Tin tức

Viêm tuyến giáp mạn tính: Cách nhận biết và phương pháp điều trị

Ngày 28/07/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể với nhiệm vụ sản xuất hormon tham gia vào quá trình chuyển hóa. Tuy nhiên, một sự thật khá bất ngờ là chính cơ thể cũng có lúc chống lại tuyến giáp của mình dẫn đến tình trạng viêm tuyến giáp mạn tính. Vậy hiểu như thế nào mới đúng về bệnh lý này? Hãy cùng các chuyên gia của MEDLATEC đi tìm câu trả lời nhé!

1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm tuyến giáp mạn tính 

Viêm tuyến giáp mạn tính, Hashimoto, viêm tuyến giáp lympho bào mạn tính, viêm tuyến giáp lympho tự miễn dịch, bướu giáp lympho đều là thuật ngữ chung nói lên tình trạng tuyến giáp bị tổn thương gây cản trở quá trình sản xuất hormone tham gia chuyển hóa. Từ đó dẫn đến hoạt động của các cơ quan bị rối loạn. Đây còn là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể thực hiện chức năng bảo vệ nhưng nhận dạng nhầm và tấn công tuyến giáp, làm giảm khả năng sản xuất các hormone như T3, T4.

Phần tuyến giáp ở cổ có thể chịu tác động của hệ miễn dịch gây nên bệnh viêm tuyến giáp

Phần tuyến giáp ở cổ có thể chịu tác động của hệ miễn dịch gây nên bệnh viêm tuyến giáp

Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1912 và đến năm 1957, Doniach đã tìm thấy các kháng thể chống lại tế bào tuyến giáp trong máu của người bệnh. Theo một nghiên cứu tại trung tâm San Francisco cho thấy những phụ nữ ở độ tuổi sau 30 gặp mắc bệnh viêm tuyến giáp mạn tính khá phổ biến và cao hơn so với nam giới. Ước tính có 1 - 1,5 người trong 1000 người mắc bệnh và con số này có xu hướng tăng mỗi năm. 

2. Cơ chế gây bệnh Hashimoto 

Sự nhầm lầm của hệ miễn dịch

Tuyến giáp đóng vai trò kiểm soát các hoạt động quan trọng như nhịp tim, thân nhiệt và hô hấp. Với các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn, hệ miễn dịch sẽ chống lại chính cơ thể của họ, lúc này, cơ chế miễn dịch sẽ lầm tưởng tuyến giáp là “tế bào lạ” hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Do đó mà kháng thể nhanh chóng được sản xuất để chống lại tuyến giáp dẫn đến suy giảm chức năng và ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể. 

Bệnh viêm tuyến giáp mạn tính còn được là tình trạng rối loạn tự miễn dịch. Các kháng thể kháng tuyến giáp do hệ miễn dịch sản sinh ra bao gồm: kháng thể kháng microsome, kháng thể kháng thyroglobulin, kháng thể kháng peroxidase,... gây ra các tổn thương và phá hủy dần các nhu mô, tế bào của tuyến giáp. 

Giải thích

Hiện nay vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng cho sự nhầm lẫn này, tuy nhiên một số lý do có thể: 

  • Mất khả năng kiểm soát các lymphocyte T, ức chế hoạt động chống lại các tổ chức tuyến giáp, từ đó làm xuất hiện phản ứng miễn dịch giữa lympho B và lympho T, tạo ra các kháng thể làm nhiệm vụ kháng kháng nguyên tổ chức tuyến giáp.

Bệnh viêm tuyến giáp mạn tính xuất phát từ sự nhầm lẫn của cơ chế miễn dịch kháng nguyên kháng thể

Bệnh viêm tuyến giáp mạn tính xuất phát từ sự nhầm lẫn của cơ chế miễn dịch kháng nguyên - kháng thể

  • Tuyến giáp bị tổn thương hoặc tác động sẽ sản sinh ra các kháng nguyên hoặc các sản phẩm thừa khiến cho hệ miễn dịch nhận diện là “có hại” nên sản sinh ra kháng thể chống lại tuyến giáp. 

  • Bên cạnh đó các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng khớp thấp, nhược cơ,... thường đi kèm với bệnh viêm tuyến giáp mạn tính.

3. Làm sao để nhận biết được bệnh viêm tuyến giáp mạn tính?

Hầu hết các bệnh liên quan đến tuyến giáp kể cả Hashimoto đều không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy phải đặc biệt chú ý thì mới có thể nhận ra. Một trong những dấu hiệu mà bạn hay bỏ qua vì nghĩ xuất phát từ những áp lực trong cuộc sống là mệt mỏi, căng thẳng đột ngột hay gặp một số vấn đề về trí nhớ. Bạn cần phải theo dõi liệu rằng các biểu hiện này có tần suất xuất hiện ra sao? Có dày đặc và thời gian kéo dài bao lâu? Đừng chủ quan và lơ là nếu nó thật sự làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khiến bạn ngày càng tệ hại hơn. 

Ngoài ra, một số dấu hiệu của bệnh viêm tuyến giáp mạn tính bao gồm: 

  • Tóc rụng nhiều, có những mảng hói xuất hiện và ít thấy tóc con mọc ra. 

  • Móng tay yếu, dễ gãy, da và niêm mạc khô, nhợt nhạt, nhăn nheo. 

  • Thường xuyên mất tập trung, trí nhớ giảm, nhiều khi có cảm giác đau đầu. 

  • Rối loạn tiêu hóa, dễ bị đầy bụng và thường bị táo bón. 

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt ra nhiều, màu máu kinh thất thường, đau bụng nhiều, thường bị rong kinh

  • Tăng cân một cách bất thường và khó kiểm soát mà không rõ nguyên nhân. 

4. Điều trị bệnh Hashimoto

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm tuyến giáp mạn tính, bệnh nhân không nên quá lo lắng mà hãy tiến hành thăm khám để xác định tình trạng, tuân thủ đúng hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị. 

Tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ khi được chẩn đoán mắc bệnh Hashimoto

Tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ khi được chẩn đoán mắc bệnh Hashimoto

Sự tiến bộ của y khoa đã cho ra nhiều phương pháp nhằm hạn chế sự phát triển theo chiều hướng xấu của bệnh. Các phương pháp điều trị bệnh hiện nay bao gồm: 

Dùng hormon thay thế 

Hormone thay thế được sử dụng trong các trường hợp Hashimoto gây ra tình trạng nhược giáp. Thuốc thường được kê toa là Levothyroxin nhằm mục đích bù đắp cho tình trạng suy nhược tuyến giáp. Đồng thời cũng có tác dụng làm cho bướu nhỏ lại, nhất là khi bướu to gây chèn ép và xâm lấn các cơ quan. Các hormon thường được sử dụng trong thời gian dài từ 3 - 6 tháng để theo dõi kích thước của bướu có nhỏ lại hay không. Nếu nhược giáp thể hiện rõ ràng thì hormone sẽ được chỉ định sử dụng kéo dài.  

Sử dụng Corticoid 

Các thuốc kháng viêm không steroid hay prednisolon sẽ được dùng khi bướu giáp phát triển nhanh. Tuy nhiên các loại thuốc này cần phải có sự chỉ định của bác sĩ bởi có thể làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày và để lại nhiều tác dụng phụ khác nếu sử dụng liều cao hay trong thời gian dài. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp bướu giáp to gây chèn ép hoặc khiến bệnh nhân ảnh hưởng tâm lý, tự ti khi bướu to nằm ở cổ. Các trường hợp sử dụng thuốc không có tác dụng cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần bướu khu trú hay mô tuyến giáp bị tổn thương. Ngoài ra còn có thể cắt bỏ phần eo giữa hai thùy của tuyến giáp để tránh gây chèn ép khí quản. 

Phẫu thuật cắt bỏ khối u hay bộ phận bị tổn thương

Phẫu thuật cắt bỏ khối u hay bộ phận bị tổn thương được chỉ định khi bướu to gây chèn ép ở bệnh nhân bướu lympho tuyến giáp

Ngoài các phương pháp nói trên thì hiện nay phương pháp đốt sóng cao tần tuyến giáp RFA là một kỹ thuật mới áp dụng trong điều trị các khối u tuyến giáp hiện nay. Đây là kỹ thuật hiện đại cho hiệu quả điều trị nhanh chóng, an toàn, người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày, không đau đớn, không để lại sẹo.  Đặc biệt, quá trình thực hiện đốt sóng cao tần RFA sử dụng điện để làm nhỏ kích thước của bướu tuyến giáp, các bác sĩ chỉ tiêm thuốc tê tại chỗ chứ không sử dụng thuốc gây mê toàn thân nên tránh được các tác dụng phụ.

Các bệnh nhân bị viêm tuyến giáp mạn tính cần phải xác định sống với bệnh cả đời bởi tất cả các phương pháp đều không có tác dụng điều trị triệt để bệnh. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn trở nên bi quan. Việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ cùng với một chế độ làm việc, sinh hoạt khoa học, điều độ sẽ giúp bạn sống yên bình với bệnh mà không có kỳ nguy hiểm nào. Điều quan trọng để bạn theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của mình là khám định kỳ theo lời dặn của các bác sĩ chuyên khoa. 

Nếu bạn cần tìm một địa chỉ uy tín để thăm khám và kiểm tra bệnh Hashimoto hay có muốn tìm hiểu về kỹ thuật đốt sóng tần cao trong điều trị bệnh tuyến giáp thì có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi qua hotline: 1900 565656. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website của bệnh viện.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.