Tin tức
Vòng bạch huyết Waldayer: Tìm hiểu cấu tạo, chức năng
- 26/08/2024 | Viêm amidan cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị và phòng ngừa
- 06/09/2024 | Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Điều trị và phòng ngừa như thế nào?
- 06/09/2024 | Viêm amidan mạn tính: Tìm hiểu triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
- 08/11/2024 | Viêm amidan quá phát và nguy cơ gây khó thở
- 13/11/2024 | Chi phí cắt amidan có bảo hiểm y tế là bao nhiêu?
1. Vòng bạch huyết Waldayer là gì?
Khu vực dưới niêm mạc họng hầu phân bố số lượng lớn tổ chức Lympho. Chúng hình thành các mảng lớn ở một vài vị trí, tại vùng trước họng và hầu họng bao bồm Amidan vòm (hay còn gọi là VA), amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan dưới lưỡi, 4 tổ chức này tạo thành vòng bạch huyết Waldayer.
Vòng bạch huyết Waldayer gồm nhiều Amidan tập hợp thành 1 đường tròn
Ngay khi đang phát triển trong bụng mẹ, thai nhi đã bắt đầu xuất hiện vòng Waldayer. Đến khi trẻ chào đời, các tổ chức lympho này sẽ lớn dần, khối lượng cũng tăng theo. Đến khi trẻ được 7 đến 10 tuổi, sự tăng kích thước và khối lượng này có thể là do xúc tác của kháng nguyên trong môi trường. Sau thời kỳ tăng trưởng, các tổ chức của vòng bạch huyết Waldayer lại giảm dần đến khi trẻ dậy thì.
Về mặt cấu trúc, vòng bạch huyết Waldayer (hay còn gọi là VA) thường cấu thành từ 6 loại Amidan. Đó là:
- Amidan vòm - VA: Chỉ là một khối đơn, nằm tại vị trí đỉnh và khu vực thành phía sau vòm họng.
- Amidan vòi: Cấu thành từ hai khối tại bên phải và bên trái, nằm tại vị trí quanh lỗ vòi tai.
- Amidan khẩu cái: Cấu thành từ 2 khối bên phải và bên trái thành họng, cũng như trong hố Amidan.
- Amidan lưỡi: Chỉ bao gồm một khối tại đáy lưỡi.
Mỗi Amidan lại cấu tạo bởi 3 lớp. Thứ tự phân bổ của mỗi lớp từ ngoài vào trong như sau:
- Lớp biểu mô phủ: Nằm ngay trên bề mặt, đảm nhiệm chức năng bao bọc bảo vệ cũng như ngăn chặn yếu tố có thể bám vào Amidan gây hại.
- Lớp mô liên kết: Tương đối mỏng, nằm ở vị trí phía dưới biểu mô phủ, tập trung mạng lưới mạch máu giúp duy trì sự tồn tại của Amidan.
- Lớp hạch bạch huyết: Phía 2 lớp biểu mô phủ và mô liên kết. Mạng lưới hạch bạch huyết có khả năng sản sinh kháng thể Immunoglobulin giúp ngăn chặn yếu tố gây bệnh tìm cách tấn công cơ thể.
2. Thành phần cấu thành vòng bạch huyết Waldayer
2.1. Amidan vòm
Amidan vòm bắt đầu xuất hiện ở thai nhi ngay từ tháng thứ 3 cho đến tháng thứ 7 khi còn trong bụng mẹ. Loại Amidan này sở hữu cấu trúc tam giác, độ dày vào khoảng 20mm, gồm nhiều khe rãnh phía trước và phía sau chia Amidan thành các múi.
Amidan có thể hình thành ở thai nhi trong bụng mẹ từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7
Thông thường, Amidan vòm phát triển đến khi trẻ được 8 đến 10 tuổi. Khi đó, hệ miễn dịch của trẻ đã có thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus và nhiều tác nhân kích thích khác trong môi trường xung quanh, thức ăn, đồ uống,... Sau giai đoạn này, Amidan vòm bắt đầu teo lại trước thời kỳ dậy thì.
2.2. Amidan khẩu cái
Đây là loại Amidan có kích thước lớn hơn cả trong vòng Waldayer. Amidan khẩu cái cấu thành từ 2 khối hồng hình oval, phân bổ tại 2 phía thành họng, độ lớn thay đổi theo tuổi tác.
Bề mặt của loại Amidan này gồm một số hốc sâu, bao phủ bên trên là lớp biểu mô. Khi kiểm tra Amidan khẩu cái, bác sĩ cần dùng đến dụng cụ đè lưỡi cũng như đèn chiếu sáng.
2.3. Amidan vòi
Amidan vòi cấu thành từ Amidan bên trái và bên phải, tập trung quanh khu vực lỗ vòi tai và dưới khu vực vòi Eustache. Loại Amidan này không chiếm nhiều tổ chức Lympho.
2.4. Amidan lưỡi
Đúng như tên gọi, Amidan lưỡi hình thành phía dưới đáy lưỡi. Amidan lưỡi cũng không chiếm nhiều tổ chức Lympho trong vòng Waldayer.
3. Chức năng chính của vòng bạch huyết Waldayer
Vòng bạch huyết Waldayer tập hợp các Amidan phân bổ thành một vòng tròn, có chức năng quan trọng đối với cơ thể. Theo đó, hệ thống Amidan kết hợp bề mặt hình thành mạng lưới nếp nhăn giúp tăng diện tích tiếp xúc. Trường hợp tiếp xúc với vi khuẩn hay virus, Amidan có khả năng nhận biết, đồng thời tạo kháng thể loại bỏ nhanh chóng tác nhân gây bệnh, ngăn chặn chúng xâm nhập trở lại.
Amidan trong vòm bạch huyết giúp ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong phổi
Trong quá trình không khí xâm nhập vào mũi, trước khi có thể tiến sâu vào phổi, không khí sẽ đi qua Amidan vòm. Tại đây, kháng nguyên gây hại bị giữ lại (bám lên bề mặt Amidan vòm). Khi đó, tế bào bạch cầu tại Amidan này có thể nhận diện kháng nguyên để sản xuất kháng thể. Những kháng thể này bắt đầu nhân lên nhanh chóng, lan rộng đến khắp các khu vực của cơ thể, nhưng tập trung nhiều hơn tại mũi họng. Trong những lần xâm nhập tiếp theo, tác nhân gây bệnh sẽ bị ngăn chặn.
Dễ thấy rằng, mạng lưới Amidan có thể tham gia vào quá trình phòng chống bệnh lây nhiễm trùng, nhất là bệnh lý nhiễm trùng hô hấp trên.
4. Các dạng viêm Amidan trong vòng bạch huyết Waldayer
Viêm Amidan cấp tính, mạn tính và viêm Amidan vòm là 3 dạng viêm Amidan khá thường gặp.
- Viêm Amidan cấp: Do sự tấn công của virus, vi khuẩn. Triệu chứng ở người bị viêm Amidan cấp là Amidan bị sưng đỏ, gặp khó khăn khi nuốt, cơ thể lên cơn sốt, đau họng, há miệng khó.
- Viêm Amidan mạn tính: Xuất hiện với tần suất thường xuyên, kéo dài dai dẳng. Người bị viêm Amidan mạn tính thường gặp khó khăn khi giao tiếp và ăn uống do sự tích tụ các tổ chức bã đậu nằm trong các hốc amidan, người bệnh thường xuyên có biểu hiện nuốt vướng, hôi miệng, ngủ ngáy.
- Viêm Amidan vòm: Do sự tấn công của virus, vi khuẩn Amidan vòi cũng như khu vực vòm họng, cơ thể dễ bị cúm, chảy nước mũi thường xuyên,... Ở giai đoạn đầu, dịch mũi thường ở dạng loãng, nhưng càng về sau thì dịch lại càng đặc dần và màu sắc thay đổi thành màu xanh vàng. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác như lên cơn sốt nhẹ, nghẹt mũi, nước mũi chảy lan xuống phần cổ họng, ho, gặp khó khăn khi nuốt,... Tình trạng viêm Amidan vòm ở trẻ nhỏ khiến trẻ bỏ bú, chán ăn, đau tai, viêm tai giữa.
Đau họng là triệu chứng thường gặp ở người bị viêm Amidan cấp tính
Người trưởng thành và trẻ lớn hiếm khi bị viêm Amidan vòm. Bởi loại Amidan này sẽ giảm dần kích thước trong quá trình trưởng thành.
5. Phương pháp chăm sóc, bảo vệ Amidan
Để phòng tránh viêm Amidan và các bệnh lý liên quan đến mũi họng, bạn có thể áp dụng một vài phương pháp đơn giản như:
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với yếu tố gây bệnh từ môi trường.
- Không nên tiếp xúc gần với người đang bị bệnh lý về đường hô hấp, bệnh truyền nhiễm.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày.
- Rửa tay sạch bằng loại xà phòng vi khuẩn, quá trình rửa tay cần thực hiện tối thiểu trong 20 giây.
- Duy trì thói quen uống nhiều nước hàng ngày, khoảng 2 lít nước/ngày nhằm hạn chế nguy cơ viêm Amidan, bảo vệ họng hiệu quả hơn.
- Hạn chế hoặc từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá, rượu, bởi đây được xem như hai tác nhân làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương Amidan.
- Ưu tiên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch.
- Vệ sinh môi trường sống thường để loại bỏ yếu tố gây bệnh như bụi bẩn, có chất gây kích thích.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là khi nhận thấy triệu chứng khó chịu ở vùng mũi họng, họng hầu.
Bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ thói quen hút thuốc lá
MEDLATEC hy vọng thông qua phân tích trong bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về cấu trúc và chức năng của vòng bạch huyết Waldayer. Để duy trì khả năng miễn dịch, phòng chống bệnh tật cho cơ thể, bạn nên chú ý thực hiện biện pháp bảo vệ Amidan trong vòng Waldayer. Trường hợp thấy dấu hiệu khó chịu tại vùng mũi họng, bạn hãy đi khám tại những địa chỉ uy tín như Chuyên khoa Tai Mũi Họng thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!