Tin tức

Vỡ lún cột sống: nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Ngày 04/09/2021
Vỡ lún cột sống là một trong những chấn thương gãy xương nghiêm trọng. Nguyên nhân thường gặp là bệnh lý như loãng xương hoặc chấn thương như tai nạn xe máy, tai nạn lao động. Không chỉ gây đau đớn, vỡ lún cột sống còn do loãng xương có có thể bị nguy cơ cao dẫn tới gãy đốt sống hoặc gãy xương khác. Điều trị sớm và tích cực có vai trò quan trọng trong phục hồi chấn thương và khả năng vận động của người vỡ lún cột sống.

1. Vỡ lún cột sống có nguy hiểm không?

Vỡ lún cột sống thường gặp ở người loãng xương, người già có hệ xương yếu khi gặp chấn thương gãy đốt sống hoặc gãy xương khác liên quan. Do hệ xương yếu mà chấn thương không chỉ gây gãy mà còn gây lún, xẹp đốt sống, không chỉ gây đau đớn mà còn giảm chiều cao của người bệnh. 

Vỡ lún cột sống thường gặp ở người bị loãng xương

Vỡ lún cột sống thường gặp ở người bị loãng xương

Nhiều trường hợp vỡ lún cột sống là biến chứng sau tai nạn hoặc chấn thương cột sống, rất khó để điều trị và hồi phục song nếu điều trị tích cực, người bệnh có thể ngăn ngừa các biến chứng sau:

1.1. Gù, cong vẹo cột sống

Đây là biến chứng dễ thấy nhất của người bị vỡ lún cột sống khiến cột sống không còn cứng chắc, bền vững để nâng đỡ cơ thể. Cấu tạo phần trước đốt sống bị vỡ lún, xẹp lại tạo thành hình chêm do thiếu một phần đốt sống bình thường.

Kết quả là tình trạng cong vẹo cột sống, gù gây chèn ép vào các cơ quan nội tạng như phổi, ruột, tim,… gây đau đớn nghiêm trọng. Người bệnh không chỉ khó đi lại, thường xuyên bị cơn đau nhức hành hạ mà còn gây chán ăn, khó thở, mệt mỏi,…

1.2. Mất vững từng đoạn cột sống

Có đến 50% trường hợp vỡ lún cột sống gặp tình trạng mất vững thân đốt sống, đây thực chất là tình trạng gì?

Vỡ lún cột sống có thể gây mất đoạn cột sống

Vỡ lún cột sống có thể gây mất đoạn cột sống

Đốt sống được nối liền với nhau thành hệ thống nhất, kết hợp hoạt động linh hoạt và liên kết chặt chẽ với nhau để nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Khi có đốt sống bị tổn thương, vỡ lún hoặc xẹp, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau, giảm vận động và hoạt động hàng ngày. Vỡ lún cột sống càng kéo dài thì mất vững càng rõ ràng, khiến đốt sống và cột sống tổn thương, thoái hóa nhanh, giảm chức năng.

1.3. Biến chứng thần kinh

Cột sống không chỉ quan trọng với vai trò nâng đỡ cơ thể mà còn bảo vệ hệ thống thần kinh trung ương, tình trạng vỡ lún cột sống có thể gây chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống. Theo thời gian, khoảng trống do vỡ lún cột sống sẽ hẹp dần, các mảnh vỡ có xu hướng đẩy vào trong ống sống tiềm ẩn nhiều nguy hiểm chấn thương hoặc kích thích thần kinh.

Ngoài ra, khoảng trống do vỡ lún cột sống tạo ra còn gây giảm máu và oxy nuôi dưỡng đến tủy, ảnh hưởng đến hoạt động của dây thần kinh gây đau nhức, tê bì,…

Như vậy, vỡ lún cột sống là tình trạng gãy xương nghiêm trọng hơn xảy ra ở người loãng xương, người cao tuổi không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến đi lại, gây biến chứng thần kinh và sức khỏe. Vì thế, bệnh nhân cần được điều trị tích cực với phương pháp thích hợp để phục hồi tối đa, giảm biến chứng do vỡ lún cột sống.

Vỡ lún cột sống ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động cột sống

Vỡ lún cột sống ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động cột sống

2. Nguyên nhân nào gây vỡ lún cột sống?

Vỡ lún cột sống do nhiều nguyên nhân, song cần kết hợp cả nguyên nhân loãng xương, ung thư hoặc tuổi già làm giảm sức bền của xương kết hợp với chấn thương. Chấn thương thường gây vỡ lún cột sống bao gồm: ngã từ độ cao, tai nạn thể thao có tác động mạnh, tai nạn xe ở tốc độ cao,… Không phải chấn thương nào cũng gây vỡ lún cột sống, quan trọng là ở lực tác động và cơ chế gây chấn thương.

Dưới đây là 2 nguyên nhân chấn thương gây vỡ lún cột sống thường gặp nhất:

2.1. Gãy xương do nén

Gãy cột sống có thể xảy ra cả ở hoạt động hàng ngày không liên quan đến chấn thương, nguyên nhân chủ yếu do xương bị suy yếu. Nguyên nhân khiến xương bị suy yếu rất đa dạng như: khối u, loãng xương, bệnh lý liên quan đến xương, lão hóa tuổi già,…

Gãy xương do nén có đặc điểm là mặt trước đốt sống bị gãy, lún, mất chiều cao nhưng mặt sau vẫn ổn định. Hình dạng của đốt sống sau chấn thương này được miêu tả như cái nêm. Tùy từng trường hợp mà gãy xương do nén không phải chấn thương có thể gây đau hoặc không. Trường hợp không gây đau được gọi là gãy xương ổn định.

Vỡ lún cột sống thường gặp ở người bị loãng xương

Vỡ lún cột sống thường gặp ở người bị loãng xương

2.2. Vỡ lún cột sống do tai nạn lao động

Tai nạn thường gặp do ngã từ độ cao tương đối trở lên, bệnh nhân tiếp đất bằng chân không đúng cách hoặc vượt quá giới hạn khiến đốt sống bị vỡ, lún, mất chiều cao ở cả mặt trước và mặt sau. Lúc này, chiều cao chung của các đốt sống đều bị ảnh hưởng.

Nguy hiểm hơn là các mảnh vỡ do chấn thương có thể xâm nhập vào trong tủy ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh. Tùy vào tình trạng gãy xương, vỡ lún cột sống, bác sĩ dựa trên chẩn đoán hình ảnh sẽ yêu cầu phẫu thuật hoặc không.

3. Có thể điều trị vỡ lún cột sống hay không?

Vỡ lún cột sống là một dạng chấn thương gãy xương nguy hiểm, không thể điều trị triệt để do phần xương đã gãy và rời ra. Bệnh nhân chủ yếu được điều trị triệu chứng giảm đau, đồng thời phục hồi chức năng từ từ và giảm biến chứng bệnh.

Giảm đau

Giảm đau bằng thuốc thường áp dụng đầu tiên ở bệnh nhân vỡ lún cột sống bị đau nghiêm trọng. 

Vận động

Bệnh nhân sau vỡ lún cột sống được hướng dẫn vận động sớm cả trong thời gian hồi phục để ngăn ngừa nguy cơ tiêu xương hay tàn tật.

Tập phục hồi chức năng

Bệnh nhân cần tập các bài tập phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ, tác động đúng vào nhóm cơ cạnh cột sống thắt lưng được phục hồi. Phương pháp này giúp người bệnh có thể vận động trở lại song chỉ thực hiện khi cơn đau đã được kiểm soát.

Tập phục hồi chức năng với người bị vỡ lún cột sống cần kiên trì

Tập phục hồi chức năng với người bị vỡ lún cột sống cần kiên trì

Tạo hình đốt sống

Trong trường hợp vỡ lún cột sống nghiêm trọng, không đáp ứng với thuốc giảm đau và nguy cơ biến chứng, bác sĩ có thể phẫu thuật tạo hình đốt sống lại bằng bơm xi măng có bóng hoặc không. 

Nhìn chung, vỡ lún cột sống là chấn thương cần được điều trị sớm, kết hợp giảm đau với điều trị chăm sóc hỗ trợ. Nếu kiên trì điều trị và luyện tập, người bệnh vẫn có thể phục hồi vận động phần nào.

Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ