mang thai bị bệnh, cơn đau có thể diễn ra ở mọi tư tế và mức độ đau cũng có thể nghiêm trọng hơn so với người thường.
- Một số trường hợp bệnh nhân có hiện tượng sốt nhẹ.
- Mỗi bệnh nhân có thể bị đau khác nhau. Có những trường hợp đau dữ dội như có vật nhọn đâm vào, nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân chỉ đau nhức âm ỉ hay đau buốt.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới viêm khớp cùng chậu nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Thoái hóa: Tuổi càng cao thì càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bao gồm viêm khớp cùng chậu. Do đó, người cao tuổi là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này.
Người bệnh thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức
- Chấn thương: Không chỉ người già mà những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng viêm khớp cùng chậu do chấn thương khi đang chơi thể thao, trong sinh hoạt hàng ngày hoặc khi đang tham gia giao thông,… Những chấn thương này có thể gây tác động lên khớp xương cùng chậu và những dây chằng xung quanh và cuối cùng gây ra tình trạng viêm.
- Viêm khớp: Một số loại bệnh viêm khớp có thể kể đến như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến,… chính là nguyên nhân dẫn tới đứt dây chằng, bào mòn và hư hại khớp cột sống, bao gồm khớp cùng chậu.
- Mang thai: Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nội tiết tố. Khi nội tiết tố thay đổi, các cơ và dây chằng của xương chậu có thể giãn ra, từ đó khiến cho các khớp cùng chậu lỏng lẻo hơn bình thường. Đồng thời, tình trạng tăng cân khi mang thai cũng góp phần tạo thêm áp lực cho khớp cùng chậu. Chính vì thế, khớp này dễ bị hư mòn và viêm.
- Nhiễm trùng cũng có thể gây viêm khớp cùng chậu, chẳng hạn như tình trạng nhiễm khuẩn dây chằng, viêm túi thừa sinh mủ do khuẩn Staphylococcus aureus, viêm phụ khoa, viêm đại tràng,…
- Ngoài ra những trường hợp bị bệnh Gout, Lupus ban đỏ,… cũng có nguy cơ bị viêm khớp cùng chậu cao hơn những đối tượng khác.
3. Biến chứng của viêm khớp cùng chậu
Tình trạng viêm khớp cùng chậu có thể gây ra một số biến chứng như sau:
- Suy giảm khả năng vận động: Càng bị bệnh lâu năm thì những tổn thương có thể ngày càng lan rộng, ảnh hưởng đến các dây thần kinh làm tăng nguy cơ teo cơ và làm suy giảm khả năng vận động của người.
Tập vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh
- Liệt chi
Với những trường hợp tổn thương nghiêm trọng đến các dây thần kinh có thể làm tăng nguy cơ bị dính khớp, thậm chí là biến dạng khớp. Khi đó, bệnh nhân sẽ khó di chuyển, vận động; thường xuyên có cảm giác tê cứng chi; không thể xoay người hoặc duy trì lây trong một tư thế, dẫn tới liệt chi.
- Ảnh hưởng khả năng sinh sản
Nếu bị bệnh khi đang trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ có nguy cao bị viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
- Giảm chất lượng cuộc sống:
Những cơn đau khớp kéo dài trong nhiều năm khiến cho bệnh nhân vô cùng khó khăn trong sinh hoạt và trong lao động,… từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa, người bệnh còn phải chịu một khoản chi phí không nhỏ cho việc điều trị bệnh.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm khớp cùng chậu
4.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như sau:
- Khám sức khỏe tổng thể và kiểm tra khả năng vận động của người bệnh.
Điều trị bằng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Xét nghiệm máu, nước tiểu để tìm nguyên nhân gây bệnh
- Chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ,... để thấy rõ những thay đổi bất thường trong khớp.
- Tiêm steroid: Vừa có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị giảm đau.
4.2. Phương pháp điều trị
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những phương pháp được áp dụng phổ biến:
- Vật lý trị liệu: Có thể thực hiện tại nhà hoặc phòng tập với mục đích tăng cường sự linh hoạt và độ dẻo dai cho khớp. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn bài tập phù hợp.
- Điều trị bằng thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau,…
- Phẫu thuật nếu những phương pháp trên không mang lại hiệu quả.
- Kích thích điện giúp giảm đau và thư giãn cơ.
- Sóng xung kích thúc đẩy quá trình tái tạo xương và giảm đau.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ đáng tin cậy trong điều trị bệnh xương khớp, bao gồm bệnh viêm khớp cùng chậu. Khi sử dụng dịch vụ tại đây, quý khách hàng sẽ có cơ hội được khám chữa bệnh bởi các các chuyên gia đầu ngành về Cơ Xương khớp như: PGS.TS Nguyễn Mai Hồng, nguyên Trưởng khoa Cơ Xương khớp bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, cùng nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú của chuyên khoa.
Hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!